Xoài Cao Lãnh chính thức có thương hiệu
Vào lúc 18h ngày 12/12/2012 vừa qua, trong khuôn khổ Hội chợ xúc tiến thương mại – Nhịp cầu đầu tư tỉnh Đồng Tháp với chủ đề Ngày hội Tam Nông, thương hiệu Xoài Cao Lãnh đã chính thức được công bố.
Theo đó, thương hiệu xoài Cao Lãnh cũng đón nhận giấy các chứng nhận tiêu chuẩn Global GAP; giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể Xoài Cao Lãnh từ Cục Sở hữu Trí tuệ.
Điểm nhấn của buỗi lễ đó chính là phần ra mắt bộ Nhận diện thương hiệu xoài Cao Lãnh do Công ty Sự kiện và Truyền thông Say Cheese đảm nhiệm tư vấn.
Lễ kí kết biên bản ghi nhớ V/v hợp tác tiêu thụ Xoài giữa Hợp tác xã xoài Mỹ Xương và đại diện các Doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, TP.HCM, Hà Nội.
Video đang HOT
Nghi thức ra mắt thương hiệu Xoài Cao Lãnh
Huyện Cao Lãnh được gọi là “ vương quốc của Xoài” và là môt trong những địa phương đứng đâu cả nước vê diên tích trông xoài với hơn 4.000 ha trong tổng số 5.598 ha diện tích cây ăn trái trên toàn huyện. Trong đó, trồng nhiều nhất là xoài cát Chu và xoài cát cùng loại với xoài cát Hoà Lộc với sản lượng ước tính khoảng 30.000 tấn xoài/năm.
Xoài Cao Lãnh từ lâu đã là loại trái cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp. Nhiều năm qua, xoài Cao Lãnh được đánh giá cao trên thị trường tiêu thụ do chất lượng cao và ổn định. Tại các cuộc thi trái ngon vùng ĐBSCL, xoài Cao Lãnh luôn chiếm được những giải thưởng cao.
Xoài ở Cao Lãnh có 2 giống chính:
Xoài Cát Chu Cao Lãnh(dán tem trắng – tên khoa học Mangifera Indica): Đây là giống xoài truyền thống của địa phương có từ rất lâu đời. Tương truyền, ngày xưa vua Gia Long lánh nạn ở Nha Mân, rất thích dùng xoài Cao Lãnh. Người đẹp Nha Mân vốn gốc là cung tần, phi nữ của Gia Long, còn giống xoài thì được tôn xưng là xoài ngự vì tốt mã lại thơm ngon.
Sở dĩ có tên như vậy là vì đầu trái xoài, nơi có cuống thường “chu” ra. Cũng có người cho rằng gọi là xoài Cát Chu vì màu thịt và vỏ trái khi chín hơi ửng đỏ (chu sa). Xoài có trọng lượng trung bình 300-450g/quả, thịt xoài mềm mà hơi dai, vị ngọt dịu và thơm lừng.
Xoài Cao Lãnh(dán tem xanh tên khoa học Mangifera Indica L): Đây là giống xoài cát cùng loại đã được trồng ở Hòa Lộc (Tiền Giang) được du nhập vào Cao Lãnh từ thập niên 60. Có lẽ nhờ hợp thổ nhưỡng mà phẩm chất xoài ngon vượt trội so với xoài cùng giống được trồng ở những địa phương khác. Giống xoài này quả trọng lượng nặng, to và thon dài hơn giống xoài Cát Chu truyền thống. Đồng thời màu sắc thịt lẫn vỏ đều hấp dẫn nên hiện rất được ưa chuộng. Quả xoài có trọng lượng trung bình 450-600g/quả, khi chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi và vị ngọt đậm đà.
Không chỉ thơm ngon nổi tiếng, mây năm qua, nhờ áp dụng tiêu chuân GlobalGap, VietGap mà thương hiệu xoài cát Hòa Lộc của Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã vươn ra thị trường thê giới. Mỗi năm xuất sang thị trường Nhât, Hàn Quôc, New Zealand hàng trăm tân xoài… Tháng 02/2012, Xoài Cao Lãnh và Xoài Cát Chu Cao Lãnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tập thể.
Đồng Tháp có rất nhiều nông sản ngon. Với cách làm chuyên nghiệp về thương hiệu, xoài Cao Lãnh sẽ là một khởi điểm trong việc áp dụng cho các loại nông sản khác phát triển. Hi vọng rằng, với những động thái tích cực trên, sẽ giúp hương hiệu xoài Cao Lãnh sẽ phát triển lên một tầm cao mới, chinh phục thị trường trong nước và vươn xa hơn trên thị trường thế giới, đồng thời nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nông sản, đặc biệt là các đặc sản trái cây tại Việt Nam
Theo Dantri
Doanh nghiệp - nhà vườn cam kết hơn 500 hợp đồng
Đó là thông tin ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch Tiền Giang, Phó trưởng tiểu ban tổ chức Hội chợ - triển lãm rau quả và thương mại ĐBSCL 2012 - cho biết tại buổi lễ bế mạc hội chợ diễn ra vào chiều ngày 9.12 sau 5 ngày tổ chức.
Người dân các địa phương vùng ĐBSCL tham quan các gian hàng trái cây tại Hội chợ - triển lãm rau quả và thương mại ĐBSCL 2012.
Theo báo cáo của Tiểu ban tổ chức, Hội chợ - triển lãm rau quả và thương mại ĐBSCL năm 2012 với chủ đề "Đất phù sa cho cây trái ngọt lành" là điểm nhấn trong chuỗi 7 sự kiện của Diễn đàn MDEC - Tiền Giang 2012. Hội chợ - triển lãm nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của vùng sông nước Cửu Long với bạn bè trong nước và quốc tế, tôn vinh thành quả lao động của nông dân vùng ĐBSCL.
Công tác chuẩn bị và tổ chức hội chợ - triển lãm được thực hiện chu đáo thể hiện qua các yếu tố: Các gian hàng được thiết kế trang trọng, trưng bày đẹp; sản phẩm đa dạng, phong phú, trong đó phần lớn là những sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu uy tín trên thị trường (đạm Cà Mau, phân bón Bình Điền, nước mắm Phan Thiết...); nhiều loại trái cây chủ lực lâu nay của toàn vùng góp mặt như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hòa Lộc, xoài Cao Lãnh, khóm Tân Phước, thanh long chợ Gạo, quýt hồng Đồng Tháp, bưởi da xanh Bến Tre, bưởi Tân Triều Đồng Nai, sầu riêng Ngũ Hiệp...
Hội chợ - triển lãm qui tụ hơn 500 gian hàng của bộ, ngành trung ương và 17 tỉnh, thành phố và hơn 250 doanh nghiệp tham gia; trong đó có 82 gian hàng triển lãm của các địa phương vùng ĐBSCL, Bộ NNPTNT và 4 tỉnh, thành ngoài vùng (TPHCM, Đồng Nai, Ninh Thuận và Bình Thuận). Tại hội chợ - triển lãm có 90 gian hàng trái cây tươi, trái cây đã qua chế biến và cây giống các loại; 34 gian các ngành nông nghiệp phụ trợ, 297 gian thương mại tổng hợp và 15 gian hàng nước ngoài.
Hội chợ - triển lãm đã thu hút trên 80.000 lượt khách tham quan mua sắm, gần 30 tấn trái cây tươi được tiêu thụ, có trên 500 hợp đồng ghi nhớ và ký kết, doanh thu trên 20 tỉ đồng (bình quân 4 tỉ đồng/ngày). Cũng theo ông Phương, hội chợ - triển lãm lần này đã thực sự góp phần quảng bá thương hiệu rau, quả vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung; hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất đẩy mạnh tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm; giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, người tiêu dùng.
Ban tổ chức tặng bằng khen cho các đơn vị có nhiều đóng góp cho thành công của MDEC - Tiền Giang 2012.
Ông Đoàn Văn Phương còn cho biết, trong khuôn khổ hội chợ - triển lãm có 2 hội thi "lúc nào cũng ken cứng" khách tham quan. Trước hết là Hội thi ẩm thực với chủ đề "Hương vị quê nhà" thu hút 20 gian hàng của các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, quán ăn thuộc các địa phương vùng ĐBSCL và TPHCM.
Tại hội thi diễn ra các nội dung: Biểu diễn nghệ thuật nấu các món ăn, pha chế nước uống, trưng bày bàn ăn, trình bày món ăn, hướng dẫn nấu bếp..., qua đó giới thiệu nét đặc sắc của nền văn hóa ẩm thực của từng địa phương vùng sông nước Nam Bộ. Tiếp đến là Hội thi trái cây ngon cũng đã tiếp nhận trên 300 mẫu trái cây dự thi với 11 chủng loại: Sầu riêng, cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn, thanh long, chôm chôm, dứa, vú sữa và sapô do nhà vườn thuộc 8 tỉnh, thành (Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang và TP.Cần Thơ) mang đến tham dự.
Kết quả, ban tổ chức đã chọn và trao 4 giải nhất, 16 giải nhì và 21 giải ba với tổng số tiền thưởng 57 triệu đồng. Các mẫu trái cây đoạt giải được trưng bày, giới thiệu cho các đại biểu, du khách đến tham quan hội chợ - triển lãm và đại biểu tham dự các hoạt động diễn ra tại Diễn đàn MDEC - Tiền Giang. Theo nhiều khách tham quan cho biết, qua việc "tuyên truyền trực quan" này càng thấy vùng ĐBSCL thật sự là vùng đất cây lành, trái ngọt...
Theo laodong
Những người... không ăn cơm Ở ĐBSCL có một số người không ăn cơm trong hàng chục năm trời mà vẫn sống khỏe mạnh. Đặc điểm chung của những người này là đều sống ở thôn quê, thích ăn chay và làm việc thiện. Uống trà đá đường thay cơm suốt 18 năm Điển hình như ông Phan Tấn Lộc (68 tuổi, ngụ khu vực Bình Phước, phường...