Xóa sổ đường dây lừa đảo công nghệ cao do người Trung Quốc cầm đầu
Lập “tổng đài” tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), nhóm đối tượng ở Trung Quốc đã lôi kéo, đưa một nhóm người Việt Nam do Nguyễn Văn Thiên (34 tuổi, ở tại phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cầm đầu sang thực hiện hành vi lừa đảo nhằm vào những người nhẹ dạ ở Việt Nam.
Bọn chúng đã giả danh Công an, Viện Kiểm sát để thực hiện hàng loạt vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước… Cùng với việc vận động đối tượng Nguyễn Văn Thiên từ Trung Quốc về Việt Nam đầu thú vào ngày 12-10, đến nay, Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an đã bắt giữ được tổng cộng 7 đối tượng khác, bóc trần những phương thức, thủ đoạn lừa đảo tinh vi của bọn chúng để người dân nâng cao cảnh giác.
Cầm đầu nhóm đối tượng này là A Trần, một đối tượng người Phúc Kiến (Trung Quốc). Thiên quen với A Trần sau khi đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc về. Được gã trùm A Trần đưa cho “kịch bản” lừa đảo công nghệ cao đã soạn sẵn cực kỳ tinh vi và kiếm bộn tiền, Thiên nhận lời ngay khi được A Trần hứa trả lương tháng 10 triệu đồng và 6% số tiền lừa được của các bị hại. Theo sự phân công của A Trần, Thiên “tuyển” một số đối tượng người Việt Nam như: Đinh Văn Đạt, Lê Bá Thuận, Nguyễn Minh Chung, Nguyễn Văn Doanh cùng trú tại TP Biên Hòa, Đồng Nai; hai anh em ruột Trần Văn Lợi, Trần Văn Thắng, trú tại Nghĩa Hưng, Nam Định; Nguyễn Thị Hằng, trú tại Quảng Ninh đưa sang Trung Quốc cho A Trần.
Tại “đại bản doanh” ở Phúc Kiến, nhóm đối tượng người Việt Nam được A Trần bố trí cho ở trong một căn nhà hai tầng, tầng 1 được ngăn làm các phòng nhỏ có lắp đặt máy tính, thiết bị công nghệ cao, điện thoại, bộ đàm. Điều đáng nói rằng, thiết bị công nghệ cao nói trên có thể tạo ra bất cứ số điện thoại nào mà chúng mong muốn, số điện thoại này sẽ hiện lên vào máy điện thoại bàn (có chức năng hiện số) hoặc máy điện thoại di động của người nghe. Nhưng trước khi thực hiện hành vi phạm tội, A Trần và đồng bọn bên Trung Quốc đã in một tập tài liệu (gọi là giáo trình) bằng tiếng Việt, luyện rất kỹ cách thức lừa đảo cho các đối tượng. Sau khi luyện lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn trong vòng khoảng 40 đến 45 ngày, các đối tượng được đưa ra thực hiện hành vi lừa đảo.
Các thẻ tín dụng ngân hàng các đối tượng sử dụng để rút tiền của bị hại.
Các vụ lừa đảo của nhóm này, theo đúng “giáo trình”, chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn một, các đối tượng giả mạo là nhân viên tổng đài của Bưu điện. Hành vi này do đối tượng Hằng, Chung, Hương và Thuận thực hiện. Bọn chúng sẽ gọi vào máy điện thoại để bàn của bị hại, tự xưng là nhân viên của Bưu điện, thông báo thuê bao của bị hại đang nợ cước số tiền 8,9 triệu đồng.
Khi bị hại đang ngơ ngác cãi lại không hề nợ cước, “nhân viên bưu điện” lại hỏi tiếp, gia đình có mấy số điện thoại bàn thuê bao và đọc ra số điện thoại bàn nợ tiền cước khác với số của bị hại. Sau đó, “nhân viên bưu điện” cho rằng, bị hại đã bị đánh cắp chứng minh nhân dân (CMND) nên người khác mới có thể sử dụng CMND này để thuê bao số điện thoại nợ cước trên. Người này yêu cầu bị hại đọc số CMND và một số thông tin về nhân thân khác như số điện thoại di động để chuyển cho cơ quan Công an xác minh.
Video đang HOT
Ở giai đoạn 2, đối tượng giả danh là Công an hoặc cán bộ Viện kiểm sát, gọi đến điện thoại di động của bị hại. Lúc này, hệ thống thiết bị công nghệ cao của các đối tượng sẽ tự động đẩy số điện thoại của trực ban Công an hoặc Viện Kiểm sát các tỉnh, thành, nơi bị hại đang ở vào máy di động của bị hại.
Để làm được điều này, các đối tượng đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, chúng lấy số điện thoại trực ban của Công an ở các tỉnh, thành qua mạng Internet… sau đó chúng sử dụng thiết bị công nghệ cao tạo số như ý muốn. Chính điều này khiến người bị hại dễ dàng rơi vào cái bẫy của những kẻ lừa đảo. Trong quá trình nói chuyện, đối tượng sẽ thông báo cho người bị hại, số CMND của bị hại còn bị kẻ khác lợi dụng để mở tài khoản trong đường dây mua bán ma túy hoặc rửa tiền.
Sau đó, “vị công an” yêu cầu người bị hại cung cấp thông tin về việc mở tài khoản tại ngân hàng, dọa rằng tài khoản trên vì liên quan đến tội phạm nên sẽ phải đóng lại trong 18 tháng. Phương án thứ hai các đối tượng đưa ra, đó là rút tiền trong tài khoản của mình để chuyển vào tài khoản của cơ quan Công an, trong vòng 24 giờ, nếu cơ quan Công an xác minh không liên quan sẽ chuyển trả lại tiền. Không muốn tiền của mình bị “đóng băng” trong 18 tháng, nhiều bị hại đã chọn phương án hai.
Giai đoạn thứ ba có thêm sự hỗ trợ của đối tượng đóng vai trò là cấp trên của cán bộ Công an hoặc Kiểm sát viên để đọc số tài khoản cho người bị hại chuyển tiền vào.
Bước cuối cùng là thực hiện việc rút tiền. Ở đây sẽ có hai hình thức: Nếu người bị hại chuyển số tiền lớn, chúng yêu cầu bị hại chuyển vào tài khỏan của các đối tượng nằm trong đường dây để thuận tiện cho việc rút tiền. Nếu số tiền nhỏ, chúng chuyển tiền vào các tài khoản nhỏ, lẻ mà trước đó chúng đã đi mua, thu gom… của công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước.
Trao đổi với chúng tôi, điều tra viên của Phòng 8, Cục Cảnh sát hình sự, đơn vị thụ lý vụ án cho biết: Bọn cầm đầu bố trí 2 đối tượng người Trung Quốc ăn, ở ngay tại Móng Cái (Quảng Ninh) và thuê một người Việt Nam làm phiên dịch để thực hiện việc rút tiền lừa đảo được tại các cây ATM và các phòng giao dịch của một số ngân hàng tại Móng Cái, sau đó thuê chuyển ngay về Trung Quốc. Sở dĩ bọn chúng chọn người Trung Quốc sang rút tiền vì chúng biết tại các cây ATM đều có máy camera, nhận dạng chúng sẽ khó hơn người bản địa.
Cũng theo điều tra viên thì trong “giáo trình” lừa đảo, các đối tượng cầm đầu cũng “dạy” các đối tượng trong đường dây cả cách khai báo hòng tránh tội khi bị Công an Việt Nam bắt giữ.
Theo T. Hòa – X.Mai
Công an nhân dân
Truy tìm chủ tài khoản liên quan vụ lừa đảo công nghệ cao
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang điều tra vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", xảy ra tại TP Hồ Chí Minh.
Kết quả điều tra ban đầu xác định: Khoảng tháng 5/2014, nhóm đối tượng lừa đảotiến hành tra cứu, tìm kiếm thông tin, trực tiếp gọi vào số máy điện thoại đăng ký nhà riêng của các bị hại tại TP Hồ Chí Minh, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin kỹ thuật cao, khi gọi vào số máy người nhận thì hiển thị giả số điện thoại của Công an Hà Nội, của Tổng đài VNPT; giả nhân viên Tổng đài VNPT thông báo nợ cước điện thoại, xưng danh Công an Hà Nội đang điều tra vụ án rửa tiền có liên quan trực tiếp đến các bị hại và yêu cầu các bị hại phải chuyển tiền vào tài khoản của ban chuyên án để giám định, thực tế đây là tài khoản thẻ thanh toán do đối tượng tên Lưu Thành Luân đăng ký mở.
Ảnh minh họa.
Hiện nay Lưu Thành Luân ở đâu, liên hệ cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh (Đội 8 - PC46), địa chỉ số 324 đường Hòa Hưng, phường 13, quận 10, TP Hồ Chí Minh, ĐT: 083.8640508, gặp đồng chí Trần Đức Thuận để giải quyết một số vấn đề liên quan đến các tài khoản thẻ thanh toán của ngân hàng do Lưu Thành Luân đứng tên chủ tài khoản. Nếu ai biết nơi ở của Lưu Thành Luân xin báo về cơ quan CSĐT theo địa chỉ trên.
Khi các bị hại chuyển tiền vào, nhóm đối tượng lừa đảo nhanh chóng rút chiếm đoạt. Qua xác minh được biết, Lưu Thành Luân hiện không còn ở địa phương và đi đâu không rõ.
Để phục vụ công tác điều tra, cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh thông báo truy tìm Lưu Thành Luân, SN 1975, nơi đăng ký NKTT: Thôn 7, xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Hành vi lừa đảo này không có gì mới, chúng lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin của một số người, các đối tượng thường mạo danh là công an, cán bộ tòa án để gọi điện lừa đảo tiền.
Mới đây, vào cuối tháng 6/2015, TAND TP HCM cũng đã xét xử vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Theo đó, trong thời gian đi làm thuê tại Campuchia, Trần Văn Tèo (26 tuổi, ngụ TP Cần Thơ; lãnh 8 năm tù trong vụ án này) được chủ người Đài Loan Trung Quốc phân công về Việt Nam tìm người mở tài khoản thẻ ghi nợ tại các ngân hàng để mua.
Dù biết chủ sử dụng thẻ tài khoản cho mục đích bất hợp pháp nhưng do được trả lương và hứa chia cho số tiền lớn Tèo vẫn chấp nhận. Sau khi về Việt Nam, Tèo đã mua được của nhiều đối tượng 13 thẻ sau đó mang sang Campuchia giao cho chủ.
Cùng thời điểm này, Lưu Tuấn Minh (đang bị truy nã) trực tiếp tham gia vào đường dây lừa đảo có tổ chức do người Đài Loan - Trung Quốc cầm đầu.
Minh giữ vai trò quản lý và tuyển chọn người tham gia vào hoạt động lừa đảo, điều hành hoạt động rút tiền lừa đảo và làm đầu mối thu gom được hàng chục tài khoản tại khu vực TP HCM để cung cấp cho đồng bọn sử dụng làm phương tiện lừa đảo.
Sau khi có được các tài khoản do Tèo và Minh cung cấp như trên, nhóm tội phạm lừa đảo này đã tra cứu, tìm kiếm thông tin và trực tiếp gọi vào số điện thoại đăng ký nhà riêng của các bị hại tại TP HCM, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hiển thị giả số điện thoại của Công an Hà Nội, tổng đài VNPT, giả danh nhân viên tổng đài thông báo nợ cước điện thoại, giả danh công an, cán bộ VKS thực hiện lừa đảo trót lọt 31 bị hại tại TP HCM với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng trong vòng chưa đầy 2 tháng.
BTV (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Truy tố lãnh đạo công ty mua bán hàng ngàn 'gian hàng ảo' Ngày 19.8, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 4 bị can là lãnh đạo Công ty CP đầu tư Tâm Mặt Trời (Công ty Tâm Mặt Trời) về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, theo điều 226B bộ luật Hình sự. Ảnh...