Xôi trộn xứ Nẫu ở Sài Gòn hễ ăn là bịn rịn nhớ quê
Cách thức chế biến xôi trộn xứ nẫu ( Phú Yên) gần giống với xôi bồ câu tuy nhiên nguyên liệu được trộn vào xôi là nấm mèo và thịt băm. Món ăn này vừa lạ miệng lại bình dân nên quán bán rất đắt khách.
Xôi trộn là tên gọi đặt theo đúng cách thức chế biến món ăn này. Xào chín thịt và nấm với hành, dầu, tiêu, ớt, tỏi, nêm vừa ăn. Xôi chín, nhanh tay trộn phần thịt với xôi. Khi ăn, kèm thêm gà rô ti, nước sốt và rau răm.
Ở Phú Yên người ta sẽ quết thêm phần dầu hẹ lên để tạo mùi thơm. Tuy nhiên, để phù hợp với khẩu vị ở Sài Gòn, chủ quán Bin Bin trên đường Phan Huy Ích, Quận Gò Vấp biến tấu dầu hẹ thành dầu hành.
Xôi trộn Phú Yên có cách chế biến gần giống với món xôi bồ câu, tuy nhiên thay vì thịt bồ câu thì quán sử dụng thịt heo băm và nấm mèo (mộc nhĩ) MINH TÂM
Xe xôi mở bán từ 6 giờ – 12 giờ, nhưng món xôi trộn thường hết sớm PHAN GIANG
“Món ăn vốn dĩ nấu theo hương vị và công thức của mẹ tôi nên ngày mới bán không có nhiều khách chỉ có vài người khách quê ở Phú Yên biết đến. Dần dần rồi nhiều người biết đến hơn, phản hồi về món ăn cũng rất tốt nên gia đình tôi vui lắm”, chị Nguyễn Thùy Hương chủ quán chia sẻ.
Ngoài xôi trộn, quán còn bán xôi mặn với giá dao động từ 17.000 – 25.000 đồng PHAN GIANG
Phần gà rô ti cũng được xem là điểm nhấn của xôi trộn giúp xôi bắt vị hơn MINH TÂM
Môtk hộp xôi trộn có rất nhiều đồ ăn đi kèm như chả lụa, thịt gà, chà bông, nước sốt, rau răm… MINH TÂM
Và khác biệt hơn nữa là hành tím ngâm chua, vừa lạ miệng lại giúp hộp xôi thêm phần hấp dẫn PHAN GIANG
Video đang HOT
Để phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn, chủ quán đã thay thế dầu hẹ bằng dầu hành PHAN GIANG
Ngoài ra quán còn bán bành mì và các loại bánh ở Phú Yên MINH TÂM
Gia đình chủ quán là người Phú Yên và theo chủ quán chia sẻ bí quyết nấu xôi là do mẹ cô truyền lại PHAN GIANG
Nhiều thực khách người Phú Yên cho biết đây là quán bán món xôi giống với ở quê nhất nên mỗi lần ăn ở đây đều khiến họ nhớ về quê hương PHAN GIANG
Giá mỗi hộp xôi dao động từ 17.000 – 25.000 đồng, ngoài ra quán còn bán thêm bánh mì xíu mại, bánh bèo Phú Yên. Riêng với món xôi trộn tuy mở bán từ 6 giờ nhưng hầu như chỉ khoảng 9 giờ là đã hết xôi.
Khám phá thiên đường ẩm thực ở xứ "Hoa vàng trên cỏ xanh"
Mảnh đất Phú Yên không chỉ nổi tiếng bởi nhiều cảnh đẹp, con người chất phát, hiền hòa mà nó còn được biết đến bởi những món ăn độc lạ và mùi vị khiến ai đã thưởng thức rồi cũng phải nhớ mãi.
Bánh xèo hải sản
Khác với bánh xèo miền Nam có phần vỏ mỏng giòn và được tráng với kích thước to. Bánh xèo Phú Yên có kích thước vừa phải, được làm từ bột gạo tẻ ngâm nước, xay nhuyễn. Nhân bánh chủ yếu là tôm, mực, 2 loại hải sản rất sẵn có ở vùng biển, thêm chút giá sống, hẹ tươi.
Bánh được chiên vừa phải, hơi mềm, khi ăn cuốn bánh tráng, rau sống chấm kèm mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt.
Chỉ với giá 6.500 đồng, bạn đã có thể thỏa thuê trong chiếc bánh với phần nhân cực chất 2 tôm, 1 mực hoặc 2 mực, 1 tôm. Và tất cả thì đều rất tươi ngon như vừa từ biển lên vậy.
Mực và tôm ngọt lịm, cuộn cùng vỏ bánh giòn giòn trong từng lớp rau sống gồm xà lách, rau thơm, dứa và chấm cả cuốn vào chén nước mắm đậm đà. Thực khách cứ thế bị cuốn bị bởi vị thơm của bột bánh, vị béo của nhân cuốn hút, ăn hoài không ngán mà lại rất nhẹ bụng.
Cua Huỳnh Đế
Cua chẳng phải món ăn xa lạ gì với du khách cả nước nhưng chính vì thế mà bạn càng cần thưởng thức món ngon Phú Yên xứ "Nẫu" này. Bạn nhất định sẽ phải ngất ngây trước giống cua thân lớn thịt chắc, còn vẹn nguyên những vị ngọt đậm đà, cuốn hút.
Cua Huỳnh Đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn nhìn giống con bọ khổng lồ hay có con hình dáng như loài rùa, đầu cua hơi chúi xuống, có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn, đầu cua dài và có nhiều râu.
Nhưng có lẽ để cảm nhận được hết độ ngon ngọt của cua Huỳnh Đế có lẽ chỉ cần đơn giản hấp cua lên rồi chấm muối ớt. Thịt cua săn chắc, trắng muốt chấm cùng muối hột được giã chung với ớt xanh cùng chút bột ngọt sẽ quyến rũ bất cứ ai.
Sò huyết đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh đẹp tuyệt vời, mà nơi đây còn có những món đặc sản ngon tuyệt níu chân du khách. Sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản trứ danh nơi đây.
Sò huyết là món ngon rất bổ dưỡng. Sò có vỏ màu đỏ, sần sùi.
Sò huyết đầm Ô Loan có thịt dày, ngon ngọt và đậm đà, xuất hiện thường xuyên trong năm và dễ dàng đánh bắt. Người dân khi bắt được sò thường đem về chế biến thành nhiều món như nướng mỡ hành, nướng mọi hay đem xào, rang muối ớt, sốt me với rau răm và cháo...
Cơm gà Phú Yên
Cơm gà là một món ăn không thể bỏ lỡ khi đến với Phú Yên. Hạt cơm mềm, dẻo, vàng ươm, thơm nhờ nấu với nước cốt dừa và nước hầm gà, thịt gà thả vườn dai, chắc và bát nước mắm ớt tỏi rưới đều trên cơm, thịt gà khiến món ăn càng dậy mùi gấp bội.
Ăn cơm gà Phú Yên không thể không kể đến các loại rau ăn kèm: dưa chuột thái lát, ngò, rau răm... Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả nằm ở món hành chua ngâm. Điều thú vị ở chỗ, hành chua này không hề có vị hăng mà vẫn giòn, ngọt và có chút tê tê nơi đầu lưỡi. Món hành chua này góp phần trung hòa vị béo của gà khiến mỗi khi ăn tạo cảm giác ngon miệng hơn.
Xôi Bồ Câu
Xôi bồ câu là một trong những món đặc sản ngon không thể không nhắc tới khi đến du lịch Phú Yên.
Là đặc sản của huyện Tuy Hòa, món xôi bồ câu thường được nấu trong các dịp lễ tết quan trọng
Xôi Bồ Câu được chế biến một cách công phu cầu kì, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chăm chút cho món ăn của người nấu. Gạo để nấu xôi là loại gạo nếp nàng hương to dẻo mềm và thơm. Bồ câu sau khi được làm sạch thì băm nhuyễn cả xương cho mềm và mịn cùng với ớt, tiêu, hành mỡ và một số loại rau gia vị, sau đó đem đi xào chín, nêm cho vừa ăn.
Xôi đồ chín mùi thơm tỏa ra ngào ngạt. Lúc này người ta sẽ cho thịt bồ câu đã được chế biến trộn đều với xôi.
Bánh hỏi lòng heo
Bánh hỏi, cái tên nghe thật lạ, nhất là với người miền Bắc. Đây là loại bánh đặc sản Phú Yên được chế biến rất công phu, đòi hỏi sự khéo léo, kỹ lưỡng.
Bánh hỏi được làm từ gạo, ngâm rồi xay nhuyễn, pha thành hỗn hợp sền sệt sau đó tạo thành nhưng cây bột dài rồi mới dùng khuôn ép thành bánh, hấp cách thuỷ để làm chín. Bánh hỏi ăn kèm với lòng heo hoặc thịt nướng, chấm nước mắm pha đầy đủ vị.
Tiêu chuẩn của một đĩa bánh hỏi ngon là cọng bánh phải nhỏ bằng que tăm tre, các miếng bánh không bị rời ra hay vón cục, khi ăn cảm nhận được vị ngọt của bột gạo, vị béo của dầu dừa và mùi thơm của rau hẹ.
Tất cả hỗn hợp ấy sẽ hòa lẫn cùng vị bùi của miếng gan heo, vị béo của miếng phèo non hoặc miếng thịt ba chỉ được luộc khéo để thành món ăn sáng được xếp vào hàng đặc sản của vùng đất một thời nổi tiếng.
Bánh canh hẹ
Bánh canh hẹ là món ăn được nhắc đến rất nhiều ở Phú Yên. Và nếu bạn để ý thì món này sẽ không phù hợp với những ai không thích ăn hành hẹ. Thế nhưng, nếu đã thích ăn thì quả thật món này tuyệt vời vô cùng.
Bánh canh hẹ được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản là chả cá, thịt, trứng cút, bánh canh...
Sợi bánh canh được làm từ bột gạo, tương tự như sợi bún nhưng có phần to hơn, dẻo mềm, ăn không bị dai hay bở.
Phần nước dùng được nấu từ các loại cá nhỏ nên khi ăn ngọt thanh chứ không hề bị ngấy. Điểm đặc biệt nhất của bánh canh hẹ, đương nhiên sẽ là hẹ rồi. Cả tô sẽ được phủ bởi một màu xanh của lá hẹ thái nhỏ. Du khách đến Phú Yên ăn sẽ rất ấn tượng và nhớ mãi về món ăn này.
Mắt cá ngừ đại dương
Mắt cá ngừ đại dương là món đặc sản nổi tiếng, bổ dưỡng và đáng thưởng thức khi đến Phú Yên.
Mắt cá ngừ còn được xem là một món ăn "độc quyền" của Phú Yên mà du khách nào đến đây cũng mong một lần được thưởng thức.
Đối với các loại cá nhỏ thì phần mắt cá trông cũng bình thường và không có gì đáng sợ nhưng với cá ngừ đại dương nặng 40 - 50kg hoặc hơn thì phần mắt khá to, thường nặng khoảng 100 - 200gr.
Phú Yên lại chế biến theo cách rất riêng là lấy mắt cá cho vào một hũ đất nung nhỏ, thêm vào rau củ, gia vị và một số loại thuốc bắc như táo tàu, kỷ tử... và đặt hũ đất này lên bếp lửa nấu chín.
Tăng Thùy Dung
Những đặc sản khó quên của mảnh đất Phú Yên Phú Yên là điểm đến hấp dẫn với nét hoang sơ quyến rũ của cảnh vật và sự phong phú tươi ngon của thực phẩm, đặc biệt là hải sản. Theo VietQ