Xôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãi
Đoạn clip đã khiến cư dân mạng tranh cãi vì tất cả các bên đều không đúng.
Mới đây, một đoạn video từ camera an ninh trong lớp học mầm non lan truyền trên mạng xã hội Weibo đã khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng. Hình ảnh ghi lại cảnh một b.é tra.i đứng trước lớp, sau khi bị giáo viên khiển trách, các bạn cùng lớp lần lượt tiến đến và tát vào mặt cậu bé. Đáng chú ý, em học sinh này dường như đứng im chịu trận.
Vụ việc xảy ra tại một trường mầm non ở quận Tây Thanh, thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Phụ huynh của b.é tra.i cho rằng cô giáo cố tình làm vậy vì không ưa con mình. Tuy nhiên, phía nhà trường lại đưa ra một lý do hoàn toàn khác. Theo đại diện trường mầm non, sự việc xảy ra do b.é tra.i này trước đó đã có hành vi bạo lực với hai học sinh đặc biệt trong lớp. Cụ thể, cậu bé đã đán.h một em không biết nói và làm hỏng thiết bị trợ thính của một em khác. Phía nhà trường cho biết hai gia đình của các học sinh đặc biệt này cũng đang yêu cầu nhà trường giải quyết vụ việc.
Nhà trường thừa nhận sự việc đã xảy ra và cho biết ngay ngày hôm sau, giáo viên liên quan đã bị sa thải. Đồng thời, nhà trường cũng đề nghị hỗ trợ tâm lý và bồi thường, thậm chí miễn toàn bộ học phí cho b.é tra.i bị tát. Tuy nhiên, phía nhà trường cũng cho rằng mục đích đăng tải video của phụ huynh là muốn được bồi thường. Hiện tại, cả ba bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung và đang tiếp tục thương lượng.
Vụ việc đang gây phẫn nộ và cô giáo này đã bị sa thải
Dù nhà trường đã có những động thái xử lý nhưng sự việc vẫn gây tranh cãi trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng dù b.é tra.i có lỗi khi đán.h bạn nhưng cách xử lý của cô giáo là hoàn toàn sai lầm. Việc xúi giục cả lớp tát một bạn học có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của tất cả các em học sinh, bao gồm cả bạn kia lẫn những em thực hiện hành vi tát bạn.
Chuyện đi làm giáo viên mầm non ở Úc, lương 1,7 tỷ/năm: Hành trình bắt đầu nhờ câu trả lời EQ "kịch trần" lúc phỏng vấn xin việc
N.ữ sin.h này bắt đầu hành trình du học từ năm 16 tuổ.i và giờ chuẩn bị đón những "trái ngọt" đầu tiên.
Nhiều người lầm tưởng du học sẽ mang cuộc đời họ sang trang khi được trải nghiệm một nền văn hóa mới, thử sức vẫy vùng sống tự lập,...
Tuy nhiên, đó chỉ là khía cạnh màu hồng của cuộc sống du học sinh. Đằng sau những hình ảnh lung linh trên mạng mà bạn thấy về cuộc sống ở những người trẻ nơi xứ người có thể ẩn chứa nhiều nước mắt và nỗ lực của họ. Đó là những đêm không ngủ vì cảm giác mất phương hướng, cô đơn một mình. Đó là những ngày du học sinh phải chạy từ giảng đường đến chỗ làm thêm để kiếm nhiều tiề.n lo toan chi phí cuộc sống,...
Mỗi giọt nước mắt, công sức của người trẻ là đán.h đổi cho tương lai tốt đẹp hơn. Nghĩ tích cực thì người trẻ nào cũng nghĩ được thế, nhưng để có thể sống tốt một mình ở đất nước xa lạ không phải câu chuyện dễ dàng.
Rời xa vòng tay cha mẹ, đặt chân đến Úc du học từ năm 16 tuổ.i, cô du học sinh Nguyễn Thuỵ Minh Phương (SN 2002, TP.HCM) cũng từng trải qua nhiều khó khăn trong hành trình làm quen và thích nghi ở đất nước xa lạ. Từ một c.ô b.é non nớt, giờ đây cô nàng đã trở nên trưởng thành và bản lĩnh hơn, cũng như kiếm được công việc có mức lương tiề.n tỷ đáng mơ ước.
Cùng gặp và lắng nghe câu chuyện của Minh Phương sau 6 năm sống và học tập ở Úc nhé!
Minh Phương bắt đầu hành trình đi du học Úc từ năm 16 tuổ.i.
Du học không màu hồng
Trước khi qua Úc, Minh Phương từng học tại trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM) - ngôi trường nổi tiếng với "kỷ luật thép". Đến năm lớp 10, gia đình quyết định cho n.ữ sin.h đi du học tại trường Keilor Downs College (trường Trung học Keilor Downs) ở thành phố Melbourne (Úc).
Minh Phương chia sẻ: "Mình chọn Úc đơn giản vì mọi quá trình rất đơn giản, không cần tiếng Anh quá cao, cũng không cần phải chứng minh quá nhiều về tài chính. Mình cảm giác Úc luôn mở rộng vòng tay chào đón và trao cơ hội đều cho mọi người".
Bên cạnh đó, Minh Phương cũng có nhiều lợi thế khi chọn Úc đi du học vì có người thân đang sinh sống ở đất nước này. Việc xin visa đi nước Úc của cô nàng cũng khá thuận lợi, nên gia đình càng ủng hộ con gái đi du học tại đây.
Bước đầu suôn sẻ nhưng những tháng ngày tự lập nơi xứ người sau đó của cô n.ữ sin.h khi ấy mới 16-17 tuổ.i không chỉ toàn màu hồng như thế. Minh Phương nhớ lại, giai đoạn đầu mới đến xứ người, cô phải đối mặt với nhiều vấn đề như rào cản về ngôn ngữ, sốc văn hóa và nhớ nhà.
"Đó là khoảng thời gian mình rất áp lực vì không theo kịp các bạn trong lớp. Mình còn nhớ như in thời điểm vừa vào cấp 3 và phải học môn 'Legal Studies' (Chính trị/ Luật ở Úc). Mình đã sốc rất nhiều, ngày nào đi học cũng trong nước mắt vì không hiểu bài và không thể kết nối với bạn bè vì họ nói quá nhanh và luôn chơi cùng nhóm bạn có sẵn. Đã từng có lúc mình cảm thấy hối hận vì sự lựa chọn của bản thân", cô nàng tâm sự.
Minh Phương học Early Childhood (Giáo viên Mầm non) của trường Swinburne University of Technology (Đại học Công nghệ Swinburne).
Tốt nghiệp trường Keilor Downs College, Minh Phương xét tuyển đại học, nhưng chờ đợi cô nàng là càng nhiều khó khăn hơn. "Mọi người nói giai đoạn đầu khó khăn, chứ mình thấy cả hành trình du học vô cùng khó khăn và chông gai", cô nàng nhớ lại.
Năm Minh Phương thi vào đại học trùng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng nổ. Toàn thành phố bị phong tỏa khiến cô nàng khó thể tập trung ôn tập. Sau đó là chuỗi những ngày Minh Phương chuyển nhà 3-4 lần, làm nhiều công việc cùng lúc để phụ gánh nặng tài chính cùng cha mẹ. Do làm việc quá độ nên có những thời điểm sức khỏe của cô nàng bị bào mòn.
Bên cạnh đó, giống như bao bạn sinh viên khác, Minh Phương cũng trải qua những tháng ngày mất phương hướng, không biết bản thân muốn gì. Kết hợp với đó là những tổn thương trong chuyện tình cảm cũng ảnh hưởng đến tâm lý của n.ữ sin.h trong thời gian dài.
"Combo sức khỏe không tốt và tâm lý không vững vàng từng làm mình khóc ngày khóc đêm. Nhưng rồi mình nhìn vào mục đích mà bản thân đang theo đuổi và manifest trở thành con người mà trong mơ mình luôn mong ước. Trộm vía mình 'manifest' cũng khá thành công nên con đường mình đi dần trở nên bằng phẳng hơn", cô nàng bộc bạch.
Minh Phương từng làm nhiều công việc cùng lúc để đạt tự chủ tài chính
Trải nghiệm làm giáo viên mầm non ở Úc
Một trong những điều mà Minh Phương có thể tự hào về bản thân là cô nàng tìm được cách tự chủ tài chính ở đất nước đắt đỏ.
Từ khi mới qua Úc, Minh Phương đã làm tới 3 công việc bán thời gian để gia tăng thu nhập. Công việc đầu tiên, kéo dài đến 4 năm và cũng là công việc cô nàng yêu thích nhất là dạy các em nhỏ học tập.
Công việc thứ hai là pha chế trà sữa.
Công việc thứ ba là Student Care Leader (Trưởng nhóm chăm sóc học viên) tại trung tâm luyện thi đại học hàng đầu dành cho du học sinh cấp 3 người Việt tại Úc do chính Minh Phương và các cộng sự sáng lập nên. Minh Phương luôn thấy tự hào bởi đây là công việc giúp cô học cách phát triển và điều hành một trung tâm giáo dục. Và cho đến hiện tại, Minh Phương đã hoàn toàn có thể tự lo cho bản thân về mặt tài chính sau khi tốt nghiệp.
Trong số những công việc từng làm, công việc dạy thêm Toán và tiếng Anh ở một trung tâm của thành phố Melbourne có nhiều ý nghĩa với Minh Phương nhất. Lý do là bởi chính trải nghiệm này đã giúp Minh Phương nhận ra niềm đam mê với nghề giáo viên. Khi lên Đại học, cô nàng đã chọn ngành Early Childhood (Giáo viên Mầm non) của trường Swinburne University of Technology (Đại học Công nghệ Swinburne).
Cách đây không lâu, Minh Phương đã tìm được công việc đúng chuyên ngành với mức lương, đãi ngộ lý tưởng, Hiện, Minh Phương nhận lương 78.000 AUD/năm (1,3 tỷ đồng) vì chưa chính thức nhận bằng tốt nghiệp. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, cô nàng sẽ được trả 85.000 AUD/năm (1,4 tỷ đồng).
Ngoài ra, Minh Phương được trường thưởng thêm 20.000 AUD/năm (336 triệu đồng) do địa điểm của trường là vùng quê tại Tây Úc. Như vậy sau 1 năm, Minh Phương nhận được 98.000 AUD/năm (1,6 tỷ đồng) dù "mang tiếng" là chưa tốt nghiệp. Bên cạnh đó, cô nàng còn được trường hỗ trợ thêm 207 AUD/2 tuần (3,4 triệu đồng), đi kèm với không cần trả tiề.n thuê nhà và điện nước vì có trường lo hết.
Cô đang làm giáo viên tại của trường nằm ở vùng quê tại Tây Úc.
"Ở Úc sau mỗi term (học kỳ), mình sẽ được nghỉ 2 tuần và cuối năm được nghỉ 2 tháng. Trường cũng trả tiề.n vé cho mình bay về Melbourne chơi và quay lại tiểu bang Tây Úc khi kì nghỉ kết thúc! Nên mới có lý do tại sao mình đang sống ở cả 2 bang!", cô nàng chia sẻ thêm về những hỗ trợ từ trường khi trở thành giáo viên
Với một sinh viên mới ra trường, đãi ngộ như Minh Phương nhận được quả thật rất đáng mơ ước. Để nhận được công việc lý tưởng như thế, bên cạnh năng lực chuyên môn, cô nàng còn thể hiện cá tính riêng để làm nổi bật trước nhà tuyển dụng.
Đơn cử như trong vòng phỏng vấn diễn ra trong 30 phút để xin vào làm ở vị trí hiện tại, Minh Phương nhận được câu hỏi về sức khỏe tinh thần của bản thân từ nhà tuyển dụng. Bởi lẽ ngôi trường mà cô nàng đến giảng dạy nằm ở tiểu bang Tây Úc - một vùng quê hẻo lánh, xung quanh trường thiếu nhiều tiện nghi như siêu thị, quán ăn, cửa hàng quần áo,... Kết hợp với tính chất công việc giáo viên mầm non vất vả nên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở ứng viên bản lĩnh ổn định về sức khỏe tinh thần.
"Em có gì chứng minh là sức khoẻ tinh thần của em sẽ ổn khi em sống và làm việc một mình, không có người bạn bè và người thân bên cạnh ở vùng xa xôi và bị cô lập như thế này?", nhà tuyển dụng hỏi.
Và Minh Phương đã vượt qua vòng thử thách với câu trả lời cực kỳ thông minh.
"Khi đó, họ lo là một người trẻ như mình khi đến vùng này sẽ bị trầm cảm và không làm được lâu dài. Họ hỏi mình khi biết mình bỏ hết cuộc sống đầy đủ ở Melbourne đến đây thì mình nghĩ mình có ổn không. Họ còn nói thêm trên giấy tờ nhìn lương cao, có vẻ hấp dẫn nhưng thực tế thì không phải vậy đâu.
Sau đó, mình trả lời họ: 'Em rời đất nước Việt Nam và đến Úc vào năm em 16 tuổ.i, bỏ lại người thân và bạn bè để đến Úc một mình. Em một mình chuyển nhà 3-4 lần. Bây giờ theo thầy thì việc đến một tiểu bang có phải vấn đề lớn với em không?'.
Trong buổi phỏng vấn, mình là người duy nhất không có thường trú nhân trong số 5 ứng viên cuối, và cũng là người trẻ nhất. Nhưng nhờ câu trả lời này, mình được nhận thẳng luôn".
Minh Phương từng trả lời nhà tuyển dụng: "Em rời đất nước Việt Nam và đến Úc vào năm em 16 tuổ.i, bỏ lại người thân và bạn bè để đến Úc một mình. Em một mình chuyển nhà 3-4 lần. Bây giờ thì thầy nghĩ việc đến một tiểu bang có phải vấn đề lớn với em không?"
Minh Phương yêu nghề giáo viên mầm non, nhưng cô cũng hiểu công việc này vất vả và đòi hỏi ở bản thân sự kiên trì và nỗ lực như thế nào. Cũng vì thế trong quá trình tìm việc, cô nàng không ngại đòi hỏi những đãi ngộ xứng đáng với công sức bỏ ra. Nhờ thế, hành trình tìm việc của Minh Phương đã phần nào bớt gian nan hơn.
"Ở Úc, giáo viên mầm non thực sự là 1 nghề vất vả, thu nhập thấp hơn so với nhiều công việc khác. Mình thấy nhiều cô giáo đã làm việc chăm chỉ nhưng lương nhận về không xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Đó là lý do vì sao mình tìm nơi mà họ sẵn sàng trả mình mức lương cao nhất! May mắn là mình đã tìm được công việc không vất vả như các cô ở thành phố lớn, nhưng cũng có mức lương vì đặc thù trường mình dạy khá đặc biệt".
Nói về dự định tương lai, Minh Phương cho biết cô đang cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Đồng thời, cô muốn phát triển thêm kênh mạng xã hội chia sẻ về cuộc sống du học sinh Úc để mang đến nhiều thông tin có ích và tích cực cho các bạn trẻ khác.
Ngỡ ngàng cô giáo mầm non dùng cách này đán.h thức các bé dậy, hành động của b.é gá.i khiến dân mạng gọi "idol" Hội mẹ bỉm xem xong thắc mắc không biết lớp mầm non của con mình, cô giáo có áp dụng vậy không... Ba mẹ có bao giờ băn khoăn không biết các con của mình sẽ thức dậy sau giờ ngủ trưa bằng cách nào không? Để tỉnh táo sau giấc ngủ cũng phải mất khoảng 10-15 phút, cô và các trò đã...