Xôi cá rô đồng ở Hà Nội
Các món ăn kèm với cá rô đồng được nhiều người yêu thích bởi cá rô ngọt thịt, chế biến kiểu gì cũng ngon.
Cá rô đồng được cả người Nam, người Bắc ưa chuộng bởi thịt cá ngon, dễ chế biến. Ở gia đình, món cá rô rán, nướng chấm mắm gừng tỏi hay canh cải cá rô đồng giúp bạn dễ dàng ăn dăm ba bát cơm ngon lành.
Ở các hàng quán, những món bún, xôi có ăn kèm cá rô cũng được nhiều người lựa chọn. Bún cá rô Thái Bình trên đường Tuệ Tĩnh (Hà Nội), bún cá Sâm Cây Si là địa chỉ nhiều người yêu thích.
Dù nhỏ, nhiều xương và mỏng thịt nhưng cá rô đồng ăn đẳng cấp hơn hẳn cá rô phi, thịt nhạt. Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhà hàng cũng phục vụ khách hàng bằng cá rô đồng xịn bởi ngoài chợ nhiều lúc không sẵn. Thêm vào đó, công sức chế biến cá cũng tốn thời gian hơn.
Mọi nẻo đường Hà Nội có vô vàn các hàng xôi đủ loại nhưng để kiếm được hàng xôi cá rô đồng không dễ. Chính bởi thế, dù nằm khá khuất nẻo, hàng xôi cá rô đồng ở số 1, ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh vẫn khá đông khách dù trong những ngày đông giá rét.
Chế biến món ăn này mất thời gian nhất ở đoạn làm cá. Cá rô đánh vảy, luộc, để nguội rồi tách lấy phần thịt. Sau đó, đem cá ướp với nước mắm, thêm chút hạt tiêu cho thơm. Đợi thịt cá ngấm với gia vị, đem chiên vàng. Xôi nếp trắng ăn kèm cá, thêm chút hành phi.
Ở hàng xôi cá rô ở Nguyễn Chí Thanh, nhà hàng còn cho thêm một bát canh cải nấu từ nước xương ăn kèm cho đỡ ngán. Canh cải ăn với xôi và cá đồng cũng rất hợp. Suất xôi cho một người là 22.000 đồng cũng khá đầy đặn.
Do quán nằm đoạn dốc của ngõ 107 nên bạn phải cẩn thận khi rẽ vào đây ăn hoặc mua về nhà.
Theo Ngoisao
Giò lụa ngày tết
Đây được coi là món ăn cổ truyền của người dân Việt Nam và ít khi vắng mặt trong ngày Tết. Giò lụa ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ, mùi thơm, vị ăn ngọt, giòn, mịn màng, không khô rắn, không mềm nát và không bị bã.
Giò lụa thường được thái thành khoanh ngang và xắt làm 4-8 miếng theo đường kính, trình bày trên đĩa thành hình hoa thị và chấm nước mắm ngon rắc chút bột tiêu thơm nhẹ, có thể gia thêm chút tinh dầu cà cuống vào bát nước mắm. Ngoài cách ăn thông thường như một thức ăn trên mâm cỗ ngày lễ Tết, giò lụa cũng thường sử dụng ăn kèm với bánh giầy (gọi là bánh giầy giò), xôi (xôi giò), bánh cuốn hoặc món cơm gạo tám (cơm tám giò chả).
Giò lụa đạt chất lượng có thể để khá lâu không thiu, nếu để nguyên cây giò có thể bảo quản trong nhiệt độ bình thường khoảng 1 tuần lễ.
Chị em lưu ý, quy trình luộc giò cũng rất quan trọng, nước trong nồi phải thật sôi mới thả giò vào theo chiều đứng, ngập trong nước. Giò phải được luộc vừa đủ chín, không quá lửa cũng không non quá.
Thường với gói giò 1 kg thì luộc khoảng 1 tiếng đồng hồ là hoàn tất. Tương tự như vậy, với cây giò nửa kg thì giảm thời gian luộc giò xuống còn một nửa. Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm rằng khi cho giò vào luộc cũng là lúc thắp một nén hương có độ dài bằng chu vi khoanh giò, đợi nén hương cháy hết là vớt giò ra. Giò ném xuống mặt thớt nảy lên như quả bóng có nghĩa là giò chín.
Theo Eva
Thơm dẻo bánh giầy Mông ngày Tết Bản Tà Phình, Mộc Châu (Sơn La) những ngày giáp tết cổ truyền luôn âm vang những tiếng chày cắc bụp vào máng gỗ, người Mông đang giã bánh giầy để chuẩn bị cho ngày tết cổ truyền. Tết của người Mông ở Mộc Châu không giống như những nơi khác, người Mông nơi đây đón tết sớm hơm Tết Nguyên đán một...