Xoắn tinh hoàn: Bệnh thường gặp ở nam giới trẻ
Xoắn tinh hoàn là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở người trẻ và cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây mất tinh hoàn ở nam giới.
Xoắn tinh hoàn là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở tinh hoàn nam giới. Bởi nó có diễn biến rất bất ngờ, nhanh chóng và gây nguy hại trực tiếp đến tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là căn bệnh thường gặp ở nam giới trẻ (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của xoắn tinh hoàn
Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các biểu hiện như:
Đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn (do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn), kéo dài dưới 6 giờ; bìu sưng to; buồn nôn và nôn; đau bụng; phía tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn.
Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân xoắn thừng tinh ở nam giới. Nhưng đã xác định được một số yếu tố liên quan khiến nam giới gia tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh
Thông thường, tinh hoàn không thể di chuyển tự do trong bìu. Vì các mô xung quanh có trách nhiệm cố định tinh hoàn.
Tuy nhiên, những người bị xoắn tinh hoàn sẽ có mô liên kết yếu hơn bìu. Thường các trường hợp này liên quan đến một số dị tật bẩm sinh. Nên khiến tinh hoàn có thể di chuyển tự do và gây khiến dây thừng tinh bị xoắn.
Xoắn tinh hoàn trẻ em do di truyền
Bệnh lý xoắn tinh hoàn có thể di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 10% mắc bệnh.
Do đó, nếu trong gia đình có người mắc xoắn thừng tinh hoàn thì bạn cũng nên đi kiểm tra nếu có dấu hiệu nghi ngờ.
Yếu tố nguy cơ gây xoắn tinh hoàn
Ảnh minh họa
Ngoài 2 nguyên nhân trên thì một số yếu tố dưới đây cũng làm gia tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn:
Tuổi tác: Bệnh có thẩy xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, phổ biến là thiếu niên từ 12 – 18 tuổi. Còn những người trên 30 tuổi rất hiếm bị xoắn.
Tinh hoàn đã từng bị xoắn: Nhiều trường hợp thừng tinh hoàn bị xoắn có thể xảy ra và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có nguy cơ tái phát cao.
Khí hậu: Bệnh thường có xu hướng xuất hiện vào mùa đông khi tiết trời lạnh. Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến tinh hoàn thay đổi vị trí và gây xoắn.
Phòng ngừa xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong sinh hoạt thường ngày, bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể gặp. Do đó, nam giới cần lưu ý một số yếu tố nguy cơ đối với xoắn tinh hoàn như sau:
- Về tuổi tác, nam giới trong độ tuổi từ 10 – 25 tuổi cần khám ngay khi có hội chứng bìu cấp.
- Về tiền căn, nếu nam giới đã từng gặp tình trạng xoắn tinh hoàn hoặc đau bìu đột ngột rồi hết đau mà chưa từng khám và điều trị cần chú ý khả năng xoắn tinh hoàn tái diễn.
- Về nhiệt độ, xoắn tinh hoàn đôi khi được gọi là “hội chứng mùa đông” vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm cơ bìu co lại nhanh chóng dẫn đến xoắn tinh hoàn, nhất là khi có sẵn bất thường của thừng tinh.
Tinh hoàn nằm trong ổ bụng bé trai
Theo lời kể của người nhà, từ khi chào đời, một bên bìu của bé trai không có tinh hoàn. Bên còn lại không nằm yên mà di động liên tục.
Bé N.T.T., 2 tuổi, quê ở Bến Tre, được cha mẹ đưa vào khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) với lý do tinh hoàn ở bìu "biến mất".
Qua thăm khám, các bác sĩ chuyên Tiết niệu sinh dục trẻ em không thấy tinh hoàn ở vùng bìu hay ống bẹn, siêu âm cũng không phát hiện vị trí tinh hoàn. Bé được chẩn đoán tinh hoàn ẩn, không sờ thấy, khả năng nằm trong ổ bụng.
Kíp mổ do tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 và thạc sĩ Lê Nguyễn Yên, Phó khoa Tiết niệu, phẫu thuật nội soi, tìm thấy tinh hoàn nằm trong ổ bụng bé.
Các bác sĩ đã đưa tinh hoàn xuống đúng vị trí bìu, đảm bảo các mạch máu cung cấp cho tinh hoàn, hệ thống ống dẫn tinh không bị tổn thương. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật, vì nếu cố gắng hạ tinh hoàn xuống, vô tình làm căng hệ thống tưới máu, làm giảm nguồn cung cấp máu, vô tinh gây teo tinh hoàn khi bé lớn lên.
Các bác sĩ thực hiện ca mổ sắp xếp lại tinh hoàn cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Sau mổ, tinh hoàn của bé trai nằm đúng vị trí trong bìu. Vết mổ sạch, bệnh nhi phục hồi tốt và được xuất viện.
TS Phạm Ngọc Thạch cho biết tình trạng của bé T. rất đặc biệt do tinh hoàn có khả năng di động với mức độ khá cao, biên độ rộng. Đây là nguyên nhân khiến người nhà sờ thấy tinh hoàn có lúc ở trong bìu, lúc ở ống bẹn, đôi khi quay ngược về lỗ bẹn sâu, ổ bụng.
Lý giải quyết nhân gây tình trạng này, TS Thạch cho biết trong thời kì phôi thai, tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng, xuyên thành bụng ở vùng bẹn vào vị trí bình thường là bìu. Nếu trong quá trình này, tinh hoàn gặp phải sự cố nào đó khiến nó không nằm ở bìu mà đi ngược lên bụng, bẹn thì gọi là tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn ẩn có trong 30% các bé sinh non, nhưng với trẻ sinh đủ tháng, mức độ chỉ còn khoảng 3%. Ở những trẻ có tinh hoàn ẩn, khoảng 70% tinh hoàn sẽ xuống bìu trong những tháng đầu, nhưng sau một tuổi, tỷ lệ tinh hoàn ẩn xuống bìu rất ít, không đáng kể.
Tinh hoàn ẩn nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như xoắn tinh hoàn hay hóa ác. Khi bị tinh hoàn ẩn một bên thì bên đối diện cũng có nguy cơ hóa ác đến các trường hợp.
Các số liệu cho thấy chỉ 25% người có tinh hoàn ẩn 2 bên đã điều trị phẫu thuật mang số lượng tinh trùng bình thường. Vì thế, vô sinh là không tránh được với bệnh nhân có tinh hoàn ẩn 2 bên mà không điều trị.
Khi thấy bất thường với tinh hoàn của trẻ, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám.
Nếu trẻ có tinh hoàn ẩn đột nhiên đau thắt dữ dội vùng bẹn, sờ đau và trẻ không cho sờ, đôi khi có kèm theo nôn ói, gia đình cần nghĩ đến xoắn tinh hoàn.
Với những người có tinh hoàn ẩn để muộn sau tuổi dậy, thường là tinh hoàn sẽ teo nhỏ và nằm cao trong bụng, người bệnh có thể phải cắt tinh hoàn vì lúc này nó đã mất chức năng và để ngừa nguy cơ hóa ác.
Người đàn ông mất một bên tinh hoàn do bị chẩn đoán nhầm Sau ca mổ, sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt nhưng không thể lấy lại viên tinh hoàn đã mất. Mới đây, khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tiếp nhận bệnh nhân nam, 39 tuổi, chưa lập gia đình, trong tình trạng sưng đau tinh hoàn bên trái. Trước đó, bệnh nhân này xuất...