Xôn xao chuyện nam giáo viên có hồ sơ lý lịch “sinh đôi” với cán bộ huyện!
Theo giải thích của nam giáo viên, nhiều năm trước do không có hộ khẩu tại địa phương nên người này mượn hồ sơ lý lịch, bằng tốt nghiệp THPT của người em họ để dự thi vào trường cao đẳng.
Từ đó đến nay, nam giáo viên sử dụng tên tuổi, lý lịch của người họ hàng này trong công tác và các giấy tờ gia đình.
Ngày 4/10, ông Nguyễn Ngọc Minh, Chánh văn phòng UBND huyện Tuy Đức cho biết, UBND huyện đã yêu cầu ông Phùng Văn Quyền (SN 1973), chuyên viên Văn phòng UBND huyện Tuy Đức giải trình về việc ông này cho ông Đồng Hữu Giảng (SN 1971) mượn hồ sơ lý lịch, bằng tốt nghiệp THPT. Vụ việc này dẫn đến tình trạng trên địa bàn xã Đắk Buk So (huyện Tuy Đức) có hai người cùng tên, cùng lý lịch nhân thân nhưng công tác tại hai đơn vị khác nhau.
Bằng tốt nghiệp THPT của ông Quyền được ông Giảng sử dụng trong quá trình công tác
Ông Minh cho biết thêm: “Theo báo cáo sơ bộ ban đầu thì vụ việc này đã được phát hiện một lần cách đây rất nhiều năm trước và cũng đã có xử lý rồi. Tuy nhiên, có lẽ xử lý không nghiêm, không dứt điểm nên hiện nay giáo viên và người dân bất bình nên mới tiếp tục phản ánh. Sự việc ông Giảng sử dụng bằng cấp, lý lịch của ông Quyền để đi học, công tác lẽ ra khi phát hiện là phải đình chỉ công tác để kiểm tra, xử lý. Việc để ông Giảng tiếp tục sử dụng bằng cấp, lý lịch không hợp pháp tiếp tục công tác cho đến nay và được cấp đất ở là không đúng quy định”.
Theo tìm hiểu, ông Đồng Hữu Giảng (SN 1971) quê tại xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông Giảng là anh họ của ông Phùng Văn Quyền (SN 1973, trú cùng xã Nguyên Giáp). Cả ông Giảng và ông Quyền đều từ Hải Dương vào xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Lắk cũ, nay là tỉnh Đắk Nông) để sinh sống.
Trường tiểu học Lý Tự Trọng nơi ông Giảng công tác với tên gọi Phùng Văn Quyền
Theo trình bày của ông Giảng, bản thân ông đã tốt nghiệp và có bằng tốt nghiệp THPT vào năm 1990. Nhưng năm 1997, để được dự thi vào Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk thì phải có hộ khẩu tại địa phương. Tuy nhiên, thời điểm đó gia đình ông này mới chuyển vào Đắk Buk So nên chưa có hộ khẩu. Do đó, ông Giảng mới mượn bằng tốt nghiệp THPT của ông Quyền để dự thi.
Sau khi trúng tuyển, ông Giảng làm hồ sơ nhập học và khai toàn bộ lý lịch của mình giống như lý lịch của ông Quyền. Sau khi tốt nghiệp, ông Giảng vẫn sử dụng tên của người em họ để làm giáo viên gần 20 năm nay và trong thời gian qua, ông Giảng thuộc diện được cấp đất ở theo chế độ giáo viên theo tên Phùng Văn Quyền.
Video đang HOT
Việc ông Giảng sử dụng hồ sơ của người khác đã bị phát hiện trước đây nhưng chỉ bị cảnh cáo
Liên quan đến sự việc này, ông Phùng Văn Quyền cho biết: “Vào thời điểm năm 1997, ông Giảng mượn bằng tốt nghiệp THPT của tôi để làm hồ sơ dự tuyển vào Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk. Tại thời điểm này, tôi cũng không có ý nghĩ sau này mình sẽ làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước nên mới cho anh ấy mượn. Mặt khác, khi cho mượn bằng tôi cũng không biết việc làm của mình là tiếp tay cho người khác vi phạm. Bây giờ sự việc bị phát hiện, tôi cũng đã viết bản tường trình toàn bộ sự việc, còn việc xử lý trách nhiệm như thế nào tôi đành phải chấp nhận”.
Trao đổi về vụ việc, ông Điểu Hùng Trưởng phòng Nội vụ huyện Tuy Đức cho biết: “Chúng tôi cũng đã nắm được thông tin này, hiện đã báo cáo và đang chờ chỉ đạo của cấp trên, khi có kết quả xử lý cụ thể sẽ cung cấp thông tin công khai cho báo chí, cương quyết không dung túng bao che cho bất cứ sai phạm nào”.
Dương Phong
Theo Dantri
Vì sao không cần có chế tài riêng cho thầy cô?
Nhiều bạn đọc đưa ra nhiều lý do cả lý lẫn tình để cho thấy dự thảo nêu xử phạt thầy cô về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh là không cần thiết.
Trong tuần qua, nhiều vấn đề kinh tế-xã hội nóng hổi không chỉ trong nước mà cả quốc tế đã diễn ra.
Đã có chế tài cho hành vi xúc phạm người khác
Dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đưa ra mức phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo và cả người học. Trong đó, nếu ép học thêm, nhục mạ GV-HS thì có thể bị phạt hàng chục triệu. Bài viết "Xử phạt giáo viên: Quan hệ thầy trò sẽ ra sao?" đặt ra một câu hỏi nhức nhối về một vấn đề tưởng chừng không có gì để bàn cãi.
Nhiều bạn đọc cho rằng cái uy của người thầy đang ngày càng giảm sút. Bạn Lương Thanh Hùng góp ý: "Những quy định này phần nào gây khó cho giáo viên. Học sinh bây giờ giống như con ông trời, đụng vào là giáo viên chết trước".
Bạn đọc Hoàng Quân phân tích: "Quan hệ thầy-trò không giống như những quan hệ khác nên việc áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền là không ổn. Mong rằng ngành giáo dục sẽ chấn chỉnh đạo đức nghề giáo bằng những quy chế của ngành, không cần thiết phải dùng đến chế tài xử phạt bằng tiền. Về phía trò cần biết tôn sư trọng đạo; về phía thầy phải có cách ứng xử phù hợp, các kiểu hành xử như đánh trò không còn phù hợp nữa".
Bạn đọc Quý Anh đặt câu hỏi: "Nếu một giáo viên bị xử phạt thì hình ảnh của họ trong mắt học trò sẽ ra sao? Làm sao họ có thể đứng lớp để dạy học sinh được nữa? Ông bà ta thường nói "làm gì thì làm, đừng để mất mặt người ta". Đạo đức nghề giáo phải được giám sát bằng những nội quy của ngành chứ không thể bằng kiểu xử phạt hành chính như thế này".
Cụ thể hơn, bạn đọc Khải Ninh chỉ ra: "Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đã có chế tài trong Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội... rồi, không cần thiết phải quy định riêng cho ngành giáo dục nữa. Mức phạt cho hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là chỉ từ 100.000 đến 300.000 đồng, trong khi mức phạt cao nhất cho hành vi tương tự ở dự thảo xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục lên đến 20 triệu đồng. Nếu có chế tài riêng cho lĩnh vực giáo dục về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm sẽ làm rối thêm tình hình".
Những bài báo thu hút sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua.
Bất an với đòi nợ thuê
"Bảo vệ dân trước nạn đòi nợ thuê ở TP.HCM"; "Dịch vụ đòi nợ thuê đang biến tướng tại TP.HCM"... là những bài viết làm nóng dư luận.Dịch vụ này đang phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, gây mất an toàn, trật tự xã hội. Siết chặt quản lý là vấn đề bắt buộc.
Bạn TrungCang cho rằng: "Cái gốc là làm sao để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn vay hợp pháp từ ngân hàng. Như vậy vay nặng lãi, tín dụng đen không còn đất sống. Người vay có khả năng chi trả nợ thì cần gì phải đòi".
Tuy nhiên, có nhiều bạn đọc cho rằng cần đặt ngược vấn đề. "Trong các mối quan hệ làm ăn, việc doanh nghiệp này nợ xấu doanh nghiệp kia là khó tránh. Đôi khi không mượn tới lực lượng đòi nợ thuê là không xong. Vấn đề là phải quản lý để dịch vụ này không biến tướng thành xã hội đen, khủng bố con nợ" - bạn Quốc An góp ý.
"Đòi nợ phải mạnh tay nhưng cái cần hơn là phải hợp pháp" là quan điểm của bạn đọc KenTa.
Chấm dứt việc đòi giấy sao y vô tội vạ
Tuyến bài viết về tình trạng lạm dụng sao y: "Cán bộ phường mỏi tay ký sao y", "Nộp hồ sơ trực tiếp, không cần sao y!", "Hở chút đòi sao y: Phạt bạc triệu"... nhận được sự đồng tình của đông đảo bạn đọc.
Theo chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, người dân khi nộp hồ sơ trực tiếp không nhất thiết phải đóng dấu sao y bản phôtô. Thế nhưng nhiều nơi vẫn đưa ra đòi hỏi này một cách phi lý gây phiền cho các bên. Nhiều bạn đọc đồng tình với tuyến bài khi cho rằng cần phải có chế tài đối với những cá nhân, đơn vị nơi đòi hỏi phải nộp bản sao y vô lý.
Bạn đọc VH bức xúc: "Đã nói cải cách hành chính thì phải cải cách từ nhận thức của cán bộ. Nhận thức ở đây là không làm phiền dân và phải nhất quán trong cách hiểu. Nơi nào cũng phải áp dụng đồng bộ".
Bạn Hoàng Duy cho rằng: "Quy định đã có nhưng nhiều đơn vị hành chính luôn yêu cầu theo ý của họ, không đáp ứng thì họ không nhận hồ sơ nên người dân bắt buộc phải thực hiện thôi. Việc tuy nhỏ nhưng nếu không quán triệt thì sẽ còn mất thời gian và tiền bạc của dân nữa".
Cơn ác mộng Palu
Tuần qua, thảm họa kép động đất, sóng thần xảy ra ở Indonesia vào ngày 28-9 đã khiến cả thế giới chao đảo trong sửng sốt và đau đớn.
Tính đến nay, hơn 1.400 người được xác định đã chết trong thảm họa sóng thần, động đất ở miền Trung đảo Sulawesi, Indonesia và còn tiếp tục gia tăng nhanh. "Thật kinh hoàng!" là điều mà nhiều bạn đọc phải thốt lên khi nhìn cảnh đổ nát của thành phố Palu. " Palu: Lang thang giữa đổ nát tìm cái ăn"; "Indonesia đào hố chôn tập thể 300 nạn nhân động đất-sóng thần"... là những bài gây nhiều xúc cảm cho bạn đọc.
- "Thật quá đau lòng. Mong có nhiều sự trợ giúp về tài chính, y tế từ các nước để họ vượt qua biến cố này" - NguyenPhuong.
- "Quá nhiều yếu tố bất ngờ và bất khả kháng khiến Palu chìm trong thảm họa. Mong người dân Palu cố gắng cầm cự, hãy cố lên các bạn" - Quy Thanh.
- "Cơn ác mộng này rồi sẽ qua, xin hãy mạnh mẽ lên!" - Vĩnh Tiến.
LÊ HUY tổng hợp
Theo PLO
Đánh học sinh có thể bị phạt 30 triệu, giáo viên hoang mang Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ GDĐT đang đưa ra lấy ý kiến dư luận tiếp tục gây tranh luận trong giáo viên và cả phụ huynh. Mới đây, Bộ GDĐT đã lấy ý kiến dư luận về Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo...