Xôn xao chiếc cọn nước “tân cổ giao duyên” của chàng nông dân vùng cao Sơn La khiến giới trẻ “sốt sình sịch”
Về xã vùng cao É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đúng dịp bà con nhân dân đang tấp nập ra đồng sau Tết Nhâm Dần năm 2022.
Ngoài được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chiếc cọn nước làm bằng tre, gỗ truyền thống, chúng tôi còn được trải nghiệm về chiếc cọn nước làm bằng ống nhựa của anh Lò Văn Pâng, bản Tở.
Theo chân anh Pâng đến thăm những thửa ruộng đang được bà con khẩn trương làm đất để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân. Bên con suối Nậm É những chiếc cọn nước làm bằng tre, nhựa đang ngày đêm quay chầm chậm đưa từng giọt nước lên ống để dẫn vào ruộng cho nông dân làm đất.
Chiếc cọn nước làm bằng nhựa đầu tiên của bản Tở, xã É Tòng do anh Lò Văn Pâng tự tay làm ra. Ảnh: Mùa Xuân.
Chỉ tay về phía những chiếc cọn nước mới làm bằng ống nhựa đen HDPE, anh Pâng, chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi sử dụng chiếc cọn nước bằng tre để đưa nước lên cho 100m2 ruộng của gia đình nhưng cách xa suối Nậm É nên nước rất ít.
Để khắc phục tình trạng khan hiếm nước cho đồng ruộng, tôi phải mua máy bơm nước từ dưới suối lên nhưng cũng rất tốn kém tiền xăng.
Những chiếc cọn nước mới làm bằng ống nhựa HDPE của người dân xã É Tòng đặt hai bên con suối Nậm É hứa hẹn mang lại mùa vàng bội thu. Ảnh: Tuệ Linh.
Được biết, năm 2011, sau khi anh Pâng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sơn La chuyên ngành khoa học cây trồng rồi về quê, anh đã bắt đầu mài mò nghiên cứu cái cọn nước mới để thay thế cọn nước cũ làm bằng tre.
Thế rồi trong một lần đi thăm anh em họ hàng ở xã Mường Bám (huyện Thuận Châu), anh Pâng nhận thấy người dân ở đó làm được chiếc cọn nước bằng ống nhựa HDPE đưa nước lên cao như máy bơm.
Biết vùng quê É Tòng từ trước tới nay chỉ sử dụng cọn nước làm bằng tre để đưa nước lên cao nhưng lượng nước ít và chỉ đưa được cho những thửa ruộng gần bờ suối.
Từ khi có chiếc cọn nước bằng ống nhựa, nước từ dòng suối Nậm É được đưa lên cao hơn, xa hơn, giúp nông dân xã É Tòng, huyện Thuận Châu phát triển trồng lúa nước. Ảnh: Mùa Xuân.
Với những thửa ruộng cách xa hơn 100m thì nước không lên được, nhiều diện tích ruộng bị bỏ hoang, năng suất lúa thấp.
Học những cách làm của người dân xã Mường Bám, năm 2021, anh Pâng đã đầu tư gần 4 triệu đồng mua ống nhựa HDPE, sắt để sáng chế ra chiếc cọn nước mới của riêng mình.
Nông dân xã É Tòng tích cực làm đất chuẩn bị cho vụ lúa chiêm xuân năm 2022. Ảnh: Mùa Xuân.
Để làm cái cọn nước, anh Pâng đã tận dụng ống nhựa HDPE có đường kính 50 mm, chiếc cọn nước này có cấu tạo giống như bánh xe đạp và có đường kính từ 2 – 5m.
Trục quay làm bằng các loại sắt không gỉ chắc chắn, sau đó, anh Pâng hàn các thanh sắt lại cuộn tròn như chiếc bánh xe.
Nan hoa được làm bằng thanh sắt, có sức chịu đựng trong môi trường ẩm ướt để chống gỉ. Nan hoa dài hay ngắn tùy thuộc vào ruộng của gia đình cao hay thấp, nếu ruộng cao sẽ cắt thanh nan hoa dài 1,3 -1,5m; còn ruộng thấp chỉ dài từ 70 -100cm là đủ.
Những thửa ruộng của người dân bản Tở, xã É Tòng ở cao hơn so với dòng suối nên phải làm cọn nước để đưa nước lên. Ảnh: Tuệ Linh.
Cũng theo anh Pâng, ống nhựa là yếu tố quyết định đến sự thành công của chiếc cọn nước. Do đó, phải chọn ống dày và có độ bền, dẻo khi cuộn thành 2 vòng tròn 2 bên, mỗi bên dài 50 m mới không bị gãy. Bên cạnh đó, ống nhựa HDPE chịu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, có sức kháng cao với các loại hóa chất, ăn mòn và mài mòn nên tuổi thọ cao.
Vành chiếc cọn rộng khoảng 2m để tạo lực đẩy cọn nước quay, ở giữa anh Pâng gắn những miếng ván bằng gỗ.
Hai bên ống nhựa đã cuộn tròn sẽ có một đầu to lắp ống nhựa tiền phong để múc nước lên, một đầu ống nhỏ sẽ thu nước vào. Từ đó, hệ thống ống dẫn nước chảy lên tưới cho những cánh đồng ruộng.
Thời gian để hoàn thành một chiếc cọn nước bằng nhựa tùy thuộc vào số lượng người tham gia làm cùng, nếu một mình làm thì 3 ngày mới xong.
Những chiếc cọn nước làm bằng tre, gỗ truyền thống được đặt ở những vị trí thuận lợi bên dòng suối Nậm É. Ảnh: Tuệ Linh.
“Dòng chảy con suối Nậm É thấp hơn so với những thửa ruộng nên từ bao đời nay những chiếc cọn nước đã gắn bó với người dân vùng cao nơi đây. Bà con chúng tôi thường làm cọn nước khi kết thúc vụ mùa hoặc đầu vụ lúa chiêm xuân đầu năm mới”. Anh Pâng, nói.
Với đặc thù là một xã thuần nông, người dân chủ yếu trồng lúa nước, những chiếc cọn nước tre hay làm bằng nhựa, sắt như của người dân vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng. Bởi vậy, người dân rất coi trọng việc tu sửa, làm mới chiếc cọn nước, với hy vọng về một mùa vàng bội thu.
Ông Quàng Văn Chiển, Chủ tịch Hội Nông dân xã É Tòng, cho biết: Với các công trình thuỷ lợi chưa được đầu tư xây dựng, những chiếc cọn nước được các hội viên, nông dân làm bằng tre hay ống nhựa sẽ góp phần phục vụ đủ lượng nước tưới cho hơn 25 ha ruộng lúa 2 vụ, đem lại cho bà con nhân dân bản Tở, Nong Lạnh, Đông Củ, Nà Tòng… những mùa vụ tốt tươi.
Để chủ động gieo cấy vụ chiêm xuân, nông dân xã É Tòng đã làm mạ trước Tết Nguyên đán để kịp cho mùa vụ. Ảnh: Mùa Xuân.
Từ chiếc cọn nước làm bằng ống nhựa HDPE đầu tiên của gia đình anh Pâng, anh đã chia sẻ kinh nghiệm, giúp các hộ dân trên địa bàn xã làm thêm được nhiều cọn nước mới. Đến nay, trên địa bàn xã É Tòng đã có hơn 10 chiếc cọn nước mới bằng ống nhựa HDPE.
Có thể thấy, bằng vốn kiến thức, sự năng động, sáng tạo, anh Pâng không chỉ làm kinh tế giỏi, mà còn là một nông dân đưa sáng kiến mới về cho bản làng, hứa hẹn đem lại cuộc sống ấm no, sung túc hơn từ những chiếc cọn nước mới. Anh Pâng thực sự là tấm gương sáng, tiêu biểu cho bà con học tập và noi theo.
Thanh niên ra bờ sông thả ống nhựa PVC đục lỗ, bỏ bột mì bên trong: Thu hoạch 'khủng'
Nắm được đặc tính của sinh vật này nên người thanh niên đã tự chế dụng cụ đặc biệt.
Một nam thanh niên đã mang một dụng cụ tự chế ra bờ sông, dụng cụ này được làm từ một ống nhựa PVC được bịt một đầu và đục nhiều lỗ nhỏ. Sau đó anh bỏ bột mì vào bên trong và thả xuống nước để chờ đợi thành quả.
Khi kéo lên bờ thì điều bất ngờ đã xảy ra, anh đã bắt được những con cá đối rất to (to bằng bắp đùi người lớn). Theo anh chia sẻ, khi con cá đối ăn mồi thì nó sẽ không thể thoát ra khỏi ống vì đặc tính của các đối là chỉ bơi tiến chứ không thể bơi lùi được.
Cá đối (Danh pháp khoa học: Mugilidae) là một loài cá có nhiều giá trị dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao, đặc điểm đặc trưng để nhận dạng là sự hiện diện của 2 hàng vây lưng tách biệt, miệng nhỏ hình tam giác.
Cá đối không ăn mồi sống mà chỉ ăn rong rêu hay tảo... nên việc dùng mồi sống hay câu bằng lưỡi thông thường không thể bắt được loài cá này, chính vì thế người đàn ông dưới đây đã dùng đến bột mì (gần như là lựa chọn duy nhất) làm mồi nhử.
Bị nói "nhận vơ" vụ khoe thành tích của ông xã doanh nhân, Vy Oanh lên tiếng cùng loạt bằng chứng thuyết phục Vy Oanh cho biết, mọi người đã hiểu lầm ý của cô. Tối 9/11, trên mạng xã hội rầm rộ thông tin cho rằng, Vy Oanh đã "nhận vơ" khi khoe ông xã doanh nhân là "người đầu tiên trên thế giới" dẫn nước biển nuôi tôm. Ngay sau đó, một số cư dân mạng đã "search" từ khóa về công trình này...