Xoắn tinh hoàn ở trẻ- bố mẹ chớ coi thường
Trong một số trường hợp, đau tinh hoàn ở trẻ có thể dẫn tới nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí là dẫn tới mất tinh hoàn.
Có những căn bệnh mà cha mẹ có thể khó xác định, đặc biệt là trẻ ở tuổi mẫu giáo hay thậm chí cả ở thanh thiếu niên. Trong số đó, đau tinh hoàn là một vấn đề mà không phải lúc nào cũng được các bậc cha mẹ hiểu rõ, dẫn đến đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình hình. Theo các chuyên gia nhi khoa, cần nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu trong trường hợp đau tinh hoàn để tránh tình hình diễn biến biến xấu.
Xoắn tinh hoàn là gì?
Video đang HOT
Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh lại dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác.
Chạy đua với thời gian
Đây là một trường hợp y tế khẩn cấp vì bạn chỉ có 6 giờ kể từ khi xuất hiện cơn đau để tháo tinh hoàn và giúp máu lưu thông. Nếu bạn đến bệnh viện từ 8-10 giờ sau khi cơn đau xuất hiện (các cơn đường thường rất dữ dội) thì có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ thời điểm vàng và trong trường hợp xấu nhất, bác sĩ chỉ có thể bỏ tinh hoàn.
Không chỉ là vấn đề của trẻ nhỏ
Không chỉ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì thế cha mẹ cần chú ý tới khu vực này khi trẻ bị đau bụng. Cần đánh giá xem tinh hoàn có tăng kích thước hay không. Những triệu chứng dễ nhận thấy bằng mắt thường là tinh hoàn có thể đau, tấy đỏ hoặc nóng./.
Nam sinh 16 tuổi bị xoắn tinh hoàn
Các bác sĩ nhận định tinh hoàn của bệnh nhân treo cao, xoay trục gây hiện tượng đau nhói.
Sau khi xuất hiện triệu chứng đau tinh hoàn đột ngột và liên tục, nam sinh trú tại Hà Nội phải nhập viện cấp cứu. Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, bệnh nhân được tháo xoắn bằng tay trong phòng siêu âm. Thủ thuật này giúp tình trạng đau giảm rõ rệt.
Tình trạng xoắn tinh hoàn ở nam giới cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh hoại tử hoặc biến chứng. Ảnh: MSD.
Tuy nhiên, bệnh nhân từng bị xoắn tinh hoàn nhiều lần. Do đó, để tình trạng này không tái phát, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cố định tinh hoàn.
Theo các bác sĩ, xoắn tinh hoàn sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến phù nề, xung huyết và hoại tử tinh hoàn. 50% trường hợp xoắn tinh hoàn xảy ra trong khi ngủ. Triệu chứng điển hình là đau và sưng bìu.
Tinh hoàn có khả năng phục hồi 83% khi xử lý sớm (6-8 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng). Tỷ lệ này giảm dần theo thời gian: 70% (10 giờ) và 10% (sau 10 giờ).
Đau vùng kín nhưng ngại không nói cho bố mẹ biết, bé trai suýt phải cắt bỏ tinh hoàn Bỗng dưng bị sưng đau dữ dội ở vùng khó nói nhưng trẻ giấu bố mẹ, đến khi không chịu được nữa thì gia đình mới phát hiện ra và đưa con vào bệnh viện cấp cứu. Thông tin từ các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp (Hà Nội) vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp trẻ trai bị xoắn...