Xóa tan nỗi lo ‘con ốm’ khi chuyển mùa của nhiều bậc phụ huynh
Thay đổi thời tiết, con dễ bị ốm, vậy nên, bậc phụ huynh cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho con để tăng sức đề kháng…
Dù kỳ nghỉ lễ tết nguyên đán 2024 đã kết thúc, nhưng có lẽ không khí du xuân vẫn còn rộn ràng với nhiều người. Vậy nên những chuyến du lịch lễ hội đầu năm chắc hẳn sẽ đem lại niềm vui cho cả gia đình và các bạn nhỏ. Thế nhưng nỗi lo con dễ ốm do thời tiết luôn là nỗi bận tâm lớn nhất của các bậc phụ huynh, đặc biệt ở miền Bắc.
Được biết, gia đình chị Linh có 2 bạn nhỏ đang ở lứa tuổi mầm non được bố mẹ chuẩn bị rất kỹ cho chuyến du lịch sắp tới. Chị lên kế hoạch chi tiết, đặc biệt là về lộ trình và phương tiện để đảm bảo tính an toàn.
Danh sách đồ dùng, thực phẩm cần thiết cũng được chị liệt kê như là một số loại thuốc dự phòng về rối loạn tiêu hóa, dị ứng, say xe hay vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng. Dù chuẩn bị khá kỹ, nhưng gia đình cũng không khỏi lo lắng vì vậy chị cũng quan tâm đến các loại sữa dưỡng chất giúp tăng đề kháng cho con.
Việc đi du lịch đầu năm, chuyển đến một môi trường khác tiếp xúc với nhiều người, chắc hẳn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ. Để trang bị cho con một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trước hết, mọi người cần biết đến những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho con.
Đầu tiên là IgA, kháng thể bề mặt tập trung ngoài da, hệ miễn mạc biểu mô được xem là tuyến phòng thủ đầu tiên để ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt vi rút, vi khuẩn. Kháng thể chiếm 90% tổng lượng kháng thể trong sữa mẹ.
Bên cạnh đó, IgG, kháng thể trong máu, giúp con phòng chống các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào máu. Đây là hệ cơ quan ngăn chặn các nguy cơ như căn bệnh do vi rút, vi khuẩn, nấm men dị nguyên gây ra.
Video đang HOT
Ngoài ra, để hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh, lợi khuẩn đường ruột cũng là thành phần quan trọng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Có thể kể đến như BB12 hay LGG là các lợi khuẩn có mặt trong đường ruột, chúng sẽ bám dính vào lớp niêm mạc ruột, lưu trú và phát triển. Đồng thời kích thích biểu mô tăng sinh kháng thể như IgA.
Khi 2 lớp kháng thể IgA và IgG kết hợp tạo nên bộ đôi kháng 2 lớp, trong công ngoài thủ vững vàng giúp bảo vệ bé tối ưu.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ: “Tỷ lệ các kháng thể IgG trong sữa non rất cao, vì vậy sữa non còn được mệnh danh là nguồn kháng thể tự nhiên được khuyên dùng cho trẻ. Còn với IgA, nếu thiếu chất này vào mùa lạnh dễ bị cảm cúm, viêm phế quản còn mùa nóng thì hay mắc bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa”.
Tuy nhiên, có ba cách để mọi người bổ sung IgA cho trẻ như sau, nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho đến khi ăn dặm. Tốt nhất là cho trẻ bú mẹ song song với ăn dặm đến hai tuổi. Trong trường hợp bé không đủ sữa mẹ thì có thể bổ sung IgA từ các loại sữa công thức có chứa thành phần sữa non hoặc chứa thành phần sữa non gồm HMO, HMP cũng được kiểm chứng lâm sàng giúp tăng IgA tự nhiên, đảm bảo ăn dặm hợp lý khoa học với đa dạng thực phẩm.
Bên cạnh đó, giai đoạn bắt đầu ăn dặm đến khoảng 36 tháng tuổi, khả năng miễn dịch hỗ trợ từ mẹ giảm dần và được gọi là giai đoạn khoảng trống miễn dịch. Lúc này, trẻ cần phải hỗ trợ tăng cường sức đề kháng từ thực phẩm như sữa non, thực phẩm giàu kẽm, vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E. Trong đó, sữa non có hàm lượng kháng thể cao mà còn giàu IgA giúp gia cố tuyến phòng thủ bên ngoài, tăng cường hệ thống, bảo vệ bên trong. Từ đó, tạo nên 2 lớp đề kháng vững vàng.
Mùa xuân này, để bé thỏa sức vui chơi không cần lo bị ốm, phụ huynh có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm sữa có công thức chứa các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên được tìm thấy trong sữa mẹ.
Những sai lầm khi ăn mít gây hại cho sức khỏe
Mít là loại quả quen thuộc vào mùa hè và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể 'ăn thả phanh' loại trái cây này.
Mít có chứa nhiều kẽm, canxi, sắt... Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như đều ăn được. Múi mít chín, ngọt. Xơ mít để ăn hoặc muối chua. Quả mít non còn dùng để nấu canh, kho cá, trộn gỏi...
Lá mít tươi giã nát đắp lên những mụn nhọt đang sưng đau hoặc dùng lá mít khô nấu thành cao, bôi lên những vết lở loét rất hiệu quả.
Mít bổ sung vitamin C, vitamin A làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp duy trì đủ độ ẩm giúp da hồng hào và hạn chế nếp nhăn.
Tuy là loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng những người có dấu hiệu bệnh sau chớ dại ăn mít.
Bệnh tiểu đường: Mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Bệnh gan nhiễm mỡ: Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường không tốt cho gan và dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.
Bệnh suy thận mạn: Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.
Các bệnh mãn tính: Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Khi ăn mít thì cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.
Cách ăn mít tốt cho sức khỏe:
- Không ăn mít khi bụng đói bởi nó sẽ khiến hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1, 2 tiếng để đảm bảo cho sức khỏe. Và lưu ý không nên ăn mít vào buổi tối, nhất là hạt mít.
- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
- Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).
Cà chua ăn sống hay nấu chín tốt hơn? Cà chua là thực phẩm phổ biến có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe từ bổ mắt tới phòng ngừa ung thư, mỡ máu, ngăn chặn biến cố tim mạch, tăng sức đề kháng. Các thành viên trong gia đình tôi đều thích ăn cà chua. Tôi dùng cà chua làm canh, nước ép, salad. Khi có người ốm, mẹ tôi thường...