Xôn xao thông tin “thợ ảnh động Phong Nha không được dùng máy cơ”
Ngày 14/12, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐND xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết, đang có thông tin về việc Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng cấm thợ ảnh dùng máy cũ, gây hoang mang dư luận.
Ông Hòa cho biết, thời gian gần đây có thông tin cho rằng ông Lê Thanh Lợi, Giám đốc Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng đưa ra chủ trương buộc thợ nhiếp ảnh hoạt động trong động Phong Nha phải thay mới toàn bộ máy ảnh cũ. Ông Lợi còn phối hợp với hiệu ảnh Thành Huế (ở Quảng Bình) không nhận làm ảnh từ máy ảnh cũ dùng phim; đồng thời bán máy ảnh kỹ thuật số mới cho thợ ảnh với giá từ 10 đến 13 triệu/chiếc, qua đó “ăn” hoa hồng.
Muốn hành nghề ở động Phong Nha thì phải dùng máy ảnh kỹ thuật số? (Ảnh: Hiếu Giang)
Với “lệnh cấm” vô lý này, hàng trăm thợ ảnh ở địa phương đã mất kế sinh nhai. Ông Hòa còn đưa ra con số cụ thể: trong số 420 thợ ảnh thì chỉ có 30 người mua được máy mới, còn 390 người khác hiện không mua máy nên hiện không thể mưu sinh trong động.
Cũng theo ông Hòa, đây là nguyên nhân khiến đời sống khó khăn, số học sinh không muốn đến trường và có nguy cơ bỏ học tăng, tăng nạn chặt phá cây rừng và một số tệ nạn xã hội khác…
“Anh này (tức ông Lợi – PV) đã dùng mọi kế sách để làm được như vậy. Qua tiếp xúc cử tri, nhân dân rất bức xúc, phàn nàn, kêu ca giám đốc làm nhiều cái khiến bà con không đồng tình, không tạo điều kiện cho bà con chụp ảnh” – ông Hòa khẳng định.
Video đang HOT
Tuy vậy, khi được hỏi Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng có văn bản nào quy định cụ thể những điều nói trên không, ông Hòa trả lời là “không”. Ông chỉ biết những thông tin đó qua phản ánh của người dân sống trên địa bàn.
Ngày 14/12, PV có cuộc trao đổi ngắn với ông Lê Thanh Lợi (Giám đốc Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng) về thông tin nói trên. Ông Lợi phủ nhận, cho rằng toàn bộ những thông tin đó đều là tin đồn thất thiệt. Ông Lợi cũng nói đã có buổi tiếp xúc với người dân địa phương, đại diện xã Sơn Trạch và đông đảo thợ nhiếp ảnh để giải thích sự việc này, giúp người dân bớt hoang mang.
Trả lời về những tin đồn “thợ ảnh phải có chứng chỉ hành nghề do các cơ quan ở Hà Nội cấp mới được phép vào động Phong Nha chụp ảnh cho du khách”; “chỉ những người có từ 17 đến 30 tuổi mới được phép hành nghề”…, ông Lợi khẳng định, ai đó đã lợi dụng việc Lab ảnh Thành Huế chuyển sang làm các dịch vụ ảnh từ thiết bị kỹ thuật số để dựng chuyện bôi xấu ông.
“Quan hệ giữa tôi và thợ chụp ảnh ở động Phong Nha chỉ dừng lại ở mức ký hợp đồng làm việc. Còn thợ ảnh dùng máy gì, rửa ảnh ở đâu,… tôi không có quyền can thiệp” – ông Lợi khẳng định.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Dân trí, trước đó từ ngày 7/12, HĐND xã Sơn Trạch đã có công văn chính thức do Phó Chủ tịch xã Phan Văn Luận ký, gửi Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình, HĐND tỉnh, UBND tỉnh cùng các sở, ban ngành liên quan và UBND huyện Bố Trạch, phản ánh về những kiến nghị, bức xúc của các cử tri về việc Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng gây khó khăn, tìm mọi cách để không cho thợ ảnh tham gia phục vụ khách du lịch tham quan động Phong Nha, làm ảnh hưởng đến việc mưu sinh của hơn 390 thợ nhiếp ảnh. Trung tâm này cũng liên kết với Lab ảnh Thành Huế bán máy ảnh kỹ thuật số cho các thợ ảnh với giá cao. Công văn khẳng định việc Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng tìm cách đào thải một lúc hơn 390 thợ ảnh đã gây bức xúc cho nhân dân trong xã, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.
Công văn của HĐND xã Sơn Trạch gửi tỉnh Quảng Bình
Bản thân ông Lợi lại cho rằng xã ra công văn này khi mới chỉ nghe những phản ánh, đồn đoán một chiều từ những tin đồn trong nhân dân. Qua đây bước đầu có thể thấy, có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh “lệnh cấm dùng máy cơ” nói trên. Và điều này đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người dân xã Sơn Trạch. Rất mong các cơ quan ban ngành có thẩm quyền điều tra làm rõ có hay không “lệnh cấm” nói trên. Nếu có cần xử nghiêm những cá nhân vì lợi ích của bản thân mà gây hại cho hàng trăm người lao động lương thiện. Nếu đây chỉ là tin đồn cũng cần làm rõ ai đã tung tin để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Theo Dantri
Nhà đầu tư rút khỏi vùng động đất Sông Tranh 2
Động đất dồn dập xảy ra khiến nhà đầu tư lo ngại 'tháo chạy' khỏi huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) vì lo sợ nguy hiểm. Nhiều công trình xây dựng, dân sinh cũng bị đình trệ, ảnh hưởng lớn từ động đất thủy điện Sông Tranh 2.
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho VnExpress.net biết, có ít nhất ba doanh nghiệp đã lặng lẽ rút lui không đầu tư dự án vào huyện Bắc Trà My do lo ngại hiện tượng động đất kéo dài.
Trung tâm huyện Bắc Trà My, gần sát với thủy điện Sông Tranh 2 - nơi thường xuyên xảy ra động đất gây lo ngại cho nhà đầu tư. Ảnh: Trí Tín.
Theo ông Phong, mặc dù huyện đã dành mọi cơ chế ưu đãi, bố trí 2.500 mét vuông đất "đắc địa" ở ngay giữa trung tâm huyện để doanh nghiệp xây dựng các công trình, nhưng suốt cả năm qua chưa thấy động tĩnh gì. Trước đó, các nhà đầu tư đến huyện làm thủ tục, đặt vấn đề xây dựng Xí nghiệp may xuất khẩu, xí nghiệp da giày và siêu thị mua sắm ở thị trấn Bắc Trà My.
Suốt cả năm qua, người dân vùng động đất thủy điện Sông Tranh 2 luôn sống trong thấp thỏm, lo âu, tình hình sản xuất, xây dựng nhà cửa bị xáo trộn, đình trệ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Nhiều hộ gia đình đã gửi con cái về quê ở các huyện đồng bằng hoặc ở với người thân ở ngoài tỉnh Quảng Nam để yên tâm học tập. Không ít hộ dân treo biển bán nhà, đất vườn ở huyện Bắc Trà My với giả rẻ gần một nửa so với trước. nhưng không ai hỏi mua vì lo ngại động đất.
"Bây giờ, những công trình, dự án xây dựng tại địa phương phải tính toán đến yếu tố kháng chấn động đất theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng nên nguồn kinh phí đầu tư xây dựng tăng ít nhất khoảng 30%. Công trình bị "đội giá", kinh phí tăng vọt là lực cản thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương", Ông Phong lo ngại.
Lo ngại động đất kéo dài, nhiều hộ gia đình ở huyện Bắc Trà My đã treo biển bán nhà ở, đất vườn để về huyện đồng bằng sinh sống thế nhưng suốt nhiều tháng ua vẫn không có ai hỏi mua. Ảnh: Trí Tín.
Tại kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII, ông Phong kiến nghị lãnh đạo tỉnh này cần xem xét, cân đối nguồn kinh phí đầu tư xây dựng tăng thêm 30% (thiết kế kháng chấn động đất theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng) nhằm tạo sức hút đầu tư vào huyện Bắc Trà My những năm tới.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam ghi nhận, vấn đề an sinh đối với đồng bào vùng động đất thủy điện Sông Tranh 2, HĐND tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, kiến nghị UBND tỉnh, các Bộ ngành trung ương xem xét biện pháp hỗ trợ để người dân ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất.
Thống kê sơ bộ của UBND huyện Bắc Trà My, động đất dồn dập xảy ra trong năm qua đã gây nứt gần 1.000 nhà ở, công trình dân sinh, trường học, trụ sở cơ quan...Cuối tháng 11 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quyết định hỗ trợ huyện Bắc Trà My hơn 3,7 tỷ đồng nhằm giúp người dân vùng động đất sửa chữa lại nhà cửa, công trình dân sinh, trường học và hệ thống nước sinh hoạt, đường giao thông nội bộ tại các khu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2.
Theo VNE
Bí thư Đà Nẵng: Tước ngay quân tịch nếu CSGT nhận tiền "Bắt quả tang CSGT nhận tiền là tước ngay quân tịch, đuổi về nhà chớ không khiển trách chi hết", Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND Tp Đà Nẵng nhấn mạnh. Chiều 6/12, tại phiên bế mạc của kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, ông Nguyễn Bá Thanh - Chủ tịch HĐND cho biết, sau khi thành phố có quyết...