Xôn xao với khu biệt thự choáng ngợp được cho là nhiều quan chức tỉnh Bắc Giang đang sinh sống
Theo quan sát, các biệt thự tại Tổ dân phố số 9, phường Ngô Quyền, TP. Bắc Giang có thiết kế sang trọng, tọa lạc tại vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố.
Căn biệt thự số 18, đường Quách Nhẫn, được cho là nơi gia đình ông Thân Văn Khoa, Nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang đang sinh sống. Ảnh Thương hiệu & Công luận.
Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn nói về biệt thự xa hoa: Việc xây dựng là do vợ đứng ra vay mượn
Theo tờ Thương hiệu & Công luận, vừa qua, dư luận tại TP. Bắc Giang ( tỉnh Bắc Giang) xôn xao về khu biệt thự bề thế tại Tổ dân phố số 9, phường Ngô Quyền, TP. Bắc Giang.
Theo nguồn này, những căn biệt thự trên được cho là tư gia của nhiều lãnh đạo thành phố và tỉnh Bắc Giang.
Cụ thể, tờ này viết, theo thông tin từ dư luận, căn biệt thự số 18, đường Quách Nhẫn 2 được cho là nơi gia đình ông Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đang sinh sống.
Căn biệt thự số 18, đường Quách Nhẫn, được cho là nơi gia đình ông Thân Văn Khoa, Nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang.
Còn căn biệt thự số 9 đường Đào Sư Tích 1 được cho là của gia đình ông Nguyễn Sỹ Nhận, Bí thư Thành ủy TP. Bắc Giang.
Căn biệt thự số 18, đường Quách Nhẫn 2 được cho là nơi gia đình ông Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đang sinh sống
Trao đổi với nguồn trên, bà Nguyễn Thị Tần, Phó Chủ tịch phường Ngô Quyền (TP. Bắc Giang) xác nhận: “Khu biệt thự này mới được xây dựng cách đây vài năm, họ mua đất, sau đó mới xây dựng. Tôi cũng không nắm rõ chủ sở hữu của các căn biệt thự này là ai.
Đúng là gia đình bác Bùi Văn Hải, Thân Văn Khoa, Nguyễn Sỹ Nhận và chị Hà Phó Chủ tịch tỉnh, anh Thắng Chủ tịch Mặt trận đang sống tại khu vực này…”.
Theo quan sát, các biệt thự tại Tổ dân phố số 9, phường Ngô Quyền, TP. Bắc Giang có thiết kế sang trọng, tọa lạc tại vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố.
Video đang HOT
Mới đây, dư luận cũng xôn xao về biệt thự xa hoa của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nằm tại Khu đô thị Phú Lộc 4, phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn. Nơi này cũng được mệnh danh là khu phố nhà giàu ở xứ Lạng.
Theo tờ Bảo vệ pháp luật, căn biệt thự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn có diện tích đất gần 500 m2, với thiết kế và kiến trúc được đánh giá là đẹp và xa hoa nhất khu phố này.
Căn biệt thự của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu tại Khu đô thị Phú Lộc 4. Ảnh: Bảo vệ pháp luật
Trả lời báo chí về căn biệt thự trên, ông Hồ Tiến Thiệu cho biết, căn biệt thự được gia đình ông xây và hoàn thiện cuối năm 2017, đầu năm 2018 thì gia đình chuyển đến sinh sống.
Phần đất của căn biệt thự trên là gia đình ông Thiệu nhận chuyển nhượng lại của người chị gái đang ở bên Đức với giá tiền là 3 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền này gia đình ông được chị gái cho nợ lại, vẫn viết giấy nợ. Việc xây dựng ngôi nhà thì do vợ, anh chị em và bố mẹ ông Thiệu đứng ra vay mượn để làm nên ông Thiệu không nắm được chi phí.
Theo tờ Gia đình Việt Nam, ngoài biệt thự của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu thì tại khu đô thị xa hoa trên còn có căn biệt thự rộng gần 1000 m2 của gia đình ông Nguyễn Văn Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Lạng Sơn. Một biệt thự khác cũng hoành tráng không kém được cho là của một lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn.
Trước đó, hồi tháng 6/2017, dư luận xôn xao về biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý (nguyên Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái). Khuôn viên biệt phủ rộng hơn 13.000 m2 đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện gồm hồ nước, cây cầu, thảm cỏ, sân chơi thể thao…
Biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý
Cũng trong năm 2017, biệt thự song sinh của anh em nhà Bí thư Huyện ủy Duy Tiên tọa lạc tại phố Hưng Hòa, khu đô thị Hòa Mạc, giáp đường quốc lộ 38, thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam khiến dư luận không khỏi trầm trồ.
Theo tờ VOV, hai căn biệt thự của anh em nhà Bí thư Huyện ủy Duy Tiên được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp. Căn biệt thự xây trong vòng 2 năm mới xong, những cây trồng quanh biệt thự giá rất đắt đỏ, bên trong căn biệt thự không khác gì “cung điện”.
Vườn cây cảnh trong khuôn viên dinh thự nhà Bí thư Huyện ủy Duy Tiên. Ảnh: VOV.
Hay khu biệt thự liền kề của nhiều quan chức tỉnh Lào Cai; Biệt phủ bằng gỗ của Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Quảng Trị… cũng khiến người dân không khỏi xôn xao.
(Tổng hợp)
Theo soha.vn
"Cấp trên đốt lửa to nhưng cấp dưới vẫn chậm... lên lửa"
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân khái quát tình trạng cấp trên "đốt lửa to", nhưng cấp dưới chậm đốt lửa hoặc đốt lửa nhỏ, trong khi suy thoái, tham nhũng hàng ngày, hàng giờ huỷ hoại niềm tin của nhân dân, tài sản của nhà nước, sức chiến đấu của Đảng và sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Sai phạm cũ chưa khắc phục đã xuất hiện suy thoái mới
Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân
Thảo luận tại Hội nghị toàn quốc công tác xây dựng Đảng, Bí thư TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, quy trình phòng chống tham nhũng hiện tại có thể thấy gồm 8 bước. Tuy nhiên ở mỗi bước vẫn còn có những bất cập.
Đơn cử như quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, đảng viên... giám sát việc xử lý chế tài các kết luận đối với các cá nhân, tập thể, cá nhân sai phạm. Tuy nhiên, sau khi cơ quan đảng, nhà nước có chế tài xử lý thì khâu giám sát các chế tài chưa được thực hiện đầy đủ, hiệu quả chưa cao.
Nhiều kết luận thanh tra, kiểm toán không được công bố, các tổ chức mặt trận không biết mà giám sát, vì vậy tác dụng răn đe, điều chỉnh hành vi còn hạn chế. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, cần giám sát việc công bố thực thi các chế tài của đảng, nhà nước với các tổ chức, cá nhân có sai phạm. Hiện chưa có quy định các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận phối hợp thực hiện công bố và giám sát thực hiện chế tài.
Tương tự là 8 bước về phòng chống suy thoái, tham nhũng, còn hạn chế ở khâu rút kinh nghiệm của đảng, nhà nước, hoàn chỉnh, ban hành quy chế quản lý ở nhiều địa phương. Định kỳ hàng năm đánh giá một cách toàn diện chưa được nên sai phạm cũ chưa được khắc phục đã xuất hiện sai phạm, suy thoái, tham nhũng mới.
"Đây là nguyên nhân của tình trạng ở cấp trên đốt lửa to, cấp dưới chậm đốt lửa hoặc đốt lửa nhỏ trong khi suy thoái, tham nhũng hàng ngày, hàng giờ huỷ hoại niềm tin của nhân dân, tài sản của nhà nước, sức chiến đấu của Đảng và sức mạnh tổng hợp của đất nước", ông Nguyễn Thiện Nhân nói.
Sau thời gian trượt dài, đến lúc cần chấn chỉnh
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2017
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Bùi Văn Hải phát biểu, những vấn đề liên quan đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chạy chức chạy quyền đều có nguyên nhân. Theo đó, có lúc chúng ta theo đuổi quan điểm đổi mới nhưng có tư duy đổi mới là phá cách nhiều, cho rằng thế mới là sáng tạo, thế mới là tư duy đột phá dẫn đến nhiều cái vượt ra khỏi khuôn khổ, quy định, vượt ra khỏi cách chúng ta chỉ đạo dẫn đến đi trượt đi một thời gian dài.
"Khi đó, ta lại xử lý lỏng lẻo, không nghiêm, dung túng, tha thứ nên dẫn đến tật xấu tác động đến cả cán bộ, công chức, thậm chí cả những công chức bên dưới. Đây là cái chúng ta còn để kéo dài nên phải tập trung chấn chỉnh", ông Hải nói.
Từ đó, ông Hải cho rằng cần thực hiện phải mạnh hơn, quyết liệt hơn chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát. "Vừa rồi Trung ương làm rất mạnh nhưng mới chỉ dừng lại ở Uỷ ban Kiểm tra TƯ còn dưới chưa mạnh lắm, các địa phương tới đây phải đẩy mạnh và quyết liệt hơn việc kiểm tra, giám sát, thanh tra", ông Hải đề nghị.
Đề cập đến vấn đề phân cấp, phân quyền, ông Hải cho rằng dù đã có quy định nhưng rất nhiều trường hợp biết mà vẫn cố ý làm sai. Như tham gia giao thông, ai cũng biết đèn đỏ phải dừng nhưng có người vẫn cố tình đi. Như vậy phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
"Không nghiêm thì không được, không thể cứ hô hào. Đi liền với kiểm tra phải xử lý nghiêm minh, chứ xử lý qua quýt thì lại "đâu đóng đó", đóng mác an toàn cho việc kiểm tra", ông Hải nói.
Về giám sát xã hội, báo chí, ông Hải cho là đây cũng là một kênh giám sát cán bộ và kỷ luật Đảng cũng phải sử dụng kênh này. "Không bắt được quả tang nhưng dư luận nói về anh rất xấu thì cũng phải kiểm tra", ông Hải kiến nghị.
Về kiểm tra, minh bạch tài sản, ông Hải đề nghị phải kiên quyết làm. Không kiểm tra quá trình thì phải kiểm tra kết quả, phải xác minh nghiêm túc, để cho người ta có tham nhũng, tham ô cũng không thể dùng được tài sản đó. Phải có quy chế để không thể, không dám và không muốn tham nhũng.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho rằng năm 2017 có lẽ là năm ban hành nhiều văn bản nhất, trong đó có nhiều văn bản quan trọng thúc đẩy cả hệ thống chính trị thực hiện. Việc xử lý những cá nhân vi phạm của Đảng đã làm hết sức nghiêm túc với trách nhiệm cao.
Về xây dựng cơ chế quản lý quyền lực, ông Sơn cho hay, Hà Tĩnh đã nghiên cứu, chuẩn bị kỹ.
"Muốn phân tích phải nhận diện cho rõ là xảy ra chạy quyền lực trong công tác tổ chức cán bộ là xảy ra ở cấp nào, ở đâu, cần nhận diện rõ xung quanh điểm yếu, lỗ hổng trong thời gian qua" - Bí thư Hà Tĩnh nói.
Theo ông Sơn, có nhiều nguyên nhân nhưng sâu xa nhất là cán bộ đã suy thoái, trong đó có cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ. Nói về giải pháp, ông Sơn nêu quan điểm "4 không" được đánh giá cao là "không muốn, không dám, không thể và không cần".
P.Thảo
Theo Dantri
Mỗi năm thu 1 tỷ đồng nhờ tuyệt chiêu cho nấm "ăn" gạo, đỗ tương Từ bỏ đóng gạch gây ô nhiễm môi trường sang trồng nấm sạch, anh Đồng Văn Hiệp ở xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có những tuyệt chiêu-đó là cho nấm "ăn" ngô, gạo. Nhờ nghề trồng nấm mà anh Hiệp mỗi năm thu về 1 tỷ đồng. Bỏ nghề đóng gạch để trồng nấm Trước đây, người dân xã Nghĩa...