Xôn xao cung điện “khủng” gồm 1.000 căn phòng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Một cung điện mới gồm 1.000 căn phòng được xây dựng cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đang gây nhiều tranh cãi khi chi phí của công trình dự kiến tiêu tốn khoảng 615 triệu USD, gần gấp 2 lần dự toán trước đó.
Cung điện Ak Saray lộng lẫy trong đêm.
Được biết tới với tên gọi Ak Saray (Cung điện Trắng), công trình được xây dựng trên một quả đồi ở ngoại ô thủ đô Ankara, trên một khu đất rộng hơn 150.000 m2.
Ông Erdogan đã khai trương cung điện hôm 30/8 sau khi trở thành tổng thống. Đảng Công lý và Phát triển (AK) của ông đã thống trị chính trường Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn một thập niên.
Cung điện rộng 1.000 phòng.
Cung điện Ak Saray lớn hơn cả dinh tổng thống Mỹ (Nhà Trắng) tại Washington, dinh tổng thống Nga (Kremlin) tại Mátxcơva và thậm chí cung điện Versailles gần Paris.
Tờ nhật báo Hurriyet dẫn lời Bộ trưởng tài chính Mehmet Simsek cho biết hầu hết khoản kinh phí 615 triệu USD đã được thanh toán, nhưng 135 triệu USD đã được dành cho cung điện trong ngân sách năm 2015.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ đã chi trên 600 triệu USD để xây dựng cung điện.
Cung điện có các hành lang và cửa được lát bằng đá cẩm thạch xa hoa, cũng như các hệ thống công nghệ cao nhằm tránh hành vi nghe lén bằng thiết bị điện tử.
Chi phí quá lớn dành để xây dựng cung điện đã gây nhiều tranh cãi. Các nhà môi trường học đã cáo buộc Tổng thống chi tiền công vào các dự án xây dựng xa xỉ, làm tổn hại tới các khu vực cây xanh. Các nhà hoạt động bảo vệ công viên Gezi, vốn được coi là biểu tượng của thành phố Istanbul, đã xô xát với cảnh sát hồi tháng 6/2013, nhằm phản đối việc phá xây khu thương mại.
Tổng thống Erdogan tại cung điện Ak Saray.
Tờ Hurriyet cho hay dự án cung điện gây tranh cãi vì hàng trăm cây xanh đã bị đốn hạ để phát quanh cho việc xây dựng công trình tại nơi từng là một khu bảo tồn rừng có từ thời người sáng lập đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, cựu Tổng thống Mustafa Kemal Ataturk.
Bộ trưởng tài chính Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho hay 185 triệu USD sẽ được chi để mua một máy bay tổng thống mới Airbus A330-200.
Cung điện Ak Saray lớn hơn một loạt dinh thự chính thức của các nguyên thủ trên thế giới.
Một cố vấn tổng thống, Fahri Kasirga, cho biết các dinh thự tổng thống khác cũng sẽ được trùng tu vào năm tới, đáng chú ý là cung điện Huber tại Istanbul và một nhà khách ở Marmaris, nằm bên bờ biển Aegean.
Tổng thống Erdogan đã chuyển khỏi một cung điện Cankaya khiêm tốn hơn ở Ankara, vốn giờ đây được Thủ tướng Ahmet Davutoglu sử dụng.
Công trình này đã bị chỉ trích vì sự xa hoa, tốn kém của nó.
An Bình
Theo BBC
Lầu Năm Góc hé lộ chi phí "khủng" hàng ngày chống IS
Lầu Năm Góc ước tính chi phí cho cuộc không kích của Mỹ ở Iraq và Syria nhằm chống phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS) lên tới khoảng 8,3 triệu USD/ngày, cao hơn con số đưa ra trước đó. Tuy nhiên giới phân tích nhận định con số thực thậm chí còn cao hơn nữa.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban cho biết kể từ khi Mỹ bắt đầu chiến dịch không kích vào 8/8 đã có khoảng 6.600 lần xuất kích của máy bay Mỹ và máy bay đồng minh, với chi phí khoảng 580 triệu USD.
Trước đó Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra cái giá trung bình hàng ngày cho hoạt động quân sự trên là hơn 7 triệu USD/ngày.
Theo một quan chức quốc phòng giấu tên, con số mới cao hơn trên phản ánh Mỹ đã gia tăng các cuộc không kích nhằm vào IS.
Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự độc lập cho rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đang đánh giá thấp chi phí thực sự cho cuộc chiến chống IS, vốn bắt đầu vào giữa tháng 6 vừa qua, với việc triển khai hàng trăm binh sỹ Mỹ nhằm đảm bảo an toàn cho sứ quán Mỹ ở Baghdad và nhằm tư vấn cho binh sỹ Iraq.
Một số cựu quan chức ngân sách và các chuyên gia ước tính chi phí cho cuộc chiến này đã vượt một tỷ USD và có thể tăng lên nhiều tỷ USD trong vòng một năm.
Todd Harrison, Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược, cho rằng cuộc chiến chống IS có thể tốn kém từ 2,4 tỷ - 3,8 tỷ USD/năm.
Còn nếu mật độ các vụ không kích được tăng lên, cuộc chiến có thể tiêu tốn tới 4,2-6,8 tỷ USD/năm.
Một trong những hoạt động "rút ruột" ngân sách trong cuộc chiến này là việc Mỹ triển khai một lượng lớn máy bay do thám, với hàng ngàn chuyến bay do thám, tiếp liệu, để phục vụ cho hoạt động không kích.
Chi phí bay các máy bay do thám rơi vào khoảng 1.000 USD/giờ cho máy bay Predator và Reaper, 7.000 USD/giờ cho máy bay tầm cao Global Hawk và thậm chí tới 22.000 USD/giờ cho máy bay tấn công radar mục tiêu do thám E-8 J-STAR.
Chi phí cho cuộc không kích đang phụ trội với ngân sách cho chiến tranh thực sự của Lầu Năm Góc - tức Quỹ Chiến dịch ở nước ngoài (OCO).
Khác với ngân sách cơ bản thường xuyên của Lầu Năm Góc, quỹ OCO thường được xem là "thẻ tín dụng" nhằm trang trải cho chi phí của các cuộc chiến.
Quốc hội Mỹ đã tăng ngân sách OCO lên 85 tỷ USD cho năm tài khóa vào năm ngoái, kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua. Ngân sách cho năm tài khoá 2015 dự kiến giảm xuống 54 tỷ USD.
Trung Anh
Theo AFP
Báo Triều Tiên ám chỉ ông Kim Jong-un không "tái xuất" Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có vẻ như đã không tham dự sự kiện kỷ niệm chính trị quan trọng vào ngày hôm nay, kéo dài thêm sự vắng mặt bí ẩn vốn làm dấy lên nhiều đồn đại về sức khỏe cũng như tương lai chính trị của ông. Ông Kim Jong-un tới thăm Đơn vị 323 của quân đội...