Xôn xao “cách ăn món hàu sống khoái khẩu mà không lo dính bệnh” được tuyên truyền trên Twitter: Bộ Y tế Nhật Bản mới đây đã lên tiếng
Ăn hàu sống sau đó sẽ có 2 viễn cảnh xảy ra, hoặc là bạn cảm thấy vui vẻ, thích thú vì chén miếng khoái khẩu, hoặc là bạn sẽ tốn nhiều thời gian trong nhà vệ sinh vì mắc bệnh đường tiêu hóa.
Mặc dù có nhiều cách để ăn hàu, từ hàu nướng đến hàu chiên giòn nhưng một trong những cách phổ biến nhất là chỉ cần tách vỏ, rưới một ít nước cốt chanh lên trên và hớt thịt hàu thẳng ra khỏi vỏ để ăn.
Ngoại trừ may mắn, còn lại, nói chung, khi ăn động vật có vỏ ở dạng sống, bạn sẽ luôn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Bữa tối ngon miệng với hàu sống rất có thể chính là cơn ác mộng tiềm tàng.
Tuy nhiên, một người dùng Twitter Nhật Bản đã gây xôn xao khi tuyên bố chắc chắn rằng, để tránh ngộ độc thực phẩm do ăn hàu sống, chỉ cần bạn không bao giờ được để vỏ hàu chạm vào miệng, về cơ bản nghĩa là chỉ cần húp nguyên con hàu sống mà không chạm vào vỏ sẽ tránh khỏi nguy hiểm.
Theo giới quan chức y tế Nhật Bản, ăn hàu sống dù chạm hay không chạm vào vỏ cũng không quan trọng.
Ăn hàu sống không chạm vào vỏ hàu – Bữa ăn trọn vẹn hạnh phúc hay thảm họa tiêu hóa và bệnh tật đang chờ?
Trong khi chia sẻ trên Twitter ban đầu gây xôn xao đã bị xóa bỏ thì tuyên bố vẫn khiến nhiều người băn khoăn, làm dấy lên một số câu hỏi trong đầu của nhiều cư dân mạng : Làm thế nào để ăn hàu một cách an toàn? Bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao hơn hoặc mắc bệnh đường tiêu hóa nếu ăn hàu sống bao gồm tiếp xúc với cả vỏ hàu? May mắn thay, cuộc tranh luận xôn xao đến mức tạo ra một cuộc thảo luận khiến các quan chức từ Bộ Y tế Nhật Bản tìm ra câu trả lời.
Theo giới quan chức y tế Nhật Bản, ăn hàu sống dù chạm hay không chạm vào vỏ cũng không quan trọng. Cho dù bạn là người thích ăn hàu sống bằng cách dùng dụng cụ tách thịt hàu ra hay trực tiếp ăn có tiếp xúc vỏ hàu đi chăng nữa, cả hai cách đều không tạo ra sự khác biệt trong việc giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm hoặc tiếp xúc với vi khuẩn có hại.
Lý do là vì thứ gây ra ngộ độc thực phẩm không phải là vi khuẩn mà thực sự là một loại virus, cụ thể là Norovirus. Và cách con người tiếp xúc với Norovirus không phải qua mai của động vật có vỏ mà thực sự là qua thịt của nó.
Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm) cho biết thêm, hàu và cac loài đông vât nhuyên thê (ngao hên, hau, mong tay, tu hai…) sông vung đay, ăn bùn, tảo và phù du nên rât nhiêu con có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán , nhất là với hàu sống ở vùng cửa biển.
“Ăn hàu sống, chúng ta đều có nguy cơ cao nhiễm sán, ngộ độc thực phẩm, nhiễm nhiều loại ký sinh trùng đáng sợ khác” , PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định. Trong đó không thể không nhắc đến vi khuẩn Norovirus là loại vi khuẩn có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, hay vi khuẩn Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Video đang HOT
Ăn hàu sống, chúng ta đều có nguy cơ cao nhiễm sán, ngộ độc thực phẩm, nhiễm nhiều loại ký sinh trùng đáng sợ khác.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, mối nguy hại khi ăn hàu sống ở khu vực nước mặn còn là khả năng chúng bị nhiễm kim loại nặng, khi ăn vào cơ thể sẽ tích lũy lại theo thời gian, đến một lúc nào đó phát ra những bệnh mãn tính nguy hiểm khó lường.
20 giây để rửa tay sạch với xà phòng và nước ấm là việc cần làm trước khi ăn hàu sống
Cách Norovirus xuất hiện trong thịt hàu không xảy ra đột ngột hay ngẫu nhiên. Norovirus di chuyển vào môi trường biển thông qua rò rỉ nước thải, về cơ bản là qua phân hoặc chất nôn chưa qua xử lý. Hàu, là động vật thân mềm hai mảnh vỏ kiếm ăn bằng cách lọc nước bên trong cơ thể, cuối cùng sẽ tích tụ Norovirus nếu chúng ở gần khu vực xử lý, kiểm soát nước thải kém.
Về cơ bản, khả năng bạn bị ngộ độc thực ph ẩm thực sự phụ thuộc nhiều hơn vào số lượng Norovirus trong ruột hàu.
Về cơ bản, khả năng bạn bị ngộ độc thực phẩm thực sự phụ thuộc nhiều hơn vào số lượng Norovirus trong ruột hàu. Bộ Y tế Nhật Bản nhấn mạnh rằng thực hành vệ sinh đúng cách, chẳng hạn như xử lý hàu sống trong điều kiện vệ sinh và rửa tay, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ăn hàu cũng như động vật có vỏ một cách an toàn.
Trước và sau khi ăn hàu, giới chuyên gia khuyến cáo, bạn nên rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm trong 20 giây theo khuyến cáo của WHO để diệt virus, vi khuẩn, tránh mắc bệnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể ăn hàu sống một cách thoải mái.
Thực sự không có cách nào để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay nhiễm kí sinh trùng khi ăn hàu sống hoặc động vật có vỏ ở dạng sống nói chung. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn chiêu đãi bản thân một số món hải sản ngon nhưng có việc quan trọng phải làm vào ngày hôm sau, cách duy nhất chính là bạn không nên bỏ qua con đường ăn chín uống sôi.
8 thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất nếu chế biến không đúng cách, nhiều người hay mắc phải
Trang tin sức khoẻ uy tín hàng đầu của Mỹ WebMD đã liệt kê 8 thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất nếu chúng ta chế biến không cẩn thận.
1. Rau mầm
Rau mầm sống hoặc chưa nấu chín kỹ, đặc biệt là cỏ ba lá và cỏ linh lăng, đã gây ra nhiều đợt bùng phát ngộ độc thực phẩm hàng năm kể từ năm 2006. Điều kiện ẩm ướt để nuôi dưỡng rau mầm cũng thúc đẩy vi khuẩn salmonella, listeria và E. coli phát triển.
Nhiều người có thói quen ăn salad thêm chút rau mầm vì nghĩ rằng điều này sẽ đảm bảo dinh dưỡng và giúp giảm cân nhưng nó sẽ an toàn hơn nếu bạn nấu chín rau mầm trước. Việc rửa rau cũng không đủ để làm chết vi trùng.
2. Sữa tươi
Sữa tươi chưa tiệt trùng là một trong những nguồn nguy hiểm nhất gây bệnh và là bất hợp pháp ở một số tiểu bang tại Mỹ. Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn E. coli, listeria, campylobacter và salmonella. Chúng có thể gây tiêu chảy trong nhiều ngày, nôn mửa và các bệnh nghiêm trọng như hội chứng Guillain-Barré có thể dẫn đến tê liệt.
Hãy kiểm tra thông tin trên vỏ hộp hay vỏ chai sữa để đảm bảo chắc chắn nó đã được tiệt trùng cẩn thận.
3. Trứng
Hàng năm, trứng nhiễm khuẩn salmonella gây ra 79.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm ở Mỹ và 30 trường hợp tử vong. Gà có thể truyền vi khuẩn salmonella sang trứng trước khi hình thành vỏ. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sang trứng qua phân gia cầm.
Bạn nên bảo quản trứng ở nhiệt độ dưới 40 F (4,4 độ C). Lưu ý nên nấu chín trứng trước khi ăn, không nên ăn trứng sống hoặc nửa sống.
4. Thịt gà
Loại gia cầm này là lựa chọn thịt số 1 của Mỹ. Và mỗi năm, khoảng một triệu người bị ốm sau khi ăn thịt gà. Giống như tất cả các loài động vật, gà có vi khuẩn trong ruột. Các mầm bệnh như campylobacter và salmonella có thể xâm nhập vào gia cầm trong quá trình chế biến và đóng gói, và xâm nhập vào thớt và đồ dùng của bạn. Đừng rửa thịt gà sống vì nó có thể làm bẩn nhà bếp của bạn. Nấu chín thịt gà ở nhiệt độ thích hợp sẽ tiêu diệt vi khuẩn.
5. Dưa cắt sẵn
Mỗi năm, 1,35 triệu người ở Mỹ bị nhiễm khuẩn salmonella, gần 27.000 người phải nhập viện. Tình trạng nhiễm trùng này phổ biến hơn vào mùa hè, khi nhiều người rất thích thưởng thức dưa hấu, dưa đỏ và dưa mật.
Các loại quả dây leo mọc trên đất có phần vỏ dễ tiếp xúc với mầm bệnh nhưng bề mặt bên ngoài của các loại trái cây này lại khó có thể làm sạch.
Nhiều người khi đi chợ hay siêu thị mua dưa có thể thấy những nửa quả dưa đã cắt sẵn được bày bán. Tuy nhiên đừng nên mua những miếng dưa đã cắt này. Những miếng dưa đã cắt sẵn có thể truyền norovirus, listeria và các tác nhân gây hại khác. Dưa còn nguyên quả rửa sạch là tốt nhất. Làm lạnh trái cây đã cắt sẵn hoặc đóng gói trong nước đá.
6. Hàu
Nhiều người thích ăn hàu sống hoặc hàu nướng sơ qua lửa vì cho rằng ăn như vậy mới ngon. Tuy nhiên, những loài nhuyễn thể này hút thức ăn từ vùng nước ven biển thông qua mang của chúng. Do đó, chúng có thể ăn cả virus và vi khuẩn.
Nếu ăn hàu sống nhiễm độc, bạn có thể bị nhiễm khuẩn Vibrio, gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt và ớn lạnh. Điều này đã xảy ra ở hơn 80.000 người Mỹ mỗi năm. Bạn cũng có thể bị nhiễm norovirus, đôi khi được gọi là "cúm dạ dày" khi ăn hàu nhiễm độc. Cách an toàn duy nhất để thưởng thức hàu là nấu chín chúng.
7. Thịt bò xay
E. coli đã trở thành một cái tên quen thuộc vào đầu những năm 1990, khi hơn 700 người lớn và trẻ em đổ bệnh vì những miếng bánh mì hamburger nấu chưa chín được bán bởi một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. Đến nay, E. coli vẫn là thủ phạm chính gây ra các vụ bùng phát ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn này có trong cơ thể người và động vật một cách tự nhiên.
Chế biến bít tết và nướng đến 145 độ F (khoảng hơn 62 độ C) ở bên trong. Thịt bò xay và thịt lợn cần nấu với nhiệt độ 160 độ F (khoảng hơn 71 độ C) để an toàn.
8. Xúc xích
Xúc xích là món ăn vặt khoái khẩu của không ít người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên xúc xích có thể nhiễm vi khuẩn listeria sau khi được đóng gói. Để tránh bệnh tật, chúng ta nên hâm nóng trước khi ăn.
Vì sao hơn một nửa người mắc ung thư ở Nhật Bản vẫn sống tiếp trên 10 năm? Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đi đến một kết luận chung rằng, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư Nhật Bản ở mức rất cao có liên quan mật thiết đến chế độ ăn của người dân nước này. Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng về sức khỏe cũng như tuổi thọ của người dân. Vì vậy,...