Xoáy nước giữa đại dương nhìn từ vũ trụ
Phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ghi lại hiện tượng độc đáo khi bay qua Nam Thái Bình Dương.
Xoáy nước xanh nhạt gây ấn tượng khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Doug Hurley.
Phi hành gia Mỹ Doug Hurley hôm 16/6 chia sẻ ảnh chụp Trái Đất lên mạng xã hội Twitter. “Xoáy nước màu xanh nhạt này thu hút sự chú ý của tôi khi chúng tôi bay qua Nam Thái Bình Dương”, Hurley viết.
Đại dương là khối nước lớn liên tục chuyển động, theo Cơ quan Đại dương Quốc gia Mỹ (NOS). Những dòng chảy ổn định và liên tục được gọi là hải lưu. Đôi khi chúng có thể bị ngắt đoạn và tạo ra những dòng chảy tròn gọi là xoáy nước. Xoáy nước dạng này khiến các chất dinh dưỡng vốn ở vùng nước sâu và lạnh giá hơn nổi lên gần mặt biển. Đây nhiều khả năng là hiện tượng xuất hiện trong bức ảnh của Hurley.
Trạm ISS hoạt động ở độ cao khoảng 400 km, bay 16 vòng quanh Trái Đất mỗi ngày. Hurley cùng phi hành gia Bob Behnken bay lên trạm nhờ tàu Crew Dragon và tên lửa Falcon 9 của SpaceX cách đây hơn hai tuần. Chuyến bay mang tên Demo-2, đánh dấu lần đầu tiên NASA phóng tàu chở người từ đất Mỹ sau 9 năm.
Demo-2 là bước đi lớn cuối cùng để tàu Crew Dragon được chứng nhận theo chương trình Commercial Crew của NASA và bắt đầu các nhiệm vụ vận chuyển tới trạm ISS.
“Việc tàu Crew Dragon được chứng nhận và vận hành thường xuyên sẽ cho phép NASA tiếp tục đầu tư vào những công nghệ và nghiên cứu quan trọng trên trạm ISS, mang lại lợi ích cho con người trên Trái Đất cũng như đặt nền tảng cho sứ mệnh khám phá Mặt Trăng và sao Hỏa trong tương lai, bắt đầu từ chương trình Artemis”, NASA cho biết. Artemis là chương trình được xây dựng với mục đích đưa con người quay lại Mặt Trăng và đưa người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên nơi này vào năm 2024.
Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ có nhà vệ sinh mới
Đây là thành tích mới của ngành thám hiểm vũ trụ khi có thể tái sử dụng được nước thải và ngăn không cho vi khuẩn lây lan ngoài vũ trụ.
Nhà vệ sinh mới là tên gọi đơn giản cho Hệ thống quản lý chất thải toàn cầu (UWMS), sẽ được đưa vào sử dụng trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào cuối năm nay.
Nhà vệ sinh này được cải tiến về mặt kiểu dáng, với các thanh để phi hành gia móc ngón chân vào. Không chỉ giúp phi hành gia có nơi "giải tỏa" thoải mái hơn, hệ thống này còn được thử nghiệm, chuẩn bị cho các hành trình thám hiểm xa hơn như sao Hỏa trong tương lai.
UWMS đảm bảo không có bất kỳ loại chất thải nào của con người bị bỏ ngoài vũ trụ, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho các hành tinh khác. Thực tế, trong thời kỳ Apollo 11, các phi hành gia Mỹ đã để lại 96 túi phân người trên bề mặt Mặt Trăng. Không ít khoa học gia cho rằng loài người cần phải trở lại để làm sạch "chị Hằng".
Theo NASA, nhà vệ sinh mới đã có thể được sử dụng ngay từ mùa thu năm nay, nhưng họ vẫn chưa thể chọn được con tàu vũ trụ thích hợp để mang hệ thống mới vào không gian.
Phi hành gia Serena Aunn-Chancellor đang sửa sang lại nhà vệ sinh hiện tại của trạm ISS. Ảnh: Space.
Du hành không gian trong thời gian dài sẽ tạo ra rất nhiều chất thải. NASA ước tính, cần xử lý khoảng 272 kg chất thải trong suốt hành trình thám hiểm sao Hỏa.
"Mục tiêu của chúng tôi trong tương lai là làm khô chất thải, khiến chúng ngừng các hoạt động vi sinh bên trong và tái sử dụng nước thải. Ngoài ra, giảm lượng vật tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh cũng rất cần thiết cho một nhiệm vụ thám hiểm lâu dài", người phát ngôn của NASA cho hay.
Nhà vệ sinh hiện tại trên ISS đã có từ những năm 90 thế kỷ trước. Trong quá khứ, các phi hành gia rất khó khăn trong việc bài tiết ngoài không gian, đặc biệt là với các nhà du hành nữ giới.
Tháng 2/2019, truyền thông Nga đưa tin nhà vệ sinh trên ISS bị vỡ, làm đổ khoảng 4 lít chất thải ra ngoài. Các nhà du hành sau đó đã phải dọn dẹp lại bằng khăn.
Ảnh chụp trạm ISS bay ngang qua Mặt Trời Nhiếp ảnh gia nghiệp dư tìm hiểu thông tin đường bay của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rồi dùng máy ảnh thường để ghi lại khoảnh khắc độc đáo. Trạm ISS bay ngang qua Mặt Trời. Ảnh: Dawid Glawdzin. Dawid Glawdzin, 38 tuổi, chụp trạm ISS từ vườn nhà tại Southend, hạt Essex, Anh, mà không cần kính viễn vọng, Metro hôm...