Xôi bjoóc phón – Đậm đà hương vị miền non nước Cao Bằng
Xôi bjoóc phón là ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng. Xôi bjoóc phón có màu vàng, mùi thơm, vị ngọt, dẻo, ăn rất ngon.
Xôi bjoóc phón.
Xôi có màu vàng vì được nhuộm từ hoa của cây bjoóc phón, loại cây sống tự nhiên ở trên rừng. Cây bjoóc phón (theo tiếng Tày, Nùng) là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên bên các sườn núi đá, cao khoảng 1 – 3m. Cây nở hoa vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 3, hoa mới nở có màu trắng, sau đó ngả màu vàng và có hương thơm rất đặc biệt.
Cây hoa bjoóc phón trên rừng.
Xôi bjoóc phón chế biến khá kỳ công, chuẩn bị hoa và gạo nếp theo tỷ lệ 01 bó hoa bjoóc phón với 01kg gạo nếp. Đầu tiên, rửa sơ qua hoa cho sạch bụi, rồi cho hoa vào nồi nước đun sôi từ 5 – 10 phút cho đến khi nước có màu vàng đậm là được (nếu nước chưa đủ đậm có thể thêm hoa vào nấu thêm). Sau đó tắt lửa, bỏ hoa đi, lọc nước để bỏ cặn thừa, tạp chất.
Nước luộc hoa bjoóc phón.
Video đang HOT
Ngâm gạo nếp với nước luộc hoa bjoóc phón.
Gạo nếp sau khi ngâm.
Khi nước hoa bjoóc phón gần nguội, còn ấm thì đem ngâm với gạo nếp trong khoảng 5 – 6 giờ (thường ngâm qua đêm) để gạo có màu vàng tươi và quện mùi thơm đặc trưng của hoa. Sau đó đổ gạo ra rổ để khô bớt nước thì đem vào chõ hoặc nồi đồ xôi. Đun khoảng 25 – 40 phút là xôi chín. Lúc này xôi có màu vàng như mật ong, thơm lừng, dẻo, vị ngon hấp dẫn và dễ ăn. Xôi bjoóc phón có thể ăn cùng với thịt băm, trứng, lạc rang, muối vừng tùy theo khẩu vị từng người. Nếu đồ xôi bjoóc phón bằng những loại gạo nếp đặc sản của Cao Bằng như: Gạo nếp hương Xuân Trường (Bảo Lạc), gạo nếp pì pất (Hưng Đạo, TP Cao Bằng), gạo nếp ong (Trùng Khánh) thì hương vị của xôi càng ngon và đậm đà hơn.
Xôi bjoóc phón màu vàng, vị ngon hấp dẫn và dễ ăn.
Xôi bjoóc phón là một phần của món xôi ngũ sắc, là món ăn ngon truyền thống của người Tày, Nùng trong dịp tết Thanh Minh. Mỗi năm, cây bjoóc phón chỉ nở hoa một lần vào mùa xuân. Khi hoa nở thơm lừng bên sườn núi, các gia đình lên rừng hái hoa về bó thành từng bó nhỏ, treo lên gác bếp cho khô, bảo quản để dùng cho cả năm. Trong những năm gần đây, trước nhu cầu thưởng thức món xôi độc đáo này, bà con dân bản đã mang hoa bjoóc phón ra các chợ phiên ở Cao Bằng để bán, mỗi bó giá khoảng 5.000đ (năm ngàn đồng), du khách có thể mua về tự chế biến theo sở thích của mình. Khi có dịp du lịch Cao Bằng vào mùa xuân, hè, du khách hãy nếm thử món xôi bjoóc phón để cảm nhận hương vị ẩm thực đậm đà, độc đáo của miền Non nước Cao Bằng.
Bánh áp chao Cao Bằng món quà ấm lòng thực khách dịp cuối đông
Bánh áp chao là một món ăn đặc sản của vùng đất Cao Bằng. Người dân nơi đây còn gọi loại bánh này là bánh áp chao hay còn gọi là bánh vịt chao.
Đến với Cao Bằng trong những ngày đông lạnh giá, chiếc bánh áp cho chính là món quà ấm áp du khách không thể chối từ.
Bánh áp chao - đặc sản dân dã trên quê hương Cao Bằng
Nguyên liệu để chế biến bánh áp chao không quá cầu kỳ. Vỏ bánh được làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, gạo tẻ theo tỉ lệ thích hợp đem ngâm và xát thành bột nhuyễn. Hỗn hợp bột sau khi trộn sẽ được ủ khoảng 3, 4 giờ đồng hồ, sau đó trộn thêm khoai môn bào sợi để hương vị bánh càng thêm thơm, ngọt, bùi mà lại không ngấy.
Nhân bánh truyền thống được làm từ thịt vịt đã qua sơ chế bỏ phần xương và da. Ngày này để đáp ứng nhu cầu thực khách, nhiều quán đã làm thêm loại nhân bằng thịt lợn nạc cũng được cắt thành miếng mỏng và tẩm ướp gia vị vừa đủ như thịt vịt.
Điều độc đáo của bánh áp chao là được làm từ khuôn hoa gây ấn tượng về mặt thẩm mỹ cao cho thực khách. Ảnh: chi
Khi chế biến, bột được cho vào khuôn hoa, rồi đặt thịt lên trên, lại thêm một lớp bột nữa để bọc nhân lại và đem rán trong chảo dầu. Bánh chín là khi nổi lên mặt dầu và hai mặt đều vàng ruộm.
Sự khéo léo trong công đoạn chế biến bánh áp chao. Ảnh: ctt Cao Bằng.
Bánh áp chao- món quà mùa đông ấm lòng du khách
Đến với miền non nước Cao Bằng vào những ngày thời tiết se lạnh, du khách sẽ được thưởng thức món bánh áp chao với hương vị thơm giòn và đậm đà khiến thực khách nhớ mãi ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Khi thưởng thức bánh áp chao, thực khách sẽ cảm nhận được miếng bánh bên ngoài giòn tan, bên trong mềm mại như tan chảy ngay đầu lưỡi. Với vị bùi ngậy của bột nếp và khoai môn, vị ngọt béo của thịt chắc chắn sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Bánh áp chao Cao Bằng ăn kèm với nước mắm chua ngọt, rau sống và đu đủ bào sợi. Ảnh: amthucCaoBang.
Bánh áp chao được ăn kèm với nước mắm chua ngọt, rau thơm và đu đủ bào sợi mỏng. Vị ngậy của bánh và vị chua ngọt của nước chấm tạo nên sức hấp dẫn khó có thể cưỡng lại.
Thực khách thưởng thức bánh áp chao. Ảnh: lữ hành Việt Nam.
Bánh áp chao Cao Bằng - món bánh mang đặc trưng riêng của người dân bản địa, để thưởng thức được hết vị ngon của bánh áp chao, thực khách có thể thưởng thức bánh kết hợp với lòng mề, thịt vịt rán và nhâm nhi một chút rượu ngô làm ấm người trong những ngày thời tiết se lạnh. Nếu có dịp đến với miền non nước Cao Bằng, bạn đừng bỏ lỡ hương vị đặc trưng của món bánh đặc biệt này nhé.
Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải thử khi đến đây Đặc sản Cao Bằng đó là bánh trứng kiến, nằm khâu, hay xôi trám khi đặt chân đến đây bạn nhất định phải thử nếu không thử coi như bạn chưa biết đến Cao Bằng. Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món đặc sản Cao Bằng qua bài viết sau nhé! Đặc sản Cao Bằng bạn...