Xông hơi có tác dụng gì? Những người dù mắc Covid-19 cũng không nên xông hơi
Những người có biểu hiện khó thở hoặc trẻ nhỏ thì không nên xông. Chỉ xông khi cơ thể khoẻ, xông 1 lần/ngày và sau khi xông phải uống đủ nước.
Xông có tác dụng không?
Chị Nguyễn Thị T. trú ở Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết con trai chị đi học cấp 1 và khi nhà trường test sàng lọc thì phát hiện cháu là F0. Gia đình cũng không biết cháu lây từ đâu, y tế xã đã cho cháu về cách ly tại nhà. Vì cháu mới học lớp 1 nên không thể tự cách ly nên chị T. và con trai vào một phòng cách ly còn đại gia đình là F1 thì ở bên phòng ngoài.
Những ngày qua, cả nhà chị ngày nào cũng phải xông, thậm chí hai bé 4 tuổi và 13 tháng tuổi cũng được bố mẹ đưa vào xông với hi vọng giảm nguy cơ mắc Covid-19. Con trai chị T. nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng gì. Ban đầu chị T. còn không tin nhưng khi làm xét nghiệm lại thì chỉ 3,4 phút vạch T đã lên rất đậm nên bác sĩ tại trạm y tế xã nói lên đậm như vậy là dương tính chắc chắn.
BS Nguyễn Tiến Phúc – phòng khám EyeZone, Hải Phòng cho biết Hải Phòng đang là thành phố có tỷ lệ mắc Covid-19 cao trung bình hơn 1000 ca một ngày. Ngày 15/02/2022, Hải Phòng ghi nhận thêm 1.417 ca mắc. Hải Phòng có 21.364 học sinh nhiễm Covid-19, chưa ghi nhận ca chuyển biến xấu.
Trong những ngày qua BS Phúc liên tiếp nhận được rất nhiều câu hỏi từ các F0 về việc theo dõi Covid-19 tại nhà. Trong đó, có nhiều gia đình lựa chọn phương pháp xông hơi. Ngày nào họ cũng xông 3,4 lần thậm chí cả trẻ con, người già cũng chui vào chăn xông.
BS Phúc cho biết người dân cần hiểu hơn về việc xông hơi. Xông không làm giảm Covid-19 hay phòng Covid-19 nên việc cả nhà nấu nồi nước to đùng rồi cùng ngồi vào trong chăn chùm kín cho toát mồ hôi cũng chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái chứ không có tác dụng diệt virus.
Video đang HOT
Theo dõi trẻ như thế nào?
Với trẻ con khi mắc Covid-19, bác sĩ Phúc cho biết trẻ đa phần bị nhẹ. Trẻ nhiễm virus sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
Gia đoạn ủ bệnh: Từ 2-14 ngày, trung bình từ 4-7 ngày. Ở giai đoạn này, virus sau khi tiến vào sẽ nhân lên cho đến khi đủ mạnh để bộc lộ ra triệu chứng. Giai đoạn này cơ thể không có triệu chứng gì đặc biệt.
Giai đoạn khởi phát: Xảy ra sau khi ủ bệnh với các triệu chứng, kéo dài khoảng 5-7 ngày như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, mất vị giác, khứu giác. Một số trẻ có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau cơ.
Ở giai đoạn này, nếu người bệnh xông hơi quá lâu, quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, gây tụt huyết áp, tim đập nhanh. Nếu bạn là F0 đã bị sốt gây mất nước và tiếp tục thêm xông thì sẽ càng khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Đặc biệt, những người có biểu hiện khó thở hoặc trẻ nhỏ thì càng không nên xông. Chỉ xông khi cơ thể khoẻ, xông 1 lần/ngày và sau khi xông phải uống đủ nước.
Các triệu chứng ít gặp hơn đó là tổn thương da (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Các triệu chứng nặng thường diễn biến từ ngày thứ 5 của giai đoạn này trở ra. Nếu không có tiến triển nặng thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh từ ngày thứ 7 hoặc ngày thứ 10.
Giai đoạn lui bệnh: Từ ngày thứ 7 trở ra nếu ko có biến chứng nặng trẻ sẽ dần hồi phục sau 1-2 tuần.
Khi trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng, gia đình chỉ nên điều trị các triệu chứng ví dụ như sốt, ho, tiêu chảy… Cha mẹ luôn phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng cho trẻ. Nếu là trẻ lớn, có thể hướng dẫn trẻ tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày.
Theo dõi trẻ: Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt. Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở. Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm quy định). Báo với nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường như sốt trên 38 độ C kéo dài quá 5 ngày.
Triệu chứng tức ngực, khó thở ở trẻ: trẻ lớn sẽ kêu với cha mẹ, trẻ nhỏ hơn thì sẽ quấy khóc hoặc có các biểu hiện khác thường như bỏ bú, chậm tiếp xúc, mắt kém linh hoạt.
Khi trẻ có cảm giác khó thở hoặc người lớn quan sát và nhận thấy trẻ bị khó thở hoặc trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cha mẹ nên đo SpO2 cho con. Nếu trẻ mệt, không chịu chơi, bỏ ăn, bú kém thì cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị rõ ràng.
Ngoài theo dõi trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ uống thêm các thuốc gì ngoài hướng dẫn cũng như không nên lôi trẻ ra xông một ngày mấy lần như nhiều gia đình đang làm.
Theo Bộ Y tế, tính đến từ đầu mùa dịch Covid-19 đến nay, tỷ lệ mắc Covid-19 của trẻ em dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.
Xông hơi, cạo gió có giúp F0 nhanh âm tính?
Theo bác sĩ việc xông hơi, cạo gió không có tác dụng tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Nó có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, song nếu làm quá nhiều lần thì có thể phản tác dụng.
Hiện nay, trên mạng nhiều người đồn thổi nhau việc cạo gió bằng đồng bạc, xông hơi nhiều lần có thể giúp bệnh nhân F0 nhanh âm tính. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc xông hơi, cạo gió có thể tiêu diệt được virus.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết bệnh nhân Covid-19 khi sốt nếu xông hơi hoặc cạo gió chỉ có tác dụng làm đỡ khó chịu chứ không diệt được virus, không thể làm cho virus hết hoặc suy yếu để nhanh âm tính. Ngay cả với các loại thuốc kháng virus hiện nay cũng không có tác dụng tiêu diệt virus mà chỉ ngăn chặn quá trình nhân lên của virus hoặc làm thay đổi mã di truyền của virus khiến virus nhân lên bị thay đổi.
Ảnh minh họa: H.K.
Rất nhiều người thích xông hơi. Nếu sốt thì xông một chút có thể giúp đỡ mệt, nhưng xông nhiều càng mệt. Nếu thực hiện quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
Theo bác sĩ, người bệnh chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, đồng thời thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên thực hiện nhiều hơn một lần mỗi ngày. Nếu ngạt mũi nhiều thì nên nhỏ mũi nước muối sinh lý, dùng thuốc co mạch tại chỗ.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng lưu ý người bệnh không nên dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch. Hiện tại, có một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kẽm, vitamin C, vitamin D liều cao có thể giúp người bệnh Covid nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học là chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao.
Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt. Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc. Tăng cường miễn dịch là câu chuyện dài hạn, người bệnh có thể chọn loại thuốc hay thực phẩm phù hợp, dùng với liều vừa phải và nên dùng lâu dài thì mới có hiệu quả.
Một sai lầm nữa mà nhiều người dân hay mắc phải là dùng quá nhiều loại thuốc không tác dụng để phòng lây nhiễm. Theo BS Hoàng, khá nhiều người khi có nguy cơ lây nhiễm vội vàng tìm mua các loại thuốc được cho là phòng chống lây nhiễm tốt. Tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống được sự xâm nhập của virus, tuy nhiên đó là một quá trình lâu dài, và cần kết hợp các yếu tố khác nữa như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý. Không có loại thần dược nào lại giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày cả.
"Thay vì tiền mất tật mang, người dân chỉ cần thực hiện tốt các hướng dẫn về bảo hộ và súc họng bằng các dung dịch có chứa povidone iodine 1% hoặc chlorhexidine gluconate 0,12-0,20%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày có thể súc 3-4 lần", BS Hoàng nói.
Sai lầm phổ biến của F0 khi tự điều trị tại nhà Dù mang lại lợi ích và hiệu quả điều trị tốt, việc đánh gió, xông hơi hay sử dụng vitamin, thuốc bổ quá nhiều lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mắc Covid-19. Sau khi Việt Nam chủ trương thích ứng linh hoạt, an toàn với SARS-CoV-2, đến nay, hàng trăm nghìn người ở các tỉnh, thành phố trên cả nước...