Xôi Phú Thượng – quà Hà Thành thơm dẻo, ấm lòng ngày đông
Trong ngày đông giá rét, được cầm trên tay nắm xôi Phú Thượng bạn sẽ cảm thấy tan đi cái lạnh quanh mình.
Ở Hà Nội, xôi Phú Thượng không chỉ trở thành món trong các mâm cỗ, thành quà biếu mà còn trở thành món ăn hằng ngày của người dân. Người ta ăn xôi Phú Thượng sáng, trưa, tối. Xôi Phú Thượng được bán tại vỉa hè trên dọc các con đường. Chỉ cần từ 5.000 đồng, bạn đã có thể mua được một gói xôi Phú Thượng ăn cùng chút muối vừng thơm ngậy. Có đủ các loại xôi: từ xôi xéo, xôi đậu xanh, xôi lạc, xôi gấc, xôi ngô.
Nếu có thêm thịt kho tàu, trứng rán, trứng ốp, mỗi gói xôi sẽ khoảng 10.000đ – 15.000 đồng tùy theo nhu cầu của người mua. Những hàng xôi Phú Thượng luôn đông khách bởi xôi ngon, phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng.
Xôi thường được gói bằng lá sen hoặc lá dong bánh tẻ. Mùi xôi thơm hòa cùng với mùi lá mới làm cho người ta muốn ăn ngay. Lá được lau rửa sạch sẽ mang tính đồng quê dân dã, gợi cảm hứng cho người ăn.
Xôi Phú Thượng bán trên các vỉa hè Hà Nội
Xôi Phú Thượng – hương vị hấp dẫn riêng biệt
Làng Phú Thượng hay còn gọi làng Phú Gia, tọa lạc ven sông Hồng với lượng phù sa màu mỡ, bồi đắp nên những bãi nương dâu hay những cánh đồng lúa chín vàng óng ả. Người dân nơi đây có nghề truyền thống nấu xôi đã trở thành thương hiệu.
Làng Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội xưa kia được biết đến là nơi tồn tại phát triển của bốn loại món ăn ngon nổi tiếng đất Hà Thành là bánh trôi, bánh đa kê, rượu nếp và đặc biệt là xôi Phú Thượng.
Ngày 30/12/2016, Phú Thượng được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống” theo quyết định số 7286/QD-UBND.
Người dân Phú Thượng cho biết, muốn nấu xôi ngon, quan trọng là phải có được nguyên liệu chuẩn. Gạo nếp phải chuẩn gạo nếp cái hoa vàng, đỗ hay lạc cũng được lựa chọn kĩ lưỡng. Sau đó đến giai đoạn chế biến cũng cần chuẩn xác và kinh nghiệm của người thổi xôi. Đầu tiên phải vo thật sạch gạo, sau đó ngâm khoảng 3 tiếng, rồi mang ra đãi. Sau khi đãi xong lại bỏ vào ngâm. Phải đãi từ hai đến ba lần sao cho nước thật trong và không còn vương chút bụi nào.
Video đang HOT
Khi thổi được khoảng nửa tiếng, bỏ ra rổ, lấy đũa đảo đều để thoát hơi, sau đó để yên tầm ba tiếng, vẩy qua nước, bóp đều rồi để đó tầm 3 đến 4 giờ sáng hôm sau dậy đồ lại một lần nữa sau đó phân loại đem đi bán. Phải đồ xôi qua hai lửa để xôi đạt được độ rền, dẻo. Lửa phải vừa đủ độ nóng, căn sao cho đủ thời gian thì mới có xôi ngon.
Hạt xôi Phú Thượng luôn có độ bóng riêng do chất gạo
Nấu xôi Phú Thượng không chỉ là một nghề mà còn được xem như là một nghệ thuật ẩm thực. Xôi Phú Thượng có nét đặc trưng riêng biệt so với các loại xôi khác. Xôi nấu xong được chia ra các thúng riêng, rồi đặt vào các lớp buồm khác nhau. Mỗi lớp buồm là một loại xôi riêng biệt. Đặt xôi trong các buồm cổ khác nhau đã trở thành nét riêng của người dân Phú Thượng. Trên các buồm luôn đậy các vỉ cói để xôi luôn nóng, thơm dẻo và không bị hấp hơi nước.
Xôi Phú Thượng luôn có độ bóng riêng do chất gạo, được gói trong các loại lá chứ không bao giờ gói trực tiếp bằng giấy báo hay giấy bóng kính. Nếu là xôi Phú Thượng ngon đúng điệu thì chỉ cần nhìn hạt xôi, ngửi mùi hương bay lên là đã nhận ra.
Xôi Phú Thượng luôn mang màu sắc rất tự nhiên, màu vàng của đỗ xanh, đen của đỗ đen, màu đỏ của gấc hay bóng bẩy của xôi lạc. Trước đây người dân nấu xôi bằng bếp than, củi. Giờ đây với công nghệ hiện đại người ta nấu xôi bằng bếp điện nhưng vẫn phải bảo đảm khi đồ xôi hơi phải nhiều, sao cho khi nấu xong hạt gạo phải bóng và no tròn.
Xôi xéo
Mỗi món xôi có một cách đồ riêng rất tỉ mỉ. Với xôi đỗ xanh, người làm phải chọn những hạt đỗ mẩy, tròn, sau đó đem ngâm đủ thời gian và trộn với gạo đã ráo nước, trộn đỗ – gạo thật đều, có như vậy xôi đồ lên mới ngon, tơi và không bị nát.
Xôi đỗ xanh
Với xôi xéo, đỗ xanh được cho vào vải màn để hấp cách thủy. Món đỗ đạt yêu cầu là sau khi chín, nắm lại thật chặt là có thể dùng dao cắt được thành từng lát mỏng.
Xôi gấc
Với xôi gấc, người làm phải bóp nhuyễn bột gấc với rượu trắng rồi trộn đều vào gạo, nêm đường, muối.
Gạo nếp, đỗ xanh nấu xôi vò phải chọn thật kĩ, là nếp cái hoa vàng, hạt gạo đều, đỗ xanh còn nguyên vỏ ngâm qua đêm. Xôi và đỗ xanh đồ chín, đỗ xanh được bóp cho tơi, trộn thêm chút muối rồi mới trộn vào xôi.
Xôi vò
Xôi vò ngon nhất là khi đỗ xanh bám vào từng hạt nếp, cả chõ xôi không bị vón cục và thơm lừng mùi đỗ xanh.
Xôi lúa là xôi nấu từ ngô nếp bung nhừ cùng ít gạo nếp, cũng rắc đậu, hành khô và rưới thêm mỡ…
Dẻo thơm xôi kẻ gạ
Làng Gạ có nghề thổi xôi từ bao giờ đến nay không ai còn nhớ (có người bảo gần trăm năm, có người lại bảo vài trăm năm). Chỉ biết gần như trong làng ai cũng có thể nấu xôi, làm bánh giày, bánh dậm, nấu rượu nếp.
Con gái học nấu xôi từ mẹ, mẹ học từ bà ngoại..., gánh xôi đời người cứ thế mà dưỡng nuôi biết bao thế hệ trong gia đình.
Người ta ước tính làng Kẻ Gạ có hơn 1.700 gia đình làm nghề nấu xôi và gần 3.000 người đưa xôi đi khắp các ngõ ngách của đất Hà Thành. Người làng Gạ nấu nhiều loại xôi như xôi xéo, xôi lạc, xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi dừa... Xôi làng Gạ cũng được dùng cho bữa ăn sáng, tiệc cưới, tiệc sinh nhật, tiệc chiêu đãi, và có khi nắm xôi be bé thơm ngon ấy còn được người ta dùng làm tấm quà biếu ấm lòng.
Xôi Kẻ Gạ ngon là nhờ vào nếp cái hoa vàng và nếp dâu keo (loại hàng đầu để nấu xôi) được trồng trên chính cánh đồng Phú Thượng. Ngày xưa, người Kẻ Gạ chỉ nấu xôi đậu xanh và xôi gấc chứ không nấu nhiều loại xôi như bây giờ. Xôi dậy mùi nếp thơm.
Để xôi thật ngon phải qua nhiều công đoạn. Gạo nếp cái hoa vàng hạt mẩy đều, ngâm chừng 4 - 5 giờ rồi đem vo thật sạch cho hết mùi chua, để ráo nước. Nếu là xôi đỗ xanh thì chọn loại đỗ mẩy hạt, đã bóc vỏ xanh, ngâm trên 4 giờ, đãi cho thật kĩ đến khi hết nước trắng để tránh ôi thiu rồi trộn đỗ và nếp đã vo cho thật đều. Khi nấu xôi, lửa phải đều. Xôi gần chín thì mở nắp, vẩy chút nước rồi nhẹ lửa cho đến khi chín. Xôi ngon là xôi đủ độ dẻo, hạt xôi bóng, no tròn, đậu không nát, ánh vàng tươi lẫn đều với hạt xôi trắng. Với xôi gấc thì phức tạp hơn, thời gian ngâm gạo khoảng hơn ba giờ rưỡi, bột gấc bóp nhuyễn với rượu trắng, trộn đều với gạo, thêm muối, đường... Xôi chín dỡ ra thúng, dưới lót bọc mút hoặc thiếc, trên đậy vỉ cói, ủ lá sen tươi để xôi nóng và thoảng thoảng hương lá sen. Từng nắm xôi được gói trong lá dong, lá sen, lá chuối tươi lau sạch trao tay khách. Khi gói lá mở ra, hương thơm xôi Kẻ Gạ thoang thoảng bay lên không lẫn vào đâu được.
Những người nấu xôi ngon nhất làng là cụ Nguyễn Thị Thẻ, cụ Phạm Thị Tòng, cụ Trần Thị Cương, cụ Nguyễn Thị Châu... Nắm xôi nho nhỏ, thức ăn sáng dân dã của người Hà Nội đã được các nhà hàng, khách sạn lớn như Sofitel, Hilton, Daewoo, Horizon... đặt mua. Gánh xôi đời người của các mẹ, các chị không chỉ giúp mỗi gia đình của làng Gạ xưa qua cơn đói kém mà ngày nay còn giúp họ làm giàu.
Vào lúc chiều muộn hay sáng sớm, chỉ đến đầu làng Gạ thôi đã thấy hương xôi nếp lan tỏa khắp làng trên xóm dưới...
Nằm bên bờ Nam sông Hồng, trước đây phường Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Tây Hồ, gồm ba xã cũ là Phú Gia (tên nôm là làng Gạ), Thượng Thuỵ (làng Bạc) và Phú Xá (làng Xù) hợp lại.
Công thức đơn giản giúp nấu xôi gấc ngon ngày đầu năm mới Xôi gấc không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại may mắn cho ngày đầu năm mới. Xôi gấc là một món ăn quan trọng trong mâm cỗ truyền thống của người Việt. Màu đỏ của gấc không chỉ đẹp mắt mà còn mang đến ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc nên món xôi gấc...