Xong nhà lầu xe hơi, 40 tuổi lo tích tiền dưỡng già
Sau khi mua nhà và tậu xe hơi, anh Huân (Hà Nội) ở tuổi 40 bắt đầu để riêng ra 8 triệu đồng/tháng vào tài khoản tiết kiệm tự động. Và 20 năm sau, khi nghỉ hưu, vợ chồng anh chị có khoản tiền trên 4 tỷ đồng dưỡng già.
Anh Lê Văn Huân ở Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, phần lớn mọi người đều không có kế hoạch chi tiêu cho khoản tiền mình kiếm được. Có người còn có tư tưởng “sống phải biết hưởng thụ, phải đi đây đi đó” rồi “trẻ không hưởng thụ già ngồi ôm tiền cũng không có ý nghĩa gì”. Thế nên, tiền làm ra sẽ tiêu sạch, không lo nghĩ gì đến việc tích lũy.
Còn anh Huân thì cho rằng, tiền làm ra được nhiều hay ít không quan trọng, song phải biết tính toán trước sau, làm sao để vừa có tiền tích lũy, vừa đảm bảo cuộc sống được thoải mái.
Theo anh Huân, đời người chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, tính từ lúc còn nhỏ đến 23 tuổi, bố mẹ sẽ bao nuôi vì trong độ tuổi đi học. Giai đoạn thứ hai, từ 23-60 tuổi, là lúc đi làm kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình. Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn nghỉ hưu, không kiếm được mà chỉ tiêu tiền.
40 tuổi bắt đầu tiết kiệm tiền để dưỡng già
Như vậy, cuộc đời chỉ có giai đoạn thứ 2 để kiếm tiền, tức khoảng hơn 30 năm. Trong giai đoạn này, cần chia khoản tiền ra làm các phần, trong đó nhất định phải có khoản tiết kiệm dành cho giai đoạn sau khi nghỉ hưu để dưỡng già.
Video đang HOT
Anh Huân kể rằng, anh cưới vợ từ năm 28 tuổi. Hai vợ chồng đi làm và tiết kiệm đến năm 35 tuổi, anh chị trả nợ xong tiền mua nhà chung cư rộng 75m2 hiện vợ chồng và 2 đứa con anh đang ở. Đến năm anh 39 tuổi, anh tậu được chiếc ô tô cũ giá 450 triệu đồng, tiện bề cho gia đình về quê thăm họ hàng nội ngoại và thỉnh thoảng đi chơi xa.
Năm anh 40 tuổi, lương mỗi tháng là 18 triệu đồng (anh làm cho một doanh nghiệp nước ngoài) còn vợ anh là 7 triệu đồng. Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng vào khoảng 25 triệu đồng/tháng. Anh chị bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm để lo dưỡng già.
Cụ thể, với khoản tiền 25 triệu đồng/tháng, vợ chồng anh chia làm hai khoản chính: 17 triệu đồng dành để chi tiêu sinh hoạt gia đình, nuôi hai con ăn học, tiền hiếu hỷ, biếu bố mẹ hai bên nội ngoại…; 8 triệu đồng còn lại gửi vào tài khoản tiết kiệm tự động để cuối năm rút hết ra, đem gửi ngân hàng với kỳ hạn 1 năm một (lãi suất sẽ cao hơn).
Tiền thưởng của hai vợ chồng được khoảng 60 triệu đồng/năm sẽ được chi ra để cho gia đình đi du lịch, tiêu Tết và tiền chi phí cho ốm đau bệnh tật.
Như vậy, mỗi năm anh chị có 96 triệu đồng tiền tiết kiệm, 20 năm gửi liên tiếp với khoản tiền lãi mỗi năm cộng dồn luôn vào tiền gốc (lãi suất 7%/năm – mức lãi tạm tính với lãi suất hiện tại) thì khi 60 tuổi, vợ chồng anh có khoảng 4 tỷ đồng. Tất nhiên, số tiền chỉ được như vậy khi cả nhà không xảy ra biến cố lớn về sức khỏe, công việc,… hay rủi ro nào khác.
Với khoản tiền trên, anh chị dự tính sau khi nghỉ hưu anh chi 100 triệu mua hai xe máy cho hai con (con tốt nghiệp đại học đi làm, cần có xe), 400 triệu đồng lo đám cưới cho các con. Số tiền còn lại còn khoảng 3,6 tỷ đồng vợ chồng anh tiếp tục gửi tiết kiệm lấy lãi suất 250 triệu đồng/năm (tạm tính với mức lãi hiện tại).
Chia số lãi cho 12 tháng, vợ chồng anh sẽ có khoản tiền 21 triệu đồng/tháng cộng với khoản lương hưu để chi tiêu sinh hoạt hàng tháng. Tính ra, số tiền này có thể giúp vợ chồng anh về già sống an nhàn, du lịch đó đây.
Anh Huân cho hay đã thực hiện kế hoạch trên được gần 3 năm nay, anh thấy không quá khó khăn. Với khoản tiền 17 triệu đồng, vợ chồng anh vẫn đủ chi tiêu sinh hoạt cho gia đình.
Theo anh Huân, lúc mới lên kế hoạch tiết kiệm, vợ chồng anh cũng đắn đo suy tính xem nên đầu tư vào mua vàng, mua nhà hay gửi tiết kiệm. Suy đi tính lại, hai vợ chồng đều quyết định gửi tiết kiệm bởi tiền gửi sẽ có lãi, vợ chồng anh sau này chỉ cần sống bằng khoản tiền lãi đó đã đủ. Tiền gốc sau khi “hai năm mươi” vẫn có thể di chúc lại cho con cái.
Còn mua vàng về cất tủ, thì sau 20 năm vợ chồng anh chị cũng chỉ có số vàng tương đương với khoản tiền 2 tỷ đồng. Riêng mua nhà thì khó thực hiện hơn vì khoản tiết kiệm mỗi tháng chỉ có 8 triệu đồng, chưa kể giá nhà đất lên xuống bấp bênh, khó tính được.
Lâm Mộc
Theo_VietNamNet
Bộ Tài chính từ chối tiết lộ thông tin về khoản tiền Fomosa đã nộp
Tại cuộc họp báo của Bộ Tài chính, câu hỏi liên quan đến tiền thuế của Formosa Hà Tĩnh đã không được lãnh đạo Bộ Tài chính trả lời, hẹn dịp khác.
Bà Vũ Thị Mai chủ trì buổi họp.
Chiều nay 2/7, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thông tin về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm, và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm, bà Vũ Thị Mai Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ trì buổi họp báo.
Trước câu hỏi của phóng viên, đề nghị Bộ Tài chính có thể cung cấp số liệu liên quan đến việc đóng thuế của Formosa Hà Tĩnh, ông Nguyễn Đại Trí phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng Formosa là câu chuyện rất dài tập.
"Xin báo cáo với chị Mai, để đảm bảo nguyên tắc nhất quán, chắc chắn, có lẽ Tổng cục xin phép đề xuất buổi họp chuyên đề về Formosa, như vậy chúng tôi sẽ có điều kiện để thông tin đầy đủ hơn về Formosa", ông Trí nói.
Cũng tại buổi họp, nhiều phóng viên hỏi Bộ Tài chính về việc quản lý, thanh lý xe công nói chung và thông tin thanh lý 264 xe công đang gây chú ý dư luận gần đây, bà Tạ Thanh Tú, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, việc thanh lý 264 xe công sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản công.
Cụ thể, tài sản công sẽ được hạch toán đầy đủ về nguyên giá, xác định giá trị tài sản, khi đủ điều kiện thanh lý thì sẽ thực hiện thanh lý. Việc thanh lý xe công phải đảm bảo theo thị trường và số tiền thu được sẽ đưa vào ngân sách.
Về số tiền thanh lý 264 xe công mà báo chí nêu vừa qua, bà Tú cho rằng cần phải có thời gian để tổng hợp. Bởi theo bà Tú, việc thanh lý này do các bộ, ngành và địa phương nơi quản lý xe thanh lý đó sẽ thực hiện. Cho nên, cần phải có thời gian để tổng hợp và báo cáo. Thậm chí, nếu báo chí cần thông tin về số tiền thanh lý xe công trong các năm trước đây, Bộ sẽ tổng hợp và có thông tin sau.
Cũng liên quan đến thông tin thanh lý 264 xe công, bà Vũ Thị Mai Thứ trưởng Tài chính cho biết thêm: "Tất cả các xe này mua sắm hay thanh lý hoặc có biến động điều chuyển thì đều định kỳ báo cáo Bộ Tài chính nên Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước sẽ nắm và quản lý. Các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố,... phải có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính. Còn 264 xe công này khi thanh lý phải có quy trình và cần thời gian chứ không phải thống kê ra là bán được ngay. Khi thanh lý xong, Bộ Tài chính sẽ cung cấp công khai thông tin chi tiết và thông tin kịp thời tới cơ quan báo chí".
Theo báo CLVN
Mất lái khi đổ dốc, xe lật nhiều vòng, tài xế tử vong trong cabin Chiều 27/6, trung tá Hồ Minh Sơn, Phó trưởng công an huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết, đã khám nghiệm xong hiện trường, bàn giao thi thể tài xế tử vong cho gia đình mai táng. Theo đó, vụ tại nạn trên xảy ra vào khoảng 11h ngày 27/6, tại dốc Chuối, đoạn qua khu vực xã Châu Kim, huyện Quế Phong...