Xoắn tinh hoàn: căn bệnh nguy hiểm
“Thoát hiểm” trong gang tấc
Sau khi tan học về nhà, M.Tuấn (Đội Cấn-Hà Nội) đột nhiên cảm thấy đau dữ dội ở khu vực “đèn dầu”. Khi kiểm tra, Tuấn phát hoảng vì thấy túi bi đôi của mình đột nhiên bị sưng to. Do ở nhà một mình nên Tuấn chỉ nên giường nằm nghỉ và âm thầm chịu đựng. Mai sau hôm đấy, mẹ Tuấn đi làm về sớm thấy Tuấn nhăn nhó kêu đau vội đưa Tuấn vào bệnh viện. Tại đây Tuấn được các bác sĩ chuẩn đoán là bị xoắn tinh hoàn, phải mổ gấp. Ca mổ sau đó đã thành công tốt đẹp nhưng bác sĩ cũng tiết lộ rằng chỉ cần chậm một vài phút nữa là tinh hoàn của Tuấn sẽ bị hoại tử và phải cắt bỏ.
Không như các căn bệnh khác, thời gian phẫu thuật xoắn tinh hoàn rất “ngặt nghèo”. Đây là căn bệnh mà trong nhiều trường hợp, teenboys chỉ có thể “thoát hiểm” trong gang tấc.
“Thời gian vàng” để điều trị bệnh xoắn tinh hoàn theo các bác sĩ là trong vòng 6 giờ đầu tiên tính từ khi có biểu hiện đau. Trong vòng 6 giờ đầu, khả năng “cứu” được túi bi đôi nguyên vẹn như cũ cho teenboys là 100%. Còn nếu đến trong khoảng 6-12 giờ thì khả năng chỉ còn 50%. Nếu kéo dài từ 12-24 giờ thì chỉ còn 20% thành công. Còn nếu trên 24h thì hi vọng bằng 0% và bạn phải chấp nhận “hi sinh” ít nhất 1 bên “túi bi đôi” của mình.
Xoắn tinh hoàn – căn bệnh nguy hiểm
Xoắn tinh hoàn thường xảy ra với trẻ sơ sinh hoặc các bạn trai ở lứa tuổi dậy thì. Xoắn tinh hoàn xảy ra là do tinh hoàn tự xoay quanh trục của nó làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ mạch máu đến nuôi tinh hoàn.
Triệu chứng điển hình của bệnh là đau đột ngột một bên của túi bi đôi, sưng to, và thường kèm theo nôn mửa. Khi có những triệu chứng này, teenboys cần phải hết sức lưu ý và nói với bố mẹ để được đưa đến bệnh viện kịp thời. Trong nhiều trường hợp, do bố mẹ quá bận bịu hoặc cho đây là hiện tượng bình thường teenboys phải giải thích cho bố mẹ hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh, tránh để quá lâu.
Nếu không được chữa trị kịp thời khi bị xoắn tinh hoàn thì teenboys có nhiều khả năng bị mất khả năng sinh sản do tinh hoàn không còn để thực hiện chức năng của mình là: tạo ra tinh trùng và nội tiết tố nam. Nếu chỉ một bên tinh hoàn bị ảnh hưởng thì tinh hoàn còn lại vẫn cung cấp được các nội tiết tố nam bình thường nhưng khả năng vô sinh vẫn rất cao. Vì khi này, hệ miễn dịch của cơ thể được tự động hình thành, tạo ra các tế bào “tấn công” tinh trùng và tiêu diệt chúng.
Nguyên nhân xoắn tinh hoàn
Hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh xoắn tinh hoàn mà còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Một trong những yếu tố dễ dẫn đến hiện tượng này là do sự chuyển đổi đột ngột nột tiết tố trong cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì.
Ngoài ra là do tinh hoàn quá di động (lúc sờ có trong túi bi đôi lúc lại không có). Trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn nằm trong ở bụng. Trong suốt quá trình phát triển, tinh hoàn di chuyển dần vào trong túi bi đôi, kéo theo mạch máu nuôi dưỡng nó và các thành phần liên quan. Kết quả là tinh hoàn được treo lủng lẳng trong túi bi đôi như quả lắc đồng hồ, dễ bị xoắn hơn. Dần về sau tinh hoàn sẽ càng được cố định vững chắc hơn. Đây cũng là lí do giải thích tại sao xoắn tinh hoàn thường xảy ra nhiều ở trẻ em và lứa tuổi dậy thì.
Vì vậy, để phòng tránh xoắn tinh hoàn teenboys cần kiểm tra túi bi đôi của mình thường xuyên. Nếu thấy túi bi đôi thỉnh thoảng bị trống chỉ có 1 bên thì bạn cần phải đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.