Xóa sổ thương hiệu Jetstar Pacific, đổi tên thành Pacific Airlines
Sau khi Qantas rút lui, Jetstar Pacific sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đổi tên thương hiệu thành Pacific Airlines, với logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.
Ảnh minh họa.
Thông tin mới từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines cho biết, hãng này và Tập đoàn Qantas (Úc) đã thống nhất xúc tiến những thay đổi đối với Jetstar Pacific nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận của hãng hàng không chi phí thấp này, đồng thời thúc đẩy quy mô và sức mạnh thương hiệu của Vietnam Airlines tại thị trường nội địa.
Chia sẻ với báo chí, ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, Chủ tịch Hội đồng quản trị Pacific Airlines cho biết, việc tái cơ cấu sẽ có ba cấu phần chính bao gồm tái cơ cấu cổ đông, thay đổi phương thức tổ chức bán và chuyển đổi thương hiệu.
Về việc tái cơ cấu cổ đông, Phó Tổng giám đốc Jetstar Pacific cho biết, sau một thời gian cộng tác cả Vietnam Airlines và Qantas đều nhận thấy đây là thời điểm thích hợp, Qantas sẵn sàng rút lui để Vietnam Airlines nắm giữ cổ phần chính (khoảng 98% cổ phần).
Video đang HOT
“Do Qantas là một doanh nghiệp tư nhân còn Vietnam Airlines lại là một doanh nghiệp Nhà nước nên quan điểm làm việc hai bên có sự khác biệt, dẫn đến chưa tạo được bước đột phá cho Jetstar Pacific. Trong khi đó, cơ chế điều hành đối với Jetstar Pacific hiện tại lại đang phụ thuộc quá nhiều vào Qantas do hệ thống đặt vé đang đặt ở Úc, không hiểu được nhịp thở của thị trường nội địa”, lãnh đạo Jetstar Pacific chia sẻ khi nói về lý do hai bên quyết định “chia tay”.
Đồng thời, Pacific Airlines cũng sẽ chuyển đổi hệ thống đặt chỗ từ Navitaire sang Sabre – hệ thống Vietnam Airlines đang vận hành – để đồng bộ hóa mạng bay, các thủ tục đặt chỗ và tính năng dành cho khách hàng với Vietnam Airlines.
Ông Quang cũng cho biết, kể từ năm 2012 khi nhận Jetstar Pacific về, Vietnam Airlines đã nhận thức được tầm quan trọng của hãng hàng không giá rẻ này, hiệu quả của Vietnam Airlines ở thị trường nội địa đã được nâng cao rõ rệt.
Đề án tái cơ cấu đã được tiến hành liên tục, theo đó, đến năm 2018- 2019, Jetstar Pacific đã không còn lỗ, thậm chí đã ghi nhận lãi 30-40 tỷ đồng. Đến tháng 1/2020 hãng đã lập kỷ lục lãi tới 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên hãng lại ghi nhận lỗ trở lại.
Sau khi đối tác ngoại rút toàn bộ vốn, Jetstar Pacific sẽ tiếp tục tái cơ cấu và được coi như một phần không thể thiếu trong chuỗi kinh doanh của Vietnam Airlines. Đội bay dự kiến sẽ được nâng lên 40 chiếc vào năm 2025, từ mức 18 chiếc hiện nay.
Dù vậy, lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho biết, vẫn chưa xác định thời điểm Jetstar Pacific chính thức hoạt động dưới tên mới Pacific Airlines do còn phụ thuộc vào quyết định của nhà chức trách.
Vinamilk (VNM) trình cổ đông dự án mở hệ thống/chuỗi cửa hàng "Hi - Café"
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội cổ đông năm 2020, dự kiến đại hội tổ chức ngày 26/06/2020.
Doanh nghiệp trình cổ đông kế hoạch năm 2020 với doanh thu 59.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.690 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 5,7% và 1% so với thực hiện năm 2019.
Bên cạnh đó, Vinamilk sẽ trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức bằng tiền năm 2020 tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Trong đó, tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 là 2.000 đồng/cp, ngày chốt danh sách là 30/09/2020. Tạm ứng đợt 2 là 1.000 đồng/cp, ngày chốt danh sách cổ đông 31/12/2020.
Về kế hoạch chia cổ tức năm 2019, VNM dự kiến mức chia là 45%, trong đó đã tạm ứng 30% còn 15% sẽ chốt danh sách ngày 30/06/2020.
Kế hoạch tài chính năm 2020 của VNM
Một nội dung đáng chú ý cũng sẽ được trình tại Đại hội là VNM dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 5:1, ngày đăng ký cuối cùng là 30/09/2020, nguồn vốn là lợi nhuận chưa phân phối.
Ngoài ra, VNM còn xin ý kiến để bổ sung đăng ký mới ngành sản xuất đường. Công ty cho biết có kế hoạch phát triển các sản phẩm đường thương mại có chức năng chuyên biệt như đường dành cho người bệnh tiểu đường, người theo chế độ ăn kiêng...Bên cạnh đó là ngành dịch vụ phụ vụ đồ ăn, chi tiết là quán cà phê, giải khát; ngành nghề nhà hàng và dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, cụ thể là dịch vụ ăn uống.
Vinamilk đang triển khai dự án mở hệ thống/chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê, đồ uống và một số thức ăn kèm theo với thương hiệu "Hi - Café".
Trong năm 2019, Vinamilk đã mở 1 cửa hàng tại Trụ sở chính của Công ty. Trong thời gian thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của hệ thống này, Công ty đang triển khai vận hành kinh doanh thông qua hợp tác với một đối tác có đủ năng lực và ngành nghề phù hợp.
Trong năm 2020 và các năm kế tiếp, Vinamilk dự kiến sẽ phát triển mở rộng chuỗi cửa hàng này tại nhiều địa điểm khác nhau và trực tiếp triển khai vận hành hoạt động kinh doanh Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ túi, hộp, thùng và các loại bao bì khác dùng để đựng hàng hóa. Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet. Chi tiết: Thực hiện quyền phân phối bán lẻ túi, hộp, thùng và các loại bao bì khác dùng để đựng hàng hóa qua kênh internet.
Thực hiện chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và tái tạo đang được Chính phủ và xã hội quan tâm, đồng thời gia tăng tính ý thức của người tiêu dùng khi sử dụng túi ni long một lần. Vinamilk sẽ triển khai bán túi nilong và túi sử dụng nhiều lần thay vì phát kèm miễn phí như hiện nay.
ĐHĐCĐ Vicostone (VCS) thông qua hai kịch bản kế hoạch kinh doanh 2020 Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2020 của Công ty cổ phần Vicostone (mã VCS), đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa, tổ chức cuối tuần qua đã thông qua hai kịch bản kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 trước ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19. Kịch bản 1 - Lạc quan: Giữ nguyên theo kế hoạch năm 2020 đã...