Xót cảnh thiếu nữ 16 tuổi chỉ còn da bọc xương, 3 năm trời phải tháo khớp tay chân để giành sự sống từ căn bệnh quái ác
Quệt những giọt nước mắt chảy dài trên gò má, Xuân đưa đôi tay gầy gò nắm chặt bàn tay nội rồi áp sát vào mặt mình. Đã 13 năm trôi qua, căn bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ đã cướp đi ước mơ của em.
Giờ đây, em chỉ biết cố gắng sống từng ngày trong cơ thể chỉ vỏn vẹn 24kg.
Những ngày giữa tháng 7/2020, chúng tôi tìm về căn nhà nhỏ nằm sâu trong ấp Nhất, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nơi em Nguyễn Ái Xuân (16 tuổi) đang chống chọi từng ngày với căn bệnh tiểu đường quái ác.
Năm nay đã 16 tuổi nhưng Xuân chỉ cao 1m42 và nặng 24kg.
Đón chúng tôi dưới cơn mưa phùn, Xuân nở một nụ cười hiền hậu rồi dẫn chúng tôi vào căn nhà nửa gạch nửa lá. Bóng đèn mờ dưới cơn mưa làm cho không khí trở nên ảm đạm hơn.
Em phải tháo khớp chân tay, nó đau lắm…
Nép mình trên chiếc giường tre ọp ẹp, Xuân cho biết mấy năm qua, cơ thể của em dần trở nên rệu rã, di chuyển rất khó khăn. Thân hình của cô bé 16 tuổi hiện chỉ gói gọn trong 24kg, thậm chí có lúc chỉ còn 20kg.
Căn nhà nhỏ tại ấp Nhất, xã Ngãi Tứ là nơi sinh sống của Xuân cùng với bà nội.
“Mọi người bảo em là đứa bệnh tật, em cũng không biết mình sẽ phải làm sao nữa, ước gì em hết bệnh, được đi học như các bạn”, Xuân bật khóc.
Theo Xuân cho biết, năm em 3 tuổi thì phát hiện bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Dù được gia đình đi chạy chữa khắp nơi, lên xuống BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhưng không hiệu quả. Cơ thể em cũng ngày một teo tóp vì bệnh tiểu đường.
Xuân buồn bã khi kể lại thời điểm em phải nghỉ học, lúc đó Xuân vừa tròn 12 tuổi.
“Dạ giờ em đang sống với nội. Em học được đến lớp 6 thì nghỉ, giờ mấy bạn học lớp 9 rồi, em nhớ mấy bạn, nhớ thầy cô nhưng không thể quay lại đi học được nữa.
Lúc đó em chưa bệnh nặng lắm nhưng ngồi đau nên bà nội nói con nghỉ đi. Em cũng hi vọng bệnh em sẽ khỏi, nhưng mấy năm rồi, chỉ thấy nặng hơn”, Xuân thỏ thẻ.
Nụ cười hiền dịu của cô gái nhỏ, em rất mạnh mẽ dù cho cơ thể ngày một tiều tụy, đau đớn.
Video đang HOT
Khi được hỏi về sức khỏe hiện tại, Xuân tâm sự: “Bây giờ em cũng ổn ổn rồi, lúc trước em phải tháo khớp 2 chân, tay nữa, em không đi được, bà nội phải ẵm em. Giờ em đi được rồi nhưng còn khó khăn lắm, bác sĩ bảo khi vết thương không lành, hoại tử lại phải tháo khớp”.
Ngồi bên cạnh đứa cháu gái tội nghiệp, cô Nguyễn Thị Sáu (63 tuổi, bà nội) cố kìm nước mắt, nắm lấy đôi bàn tay gầy gò của Xuân rồi khẽ nói.
Bà Sáu nghẹn lời khi nhắc đến số phận hẩm hiu của đứa cháu nội.
Các ngón tay, chân của Xuân đã bị tháo khớp, em cho biết mỗi năm trời trở lạnh, em đều phải tiến hành tháo khớp để duy trì sự sống.
“Thấy cháu mình lại đứt ruột, từ đó đến nay khóc biết bao nhiêu, con bé đau không chịu nổi. Lúc ở bệnh viện, nó cứ năn nỉ nội ơi nội chở con về. Nằm ở phòng cấp cứu 20 ngày, thuốc truyền vào liên tục, nó đau đớn lắm, 2 bà cháu chỉ biết gục vào nhau, mười mấy năm rồi…”, bà Sáu ngẹn lời.
“Phải chi để bà chịu đau đớn, chết thay cho con bé”
Kể từ ngày Xuân phát bệnh, mọi sinh hoạt của em đều do một tay bà Sáu chăm sóc. Bố mẹ Xuân vì hoàn cảnh khó khăn, 2 vợ chồng phải nương nhờ gia đình ngoại tận An Giang.
Sống xa bố mẹ, căn nhà nhỏ của Xuân cũng vắng đi tiếng nói cười…
“ Bố nó thì đi chăn vịt mướn cho người ta, còn con Lình (mẹ Xuân) cũng làm việc nhà, ai kêu gì làm nấy. Tụi nó còn phải lo cho 2 đứa con nhỏ nữa nên bà mới nhận Xuân chăm sóc, giờ con cháu mình khổ, mình phải đỡ đần chứ biết làm sao”, bà Sáu nói.
Mỗi ngày, bà Sáu nhận hột vịt thả đồng của người dân để đi lên xã bán kiếm lời, góp nhặt cũng được hơn 100 ngàn/ngày. Số tiền ít ỏi có được, bà Sáu đều dành hết vào việc chữa bệnh, duy trì sự sống cho đứa cháu gái tội nghiệp.
Bà Sáu bật khóc nức nở mỗi khi nghĩ đến đau đớn mà cháu gái phải chịu đựng.
Ánh đèn điện hiu hắt, nồi cơm trắng đã trở nên quen thuộc với Xuân.
“Tháng nào bà với con bé cũng lên Nhi đồng 1, thuốc men thì được bảo hiểm cấp, chỉ tốn tiền đi lại với mua kim tiêm, que thử đường, cũng tốn hơn 2 triệu. Mà không phải tháng nào cũng đủ tiền đâu con, phải ráng mà cứu con bé”, bà Sáu ngập ngừng rồi bật khóc.
“Thấy con bé như vầy khổ quá, phải chi mà bà có thể thay đau đớn cho nó, chết đi để đổi lấy sự sống cho cháu”.
“Em chỉ ước mình hết bệnh” – câu nói của Xuân nghẹn lại nơi cổ họng.
Nghe bà nội nói vậy, Xuân chỉ biết cúi mặt xuống dưới nền nhà, siết chặt đôi bàn tay. Em cũng chẳng biết những ngày tháng tiếp theo, mình sẽ sống như thế nào khi căn bệnh quái ác vẫn dai dẳng đi theo em.
“Em giờ 24 ký, có khi lên được 25kg rồi xuống lại, chưa bao giờ em lên được 26kg cả, lúc nằm viện thì em có 20kg thôi. Ngón tay em cũng bị tháo cả rồi. Mỗi lần tái phát bệnh, trời lạnh nó nhức lắm, nhức là phải tháo khớp”, Xuân nghẹn lời.
Liên tục lên Sài Gòn để chữa bệnh, Xuân cũng chẳng biết bản thân em có thể cầm cự đến lúc nào…
Theo Xuân cho biết, vì căn bệnh của em không có thuốc chữa, em chỉ biết cách cầm cự, sống từng ngày dựa vào những mũi kim tiêm. Ám ảnh nhất là vào mùa lạnh (cuối năm), em lại phải tháo khớp tay, chân một lần.
Dẫu cho đau đớn luôn giày vò lấy cơ thể bé nhỏ của Xuân nhưng em lúc nào cũng tỏ ra mạnh mẽ.
Vì hoàn cảnh khó khăn, tất cả tiền kiếm được đều phải dành dụm lo thuốc men cho em nên bữa cơm chiều của Xuân cũng đạm bạc hơn trước.
“Bác sĩ nói chỉ cần lượng đường ổn, ăn uống phù hợp thì em sẽ khỏe lên, còn bệnh thì nó không hết nhưng nếu mình biết cách điều trị thì vẫn khỏe mạnh như bình thường. Em ước gì mình có thể hết bệnh”, Xuân chia sẻ.
Dù rất nhớ bố mẹ, thương 2 đứa em nhưng Xuân không thể nào ở cạnh gia đình được. Mỗi ngày thức dậy, em lại được bà nội kề bên chăm sóc, chỉ có điều sức khỏe nội mỗi ngày một yếu đi, chẳng ai biết được sẽ cạnh bên em bao lâu nữa.
Hoàn cảnh ngặt nghèo của 2 bà cháu, chẳng biết tương lai của Xuân sẽ như thế nào.
Trong căn nhà xập xệ, 2 bà cháu dựa vào nhau, tiếng nói thỏ thẻ, dễ thương của Xuân chốc chốc lại vang lên. Ở cái tuổi 16, em còn đó những ước mơ dang dở mà có lẽ chẳng bao giờ em thực hiện được. Ước gì em có điều kiện hơn để duy trì tiền thuốc men, chữa bệnh mỗi tháng, bổ sung vào việc ăn uống, dinh dưỡng…
Ước gì có phép màu xảy đến với Xuân để nỗi đau đớn kia rời xa em mãi mãi.
Hi vọng thông qua bài viết này, quý độc giả gần xa quan tâm giúp đỡ liên hệ qua số điện thoại của Xuân: 0337338253.
Hoặc thông qua số tài khoản ngân hàng Sacombank: 070106673738.
Chủ tài khoản: Vương Thị Lình (mẹ Xuân), chi nhánh Trà Ôn, Vĩnh Long.
Xin chân thành cảm ơn!
Trẻ bị tay chân miệng: Có dấu hiệu này phải vào viện ngay
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết tay chân miệng bình thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số có biến chứng nên cha mẹ phải theo dõi rất kỹ.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ Khanh cho biết bệnh tay chân miệng do vi rút gây nên, bệnh lây theo đường tiêu hoá, vì vậy rất dễ lây trong nội bộ gia đình cũng như trong các nhà trẻ. Ở nhà trẻ, trẻ ăn chung bát, chung thìa, bò lê dưới đất, tay chân bị nhiễm vi rút sau đó bé mút tay, mút đồ chơi mà điều quan trọng nhất trong nhà trẻ chỉ cần 1 cháu bị bệnh, qua cách như trên thì dẫn đến các cháu khác trong cùng nhà trẻ bị bệnh.
Những biểu hiện nghi ngờ bệnh tay chân miệng đó là trẻ có dấu hiệu tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, nói đau miệng. Sốt 1, 2 bữa sau hết sốt nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mông, gối, lỡ trong miệng.
Trẻ bị tay chân miệng: Có dấu hiệu này phải vào viện ngay
Những trường hợp bị tay chân miệng đi khám bác sĩ nếu vẫn sốt hơn 2 ngày, sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ, nôn ói hay nhợn ói nhiều thì cần lập tức cho trẻ đi tới các cơ sở y tế khám.
Những trường hợp bị nặng hơn đó là trẻ giật mình, lúc thiu thiu ngủ, lẫy người, mắt nhìn lên tí sau nằm làm; giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu là không phải. Trẻ không đi vững, tay chân yếu, người run, đây là dấu hiệu trẻ bị biến chứng rất nặng. Trường hợp trẻ thở mệt, da nỗi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh.
Để phòng tay chân miệng, bác sĩ Khanh lưu ý cần rửa tay: trẻ rửa tay trước khi vào lớp, trước khi về nhà, khi về tới nhà. Người lớn: rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn nhất là mới đi ra ngoài về. Báo cô giáo bé bệnh tay chân miệng để phòng cho mấy bé khác, cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày, ra phường xin thuốc sát trùng sàn nhà , đồ chơi, vệ sinh nơi bé sinh hoạt, đồ chơi...
Bệnh tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như bị viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng), bệnh nhân cần nhập viện để được điều trị.
Một số biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bại liệt, tê liệt hoặc viêm não. Đối với trẻ có biến chứng não sẽ xuất hiện những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, tay chân run, co giật, sốt cao, méo miệng. Khi xuất hiện biến chứng trên nếu không phát hiện, điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
Với trẻ bị tay chân miệng, chăm sóc bằng cách nếu trẻ nổi mụn nước không cần bôi thuốc xanh làm gì bôi cũng chả được gì mà lúc khám bs nhìn không biết mụn nước do gì. Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô.
Khi trẻ bị tay chân miệng không nên ép trẻ uống vitamine, không uống kháng sinh vì bệnh do virus. Những trẻ bị đau họng do vết loét: lấy gói Grangel ( thuốc dạ dày) hay KIN baby bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngậm hay chấm vào vết loét sẽ hết đau.
Bác sĩ Khanh cho biết trẻ bị tay chân miệng từ 4 đến 10 ngày sẽ khỏi nên phụ huynh chỉ cần chú ý dấu hiệu giật mình, nếu không giật mình thì rất hiếm khi có biến chứng.
Mẹ hối hận tột cùng vì bỏ lỡ "thời gian vàng" chữa ung thư cho con Người mẹ lớn lên ở vùng quê nghèo Hậu Giang, thuở nhỏ chỉ học đến lớp 3 nên chẳng thể hiểu được sự hiểm nguy căn bệnh con trai mắc phải. Không có nổi 20 triệu đồng, 2 đợt liền con bị bỏ dở phác đồ điều trị. Không có 20 triệu đồng, mẹ bỏ lỡ "thời gian vàng" khiến con bệnh trở...