Xôn xao vấn đề ‘đầu tư chứng khoán’ vào SGK lớp 10: Đầu độc hay đổi mới táo bạo?
Một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy vấn đề ‘đầu tư chứng khoán’ đã được đưa vào sách giáo khoa Toán lớp 10 mới.
Nội dung bài học gây xôn xao trong cộng đồng mạng.
Ngay sau khi những thông tin, hình ảnh này được chia sẻ trên mạng xã hội, cư dân mạng đã thể hiện nhiều luồng quan điểm khác nhau.
Một luồng ý kiến cho rằng việc đưa bài học về việc có tiền nên gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán vào SGK lớp 10 là không hợp lý.
Chị Nguyễn Thùy Linh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng: “Dạy về việc dùng tiền, đầu tư như thế nào thì nên dạy trong chương trình chuyên ngành ở bậc đại học, còn quá sớm để dạy học sinh lớp 10 hiểu thế nào là chứng khoán, nhất là học sinh vùng khó khăn thì khái niệm này càng trừu tượng.
Việc dạy quá sớm mà không đến nơi đến chốn chẳng khác nào việc “đầu độc” các bạn học sinh nhỏ tuổi. Tôi cho rằng nội dung này không phù hợp và cần phải loại bỏ”.
Vũ Diễm Ngọc – sinh viên khoa Luật, Đại học Luật Hà Nội
Đồng tình với chị Linh, sinh viên Vũ Diễm Ngọc (khoa Luật, Đại học Luật Hà Nội) nêu ý kiến: “Theo quan điểm của em thì chứng khoán cũng là một cách tiết kiệm và đầu tư khá hay. Ở nhiều nước thì các bạn trẻ cũng được học từ rất sớm.
Tuy nhiên vấn đề này chưa nên đưa vào sách cho các em lớp 10, bởi lẽ thị trường chứng khoán nước ta thời gian vừa qua cho thấy nhiều mặt trái. Ngay như bố mẹ em cũng là những người chơi chứng khoán lâu năm cũng không thể lường trước được nữa là học sinh lớp 10, các em ấy chưa có kiến thức về kinh tế, tiền tệ hay đầu tư trước đó.
Video đang HOT
Vậy nên em nghĩ việc dạy đầu tư chứng khoán cho lớp 10 là nửa vời, khi các em không hiểu được bản chất của việc đầu tư này. Nếu như muốn đưa vấn đề này vào thì cần phải có cả một chuyên đề sâu hơn”.
Trái với luồng ý kiến trên, nhiều người lại đồng tình với việc dạy về tiết kiệm, đầu tư cho học sinh lớp 10 vì cho rằng trẻ cần tiếp cận sớm với khái niệm về tiền cũng như cách kiếm tiền và tiết kiệm tiền cho tương lai.
Theo anh Nguyễn Quang Hùng (Hà Nội) thì việc dạy học sinh kiến thức về tài chính là phù hợp, trong đó điều quan trọng là các em được dạy sớm, dạy bài bản thì sẽ không đi sai đường.
Cô Lê Thị Loan (Học viện Quản lý Giáo dục) cho hay: “Trang bị kiến thức về tài chính cho trẻ là rất phù hợp với thời đại 4.0. Tôi cho rằng nội dung này là đổi mới rất táo bạo nhưng hợp với xu thế hiện nay và có ích cho trẻ chứ đến bậc đại học mới dạy thì có thể hơi muộn.
Thực tế, có nhiều trẻ bộc lộ những tài năng về lĩnh vực tài chính từ rất sớm, 1 bài học cũng có thể coi là cách chúng ta định hướng nghề nghiệp sớm cho trẻ”.
Được biết, nội dung bài học này ở sách giáo khoa Toán 10 tập 1 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – đơn vị thực hiện cuốn sách đã chia sẻ: “Mục tiêu của bài học là giúp học sinh hiểu sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư. Thực hành thiết lập kế hoạch đầu tư cá nhân để đạt được tỉ lệ tăng trưởng như mong đợi.
Tiết kiệm và đầu tư là các phương thức khác biệt đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch xây dựng tài sản và phân bổ ngân sách chi tiêu. Bài học này giúp các em thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, đặc biệt là trong quản lý tài chính”
10 bài học về chứng khoán của gái xinh từng lỗ mất cái ô tô, đi chơi mà trong lòng lệ đổ vì thua... sấp mặt
Với Hương Giang, đầu tư chứng khoán không nên đặt nặng vấn đề lợi nhuận, cũng không nên nóng vội vì có thể sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm.
Thay vì quẩy trên bar pub, xu hướng thực sự thịnh hành trong giới trẻ hiện tại - đặc biệt là những người có đam mê làm giàu lại là quẩy trên... sàn chứng khoán. Chứng khoán về cơ bản là một bộ môn đầu tư mà ở đó, giới tính hay lứa tuổi không quyết định được điều gì. Trong khi con trai có nhiều lợi thế nhờ sở hữu óc phán đoán lý tính thì các cô gái với sự khéo léo và cẩn thận cũng không gặp quá nhiều khó khăn trong việc chinh phục thị trường này.
Lưu Thị Hương Giang (23 tuổi, Buôn Mê Thuột) với 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán hoàn toàn tự tin khi nói cô nàng có đủ khả năng để làm chủ "cuộc chơi" giữa một bên là các cá tính cá nhân và một bên là những biểu đồ xanh đỏ lên xuống liên tục.
Nhập môn và những thất bại
Mình bắt đầu tham gia chứng khoán vào khoảng đầu năm 2020, sau quá trình tìm hiểu sơ lược cũng như đầu tư "thử" nhưng không thành công. Càng tìm tòi học hỏi, mình càng thấy bộ môn này thú vị. Nó gần như thay đổi hoàn toàn cách mình tư duy về tài chính, quản lý tiêu dùng cá nhân, nguồn thu nhập thụ động...
Đúng như nhiều người vẫn nói, con gái đấu trí với chứng khoán bằng cảm tính, con trai thì bằng lý tính. Hồi đầu, mọi thứ mình quyết định quả thật đều bị cảm tính lấn át, kết quả dẫn đến nhiều lựa chọn sai. Nhưng sau một thời điểm nhất định, mình quen dần và tự định hướng được cho bản thân theo chiều hướng chắc chắn hơn, tìm hiểu mọi thứ kỹ càng hơn, kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Đến lúc này thì việc đầu tư phụ thuộc cơ bản vào khả năng phán đoán cũng như tầm nhìn của mỗi người.
Đương nhiên thì cuộc chơi nào cũng có thắng và thua, chứng khoán không phải ngoại lệ. Cũng đã đôi lần mình rơi vào trạng thái giữa cuộc vui mà lòng đổ lệ vì "sấp mặt". Cảm giác đi chơi với bạn bè, cố tỏ ra cười nói vui vẻ nhưng đầu óc lại bay lung tung vì nghĩ đến việc đầu tư của mình đang gặp rủi ro.
Để tổng kết về số lỗ mình từng phải chịu trong suốt 2 năm đầu tư chắc không có con số chính xác nào đâu. Nhưng ước tính thì sẽ rơi vào khoảng một chiếc xe ô tô nhỏ. Tuy nhiên, mình coi số tiền đó như học phí cho những bài học kinh nghiệm mình có được khi thực chiến trên mặt trận đầu tư chứng khoán.
Chinh phục và những "trái ngọt"
Mình nhận thấy trong đầu tư chứng khoán, sợ nhất là để bản thân cuốn theo các thông tin không kiểm chứng cộng thêm khả năng phân tích kỹ thuật chưa vững dẫn đến tâm thế cố đu đỉnh. Bên cạnh đó thì việc chưa tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp đã vội vàng "all in" (tất tay) vào cổ phiếu nào đó, để rồi nó giảm đột ngột khiến mình dùng hết phần margin dẫn đến bị call margin cũng đáng lưu tâm. Trải qua nhiều lần ngã rất đau và lỗ sấp mặt, mình ép bản thân vào khuôn khổ, cố gắng bình tĩnh, không nóng vội trong mọi trường hợp nhằm giảm tối đa các quyết định sai lầm.
Mình cũng không còn đặt nặng bất kỳ vấn đề gì. Thay vì cứ suy nghĩ về việc thua lỗ, mình chọn cách tham khảo thêm các chiến lược cho lần đầu tư kế tiếp, hay đơn giản là tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, trò chuyện cùng bạn bè để giúp tinh thần thoải mái hơn.
"Trộm vía" là sau 2 năm, mình vẫn lãi nhiều hơn nữa. Lợi nhuận mình thu về từ đầu tư chứng khoán đến thời điểm hiện tại đủ để bản thân chi trả cho cuộc sống hằng ngày và các nhu cầu cá nhân mà không cần phụ thuộc vào ai. Quy ra số tiền cụ thể thì con số dao động trong khoảng 2x-3x triệu/ tháng khi chia đều lợi nhuận cho một năm. Với nhiều người, con số đó không nói lên được điều gì nhưng đối với riêng mình, nó vẫn được coi là một thành tựu nho nhỏ mình có được ở tuổi đôi mươi.
10 bài học rút ra
1. Chỉ nên coi chứng khoán là một loại hình tiết kiệm, thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng chúng ta sẽ đầu tư để sinh ra lợi nhuận.
2. Đừng kỳ vọng quá vào lợi nhuận, thay vì việc chăm chăm vào lợi nhuận chúng ta có thể tìm kiếm và học hỏi thêm từ các nhà đầu tư đi trước, và xem lợi nhuận như một phần thưởng khi chúng ta bỏ ra thời gian và chất xám để có được thành quả.
3. Không đặt nặng vấn đề lợi nhuận hay rủi ro thì tâm lý sẽ thoải mái, tư duy linh hoạt. Chứng khoán lỗ, có thể chỉ lỗ vài hôm hoặc dài hạn... bạn vẫn có nguồn thu nhập từ lương để trang trải chi phí sinh hoạt, áp lực cũng không đến nỗi, quan trọng là giúp đầu óc bạn vẫn còn minh mẫn khi tài khoản rơi vào tình trạng "khét lẹt".
4. Đầu tư chứng khoán chỉ nên là nghề tay trái. Cuộc sống nhiều thứ để lo nên tốt nhất vẫn cần có công việc ổn định để trừ hao cho việc gồng lỗ. Chứ nghỉ làm mà đầu tư lỗ thì gay go lắm.
5. Kiến thức và trải nghiệm thực tế trên thị trường chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư có được phương pháp đầu tư để chiến thắng, chiến lược chốt lời - cắt lỗ, tâm lý vững vàng hơn trước các biến động của thị trường.
6. Chăm chỉ làm việc mới có vốn lớn để đầu tư mạnh.
7. Tư duy tính gần không tính xa.
8. Những ngày uptrend thì làm trader, những ngày downtrend thì việc gì 100k/ ngày cũng chấp nhận làm đi.
9. Cố gắng học hỏi càng nhiều càng tốt, tạo cho bản thân khả năng tư duy suy nghĩ liên tục.
10. Suy nghĩ tích cực lên, giữ tâm thế bản thân luôn luôn bình tĩnh trước nghịch cảnh của thị trường. Một nhà đầu tư có thể sống được nhờ vào đầu tư chứng khoán hay không còn phải xem số vốn nhiều hay ít, kiến thức và trải nghiệm trên thị trường.
Đi làm quần quật từ 7h sáng đến nửa đêm, lo cho cả nhà 5 người: Tôi chấp nhận bỏ tiền cho thứ này và giờ không cần làm thuê cho ai nữa 7 năm "chinh chiến" cùng thứ này đã giúp Nhã Uyển có được những thành quả mà không phải ai cũng có được. Người ta bảo con gái giờ "máu" chơi chứng khoán lắm. Không chỉ đập tan suy nghĩ rằng đây vốn là bộ môn chỉ dành cho con trai - sinh vật có tư duy lý tính và sở hữu tâm...