Xôn xao câu chuyện thầy giáo 53 tuổi cưới học trò 21 tuổi: Đối mặt với án kỷ luật vì tự ý bỏ dạy 1 tuần
Sau khi những hình ảnh thầy giáo 53 tuổi cưới học trò là cô gái 21 tuổi ở miền Tây xuất hiện trên mạng xã hội gây xôn xao, thầy giáo này bỏ việc hơn một tuần và đang đối diện án kỷ luật, có thể buộc thôi việc.
Những ngày gần đây, trên một số trang mạng xã hội chia sẻ thông tin và hình ảnh được cho là của ông N.V.T (1967) tổ chức đính hôn với cô gái tên T.P.N (1999) được cho là học trò cũ của ông thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Bên cạnh đó, trên trang cá nhân của cả hai người cũng thường xuyên đăng tải những hình ảnh khá tình cảm và thân mật.
Thậm chí, ông T. còn đăng tải cả hình ảnh hai người tự tổ chức lễ đính hôn với bánh kem và nhẫn đôi kèm theo dòng chia sẻ, “Lễ đính hôn V.T. – P.N. ngày 1.12.2019, 6.11 Kỷ Hợi”.
Hình ảnh về lễ đính hôn được chia sẻ trước đó trên mạng xã hội
Chưa biết thực hư câu chuyện trên ra sao, nhưng ngay sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận về rất nhiều ý kiến trái chiều.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu được biết, thầy giáo N.V.T nhân vật chính trong câu chuyện nói trên hiện là giáo viên dạy Ngữ văn và Giáo dục công dân của trường THCS-THPT Hiếu Nhơn). Ông T. đã có vợ và hai con, nhưng vợ chồng ông chính thức ly hôn từ ngày 17/4/2020. Còn cô gái T.P.N. hiện đang là sinh viên.
Liên quan đến sự việc trên, chia sẻ với báo Thanh niên, bà V.T.H.Đ (vợ cũ ông T.) cho biết: “Những hình ảnh trên tôi chỉ mới vừa được biết thời gian gần đây, vì tôi không sử dụng mạng xã hội Facebook. Anh T. có biểu hiện “lạ” từ trước Tết Nguyên đán, hay bỏ bê gia đình nên tôi làm đơn ly dị gửi ra tòa, sau đó anh T. cũng đi khỏi nhà, không liên lạc được, đến ngày ký đơn (17.4.2020) ảnh mới đến ký đơn rồi bặt tăm luôn”.
Cả hai thể hiện tình cảm dành cho nhau
Bà Đ. cũng cho biết, vô cùng bất ngờ trước thông tin ông T. và cô gái kia đính hôn vào ngày 1.12.2019. Nhưng từ lúc ký đơn, bà và ông T. không còn liên lạc nữa.
Cũng theo nguồn tin trên, bà Trương Thanh Nhuận – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long cho biết đang chỉ đạo trường THCS-THPT Hiếu Nhơn (H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) thực hiện xử lý đối với thầy N.V.T. vì đã tự ý bỏ việc 1 tuần.
“Sở đã chỉ đạo trường thực hiện đúng theo Nghị định 27 (Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 6.4.2012 Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức – PV), nếu nghỉ quá 7 ngày không có lý do thì mức xử lý đến buộc thôi việc, hiện tại trường đang làm theo quy trình, từng bước xử lý đúng theo quy định”, bà Nhuận nói.
Té ngửa cảnh cô giáo bắt học trò dịch tiếng Việt ra tiếng Việt, dân mạng xem thôi cũng thấy rối não
Dù có cố gắng bao nhiêu, chưa chắc bạn đã dịch đúng đoạn văn này!
Dù có trải qua nhiều năm đi học, có làm biết bao nhiêu bài tập tiếng Việt hay có học tốt ngữ văn thế nào thì ít nhiều chúng ta cũng từng mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp một lần trong đời. Thế nhưng hầu như đó chỉ là những lần vô tình và nếu chú ý chúng ta có thể sửa sai lại trong lần tiếp theo nếu gặp phải trường hợp tương tự.
Tuy vậy, cũng có đôi lúc, nhiều người "tạo điểm nhấn" trong các đoạn hội thoại qua tin nhắn trên các ứng dụng di động bằng việc cố tình sai chính tả mà chúng ta vẫn hay gọi vui là teencode. Nếu dùng loại ngôn ngữ này với bạn bè, chắc hẳn sẽ không mấy khó khăn để truyền tải thông điệp mình muốn nói nếu họ có cùng sở thích này, thế nhưng với người khác, điều này có thể gây nên sự khó chịu không hề nhẹ. Do vậy, một giáo viên dạy Ngữ văn lớp 10 đã đưa vấn đề này ngay vào bài giảng của mình khiến cộng đồng mạng có một phen cười ngất.
Đoạn hội thoại được cô giáo đưa ra làm ví dụ có rất nhiều ký hiệu, chữ viết được biến tấu thành hệ chữ nào đó khiến học sinh đọc vào chóng hết cả mặt mới có thể dịch nghĩa được hết cả đoạn. Những chữ cái không có trong bộ chữ tiếng Việt như W, J vẫn được đưa vào sử dụng. Đỉnh cao hơn là việc thay thế toàn bộ dấu của các chữ cái bằng các kỹ hiệu như ^,*,... Theo đó, nội dung của đoạn văn này được tạm dịch như sau:
-Ê hôm nay tao đen quá mày ơi
-Sao vậy có chuyện gì thế
- Tao làm mất quyển truyện của nhỏ Hương. Tao tiêu đời với nó rồi
-Trời, Tưởng chuyện gì .Thế thì mày mua cho nó quyển khác đi. Nó không biết đâu mà
- Tôi đâu có lỗi gì cơ chứ ???
Đây không phải là lần đầu tiên việc sử dụng tiếng Việt được đề cập trong các bài giảng môn Ngữ văn, thậm chí còn hay xuất hiện trong bài kiểm tra. Thầy cô đúng thực là những chuyên gia bắt trend vì luôn cập nhật những trào lưu của học trò để từ đó đưa những chi tiết này vào tiết dạy của mình, một phần giúp bài học trở nên sống động, phần khác lại giúp học trò hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng đúng tiếng Việt. Nếu biến tấu quá nhiều chữ quốc ngữ và biến nó trở thành thói quen hằng ngày, rất có thể một ngày nào đó người xung quanh của bạn không hiểu được những gì bạn đang nói, và nhất là làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.
Khuyên dân công sở đừng chọn công việc mà hãy chọn sếp, nàng công sở nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng Một công việc là tổng hòa của nhiều yếu tố và sếp chỉ là một phần trong số đó. Nếu có thể gặp được một người sếp tốt thì đó đã là một điều may mắn. Có rất nhiều yếu tố khiến dân công sở chọn gắn bó với một công việc, có thể kể đến như: tính chất công việc cũng như...