Xóa tên thường trú nếu xuất cảnh quá 2 năm?
Sáng (26/2), thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú. Trong dự án có quy định xóa đăng ký thường trú đối với người xuất cảnh ra nước ngoài quá hai năm.
Tuy nhiên, quy định “xóa đăng ký thường trú đối với người xuất cảnh ra nước ngoài quá hai năm” không nhận được đồng tình của Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Thứ nhất, việc sửa quy định xóa đăng ký thường trú đối với trường hợp ra định cư ở nước ngoài thành quy định xóa đăng ký thường trú đối với người đã xuất cảnh từ 2 năm trở lên là chưa thực sự phù hợp, không bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và cũng chưa làm rõ được nội hàm của quy định này” – chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói.
Ông Lý phân tích: “quy định này có áp dụng với cán bộ, công chức được cử đi làm việc ở nước ngoài, người đi lao động, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài không? Thời hạn thực tế những người đã xuất cảnh ở nước ngoài chỉ tính thời gian ở nước ngoài liên tục hay tính từ khi xuất cảnh? Nếu tính thời gian liên tục kể từ khi xuất cảnh thì có gây khó khăn cho công dân khi ra nước ngoài học tập, lao động hay không, bởi lẽ quy định này tạo tâm lý cho người dân phải lo giữ hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, nên trong quá trình học tập, lao động ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn 2 năm kể từ khi xuất cảnh để không bị xóa đăng ký thường trú. Hơn nữa, nếu xóa đăng ký thường trú trong trường hợp này thì cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đối với những người này; khi có những vấn đề liên quan đến họ thì sẽ xử lý như thế nào?”.
Video đang HOT
Du học sinh Việt tại nước ngoài – Ảnh: tư liệu TTO
Vẫn theo phân tích của thường trực Ủy ban Pháp luật, quy định như dự thảo Luật sẽ gây ra nhiều khó khăn, phiền hà đối với người xuất cảnh không chỉ khi họ thực hiện các quan hệ dân sự như kết hôn, giao dịch mua bán tài sản, đăng ký quyền sở hữu…mà còn có thể ảnh hưởng đến việc bảo hộ quyền cho công dân Việt Nam trong trường hợp những người này tham gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ cho rằng, đăng ký thường trú ở đâu thì công dân phải thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình ở đó, do vậy nếu đi quá hai năm thì tạm xóa rồi sau đó khi về đăng ký lại.
Nhưng lập luận của thứ trưởng Bộ Công an bị chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Cớ gì tôi đi nước ngoài mà ông ở nhà xóa tên tôi, đến quốc tịch mà tôi còn được giữ nữa là. Con người ta càng ngày càng tự do, tự do cư trú là quyền cơ bản. Tự do gì mà tôi vừa ra khỏi nhà đi nước ngoài một cái thì ông bảo ông xóa tên tôi trong sổ? Cái sổ của ông rất to, ông chỉ cần chú thích trong đó là tôi đi vắng, chứ làm gì phải xóa?”.
Theo 24h
Hợp tác có chiều sâu
Sáng 31-1 tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với ngài Krisof Szatmary, Quốc vụ khanh phụ trách điều hành kinh tế quốc gia Hungaria nhân chuyến thăm Việt Nam. Cùng dự có bà Tor da Es Zster, Đại sứ Hungaria tại Việt Nam.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và ngài Krisof Szatmary tại buổi tiếp
Theo Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, trong nhiều năm qua, quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan hữu quan của Hungaria đã có những bước phát triển tích cực, nhất là trong việc trao đổi tình hình, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm. Trao đổi xung quanh dự án quản lý dân cư tại TP Hải Phòng cũng như các khả năng hợp tác trong tương lai giữa Chính phủ Hungaria và Việt Nam trong lĩnh vực quản lý dân cư, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đánh giá cao tính hiệu quả của dự án đối với công tác quản lý nhà nước về ANTT của lực lượng Công an. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải cách hành chính và cụ thể hóa nền hành chính công về quản lý cư trú ở Việt Nam. Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ mong muốn trong thời gian tới các cơ quan hữu quan của Bộ Kinh tế quốc gia Hungaria sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an Việt Nam triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án "Xây dựng hệ thống đăng ký và quản lý dân cư" tại TP Hải Phòng, góp phần phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, cũng như sự hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và Hungaria.
Theo ANTD
Nếu Thủ tướng yêu cầu, sẽ sửa CMND "Trước mắt Bộ sẽ vẫn thực hiện nghiêm việc hướng dẫn, tiếp tục cấp chứng minh có ghi tên cha mẹ. Nếu Thủ tướng yêu cầu sửa Nghị định 170 và 05, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp làm một nghị định theo quy trình rút gọn để sửa". Đó là ý kiến đại tá Vũ Xuân Dung, Phó...