Xóm “mồ côi” tại TP.HCM: Chủ đầu tư sai phạm, nợ 400 tỷ đồng, người dân 16 năm chưa có nhà
Người dân cho biết dù nhiều lần làm đơn, khiếu nại đến công ty và chính quyền nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời và cách giải quyết thích đáng. Một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế đã chuyển đi mua nhà mới, nhưng không ít người vì quá nghèo nên vẫn phải bám trụ lại nơi đây.
Ngay trong TP. Hồ Chí Minh hiện đại có một khu dân cư có tên xóm “mồ côi”, nơi những con đường đất mịt mù vào mùa nắng và ngập nặng vào mùa mưa. Đây là khu vực thuộc phường Phước Long A, (Quận 9), nơi mà 16 năm trước, TP. Hồ Chí Minh giao gần 26ha đất cho Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Bách Giang để thực hiện dự án tái định cư.
Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn bị đóng băng, không được cấp phép xây dựng.
Trong một phóng sự được thực hiện năm 2018, ông Phạm Viết Thịnh (75 tuổi) cho biết: ” Cả chục năm, người dân xóm này phải câu nhờ điện, xài ké nước máy ở bên ngoài dự án với số tiền hằng tháng rất đắt đỏ. Mới đây, chúng tôi phải góp tiền để dẫn điện và nước về xóm thì mới có dùng. Cách đây mười năm, cả đời tôi làm lụng chắt bóp mới mua được miếng đất 200 mét vuông này để làm nơi an hưởng tuổi già. Những tưởng khi giá đất Quận 9 tăng thì nơi này cũng “lên” luôn, nhưng ngược lại vì không ai dám mua vì quy hoạch treo”.
Trong khi đó, trả lời VTV, gia đình bà Ngọc – người thuộc diện tái định cư tại chỗ của dự án cho biết suốt 16 năm nay không thể vào ở, căn nhà cấp 4 đang xây dựng dở dang vì không được phép.
Thậm chí nhiều hộ gia đình dù đã đóng gần hết tiền cho chủ đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa được nhận đất.
Video đang HOT
Dự án không được triển khai, những người dân sinh sống ở đây vẫn đang khổ sở vì nhà xuống cấp không được sửa, nhà đông người cũng không được mở rộng, không được nhập hộ khẩu vì chủ nhà không được cấp sổ đỏ.
Chưa hết, họ phải chịu đựng điều kiện sống cực kỳ tệ khi những con kênh thoát nước chạy qua khu vực luôn bốc mùi hôi thối, đặc biệt là lúc thủy triều xuống. Con đường đi vào khu vực thì gập ghềnh sỏi đá, điện, nước cũng không được cung cấp đầy đủ.
Cách đó không xa là những bãi rác đổ vô tội vạ trong lòng dự án bị “đóng băng”, gây mất mỹ quan, ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Đáng nói, người dân lại đang là đối tượng phải gánh chịu hậu quả sau những sai phạm mà chủ đầu tư – công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Bách Giang gây ra. Cụ thể, dù hàng loạt trách nhiệm, nghĩa vụ để triển khai đã không được chủ đầu tư thực hiện nhưng công ty này vẫn ngang nhiên mở bán hơn 300 nền đất cho người dân.
Đại diện doanh nghiệp mới đây đã thừa nhận là không thực hiện được nghĩa vụ tài chính, nhưng lý do cụ thể tại sao thì không thể giải thích.
Trong khi đó, UBND Quận 9 cho biết công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Bách Giang đã vi phạm hàng loạt quy định. Một trong số đó là dù chưa có quyết định giao đất chính thức nhưng chủ dự án đã mang những mảnh đất trong dự án làm tài sản thế chấp ngân hàng, phát sinh nợ xấu hơn 400 tỷ đồng.
Hiện tại, những tấm biển đăng bán dự án vẫn đang được dựng lên, mời chào người mua.
Nút thắt với dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM
Nhu cầu nhà ở xã hội tại TP.HCM hiện nay rất lớn, nhưng nguồn cung nhỏ giọt, không đủ đáp ứng. Nguyên nhân bởi còn nhiều nút thắt trong cơ chế, chính sách đối với loại sản phẩm này.
Lợi nhuận xây dựng nhà ở xã hội không cao, nên các chủ đầu tư thường không mặn mà.
Gần 1.000 căn nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức và người thu nhập thấp tại quận Thủ Đức của chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Chương Dương (Công ty Chương Dương) vừa hoàn thành đã bán hết veo. Ông Văn Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Chương Dương lý giải, dự án "cháy hàng" là do được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu nhà ở giá rẻ của người dân rất lớn, nhưng nguồn cung rất ít. Dự án mới bị hạn chế phê duyệt tại các quận trung tâm, còn dự án ở ngoại thành bị chậm thủ tục.
Cũng theo ông Hoàng, lợi nhuận xây dựng nhà ở xã hội không cao, nên các chủ đầu tư thường không mặn mà.
Là một trong những doanh nghiệp rất quan tâm đến xây dựng nhà ở xã hội, Công ty TNHH Bất động sản Lê Thành cũng gặp không ít vướng mắc trong khâu thủ tục hành chính.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành cho hay, tại Dự án Nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên (Bình Chánh, TP.HCM), theo quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2016 - 2020, thì khu đất này ưu tiên để phát triển nhà ở xã hội, vậy mà Công ty Lê Thành đã nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư Dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM từ tháng 3/2019, nhưng hơn 1 năm sau mới được mang ra giải quyết.
Vướng mắc là, theo Quyết định số 4956/QĐ-UBND ngày 11/9/2013 của UBND TP.HCM về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm và dân cư khu vực phía Tây Thành phố, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (quy hoạch sử dụng đất - kiến trúc - giao thông), thì chỉ tiêu quy hoạch của khu đất cao 15 tầng, mật độ xây dựng 30% nhưng hệ số sử dụng đất chỉ 2,0.
"Hệ số sử dụng đất này dành cho khu nhà thấp tầng, do đó không phù hợp với khu đất được quy hoạch là nhà cao tầng. Vì nếu lấy tầng cao là 15 tầng, nhân với mật độ xây dựng là 30%, thì hệ số sử dụng đất phải là 4,5", ông Nghĩa nói.
Tương tự, Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn cũng cho biết, doanh nghiệp này đang chật vật trong việc xin thủ tục làm dự án nhà ở xã hội tại quận 8 nhiều năm nay chưa xong.
Chính sách về nhà ở xã hội còn nhiều bất cập. Điểm nghẽn lớn nhất là Nhà nước gần như chưa bố trí được nguồn ngân sách để thực hiện chính sách này.
Ngoài các công ty Chương Dương, Lê Thành, Chợ Lớn, có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân tích cực tham gia phát triển dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn của mình như các công ty Nam Long, Đầu tư Thủ Thiêm, Thuận Kiều, Vạn Thái, Thiên Phát, Sài Gòn Res, Hoàng Quân, Phú Cường, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn... Tuy nhiên, do các doanh nghiệp tư nhân phải tự bỏ vốn để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực hiện dự án nhà ở xã hội mà không có sự hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi, nên kết quả còn hạn chế.
Chưa kể, do phải vay tín dụng với lãi suất thương mại, dẫn đến giá thành nhà ở xã hội tăng cao. Không ít người thuê mua nhà ở xã hội phải vay với lãi suất thương mại để mua nhà, nên gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, chính sách về nhà ở xã hội còn nhiều bất cập. Điểm nghẽn lớn nhất là Nhà nước gần như chưa bố trí được nguồn ngân sách để thực hiện chính sách này.
Về gói tín dụng ưu đãi, Bộ Xây dựng nhận định, với 1 đồng từ ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất, ngân hàng thương mại huy động thêm được 33 đồng từ nguồn vốn xã hội (gấp 33 lần), nên rất hiệu quả. Nhưng trên thực tế, vốn cho vay ưu đãi rất ít, dẫn đến chủ đầu tư và người mua nhà buộc phải vay với lãi suất thương mại, trả lãi cao.
Còn theo ông Lê Hữu Nghĩa, với các quy định hiện hành, nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, nhưng giấy giao đất lẽ ra nên ghi rõ "doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất", thì lại ghi "doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)". "Chỉ vì câu này mà cuối cùng, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội không được miễn tiền sử dụng đất, lại phải làm hồ sơ để được miễn tiền sử dụng đất và đến nay bị kéo dài 3 - 4 năm vẫn chưa hoàn thành", ông Nghĩa nói và nhấn mạnh, người dân vẫn đang xếp hàng dài mà không mua được nhà ở xã hội. Do đó, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần nhìn vào các dự án ách tắc để tìm ra những điểm nghẽn để khơi thông.
Long Giang Land lỗ chồng lỗ có đủ sức gánh loạt dự án lớn? Được biết đến là "gương mặt vàng trong làng nợ thuế", Long Giang Land tiếp tục rơi vào tình trạng kinh doanh lỗ chồng lỗ. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại là chủ đầu tư của loạt dự án bất động sản có quy mô. "Gương mặt vàng trong làng nợ thuế", kinh doanh lỗ chồng lỗ Theo báo cáo tài chính hợp...