Xóa nợ thuế góp phần làm lành mạnh và minh bạch tài chính
Đồng tình với việc xóa nợ thuế không có khả năng thu hồi là việc cần thiết và Nghị quyết về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách phải được ban hành trước khi Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực, ông Trần Quang Chiểu (ảnh), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính -Ngân sách của Quốc hội cho rằng đi kèm với đó cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền và thanh tra giám sát trước và sau khi thực hiện xóa nợ theo Nghị quyết.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, cùng với việc luật hóa các trường hợp xóa nợ thuế tại Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết xử lý tiền nợ thuế đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp. Ý kiến đáng giá của ông về Nghị quyết này như thế nào?
Từ năm 2006 đến nay đã qua 3 lần bổ sung, sửa đổi, tuy nhiên Luật Quản lý thuế chưa có quy định xử lý nợ thuế nên số tiền thuế nợ, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp dây dưa kéo dài không ngừng tăng qua các năm.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (Luật Quản lý thuế năm 2019) vừa được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, trong đó có quy định khá cụ thể về khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp. Tuy nhiên, các quy định này được áp dụng cho đối tượng nợ thuế phát sinh từ ngày 1/7/2020 trở đi, không áp dụng đối với các trường hợp nợ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2020. Do đó, để xóa khoảng trống này, tôi cho rằng, cần thiết phải ban hành Nghị quyết về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách.
Về bản chất, xóa tiền thuế nợ gồm: tiền nợ gốc, tiền thuế nợ, tiền phạt chậm nộp. Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng, đây không phải là xóa tiền thật mà thực tế là xóa nghĩa vụ nộp thuế, hay nói cách khác là tiền trên danh nghĩa chứ không phải như tiền nợ xấu, nợ khó đòi của ngân hàng (vì tiền ngân hàng là đem tiền thật cho vay và mất tiền thật). Xóa tiền thuế nợ không gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Tất nhiên, trong trường hợp nếu chúng ta thu được thì ngân sách nhà nước sẽ có nguồn thu.
Cùng với việc thực hiện xử lý nợ thuế theo tinh thần của Nghị quyết, công tác tuyên truyền để người dân hiểu được điều này là rất quan trọng. Những trường hợp theo đề xuất xóa nợ của Chính phủ đều không có khả năng thu hồi. Trong tờ trình của Chính phủ đã nêu rất rõ, đối tượng xóa nợ là người chết, người mất tích, doanh nghiệp bị phá sản, bỏ địa điểm kinh doanh không còn theo dõi được… Nếu cứ để kéo dài tình trạng này, sẽ không phản ánh tình hình tài chính một cách thực chất, bởi vì nợ thuế không có khả năng thu hồi chủ yếu là tiền phạt chậm nộp ngoài tiền nợ gốc. Do đó, cần thiết phải xóa tiền thuế nợ để đảm bảo cơ cấu ngân sách nhà nước, góp phần làm lành mạnh và minh bạch tài chính.
Video đang HOT
Nghị quyết xóa nợ thuế đã đảm bảo công bằng với các đối tượng nộp thuế chua, thưa ông?
Để đảm bảo tính minh bạch, ngoài việc phải công khai theo quy định của Luật Quản lý thuế mới cũng cần quy định rõ, trong trường hợp doanh nghiệp có quyết định được xóa nợ thuế, nhưng nếu phát hiện doanh nghiệp đó kinh doanh lại, sẽ hủy quyết định xóa nợ và yêu cầu phải nộp lại thuế nợ vào ngân sách nhà nước. Đó là vấn đề cần bổ sung để tránh trường hợp chính sách bị lợi dụng.
Hay trong trường hợp quy định về thẩm quyền xóa nợ thuế, ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thực thi công vụ, nếu vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật cao hơn. Tôi cho rằng, nên bổ sung quy định này vào dự thảo Nghị quyết.
Luật Quản lý thuế năm 2019 không quy định về việc thành lập Hội đồng tư vấn xóa nợ thuế, nhưng riêng đối với Nghị quyết này, nên thành lập Hội đồng tư vấn xóa nợ thuế. Vì số tiền được xóa là không nhỏ và có khá nhiều đối tượng thuộc thành phần này. Do đó, để đảm bảo minh bạch, công khai nên thành lập Hội đồng tư vấn và tự giải thể khi nhiệm vụ hoàn thành.
Xin cảm ơn ông!
Ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế:
“Việc xóa nợ sao cho đảm bảo được sự công bằng, phù hợp là rất quan trọng đối với cơ quan Thuế và người nộp thuế. Đồng thời, phải làm sao từ nay đến khi Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực (1/7/2020) phải xử lý những tồn tại trong nợ đọng thuế của doanh nghiệp cũng như của người dân. Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước đóng vai trò rất quan trọng tại thời điểm này. Việc thực hiện xóa nợ đúng đối tượng, hiệu quả, đảm bảo không thất thu ngân sách là mục tiêu mà Bộ Tài chính, cơ quan Thuế đặt ra. Theo đó, phải quy định chặt chẽ các đối tượng từ khoanh nợ đến xóa nợ, để đảm bảo việc xóa nợ được thực hiện công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật”.
Bà Nguyễn Vân Chi, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội:
Tôi hoàn toàn nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước lần này. Thay vì đề xuất xóa cả nợ gốc và tiền phạt nộp chậm như trước đây, với dự thảo mới nhất, Bộ Tài chính chỉ đề xuất khoanh nợ với 7 nhóm đối tượng và chỉ xóa nợ tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực thi hành. Cách tiếp cận này hoàn toàn hợp lý. Dự thảo Nghị quyết cùng với Luật Quản lý thuế năm 2019 sẽ tạo thành tổng thể chặt chẽ, tạo thuận lợi cho ngành thuế và người nộp thuế trong xử lý tiền thuế nợ đọng”.
Phát biểu kết luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước ngày 17/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ rà soát toàn bộ các luật liên quan đến quản lý thuế từ năm 2006, 2012, 2014, 2016, 2019. Cần xem xét những khoản nào chưa có quy định liên quan đối tượng cần phải xử lý mới đưa vào Nghị quyết của Quốc hội, thực hiện đúng tinh thần Điều 152 – điều khoản chuyển tiếp của Luật Quản lý thuế năm 2019, bảo đảm phủ hết các đối tượng không có khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Chính phủ cũng cần làm rõ trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cán bộ các bộ, ngành, địa phương liên quan đến tình trạng để nợ đọng thuế trong thời gian vừa qua để báo cáo Quốc hội. Đặc biệt ở con số 41.000 tỷ đồng không thể thu hồi được; sâu hơn nữa là hơn 11.000 tỷ đồng sẽ xóa theo tinh thần Nghị quyết này.
Bảo Minh
Theo Haiquanonline.com.vn
Năm thứ tư liên tiếp Dược Traphaco bị 'tuýt còi' vì vi phạm về thuế
Dược Traphaco khai sai, sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp... đã bị Cục thuế TP.Hà Nội xử phạt, truy thu, nộp tiền chậm nộp gần 1 tỷ đồng.
Cục Thuế TP.Hà Nội vừa ra Quyết định số 74302 về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Dược Traphaco (Mã CK: TRA) do đã có hành vi kê khai sai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền phải nộp thuế. Traphaco phải chịu mức phạt 20% trên số tiền thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Khoản 33, Điều 1, Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
Đồng thời, Traphaco còn sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền được miễn giảm. Do đó, CTCP Traphaco đã bị Cục thuế TP.Hà Nội xử phạt, truy thu, nộp tiền chậm nộp tổng số tiền 922.203.961 đồng.
Được biết, đây là năm thứ tư liên tiếp Traphaco bị Cục Thuế TP.Hà Nội "tuýt còi". Tháng 5/2017, công ty cũng bị xử phạt do vi phạm về thuế theo kết quả thanh tra thời kỳ năm 2014, 2015, 2016. Tổng số tiền nộp bổ sung, nộp phạt và chậm nộp của công ty là hơn 5 tỷ đồng. Do vi phạm pháp luật về thuế, cổ phiếu TRA bị cắt margin vì không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
CTCP Dược Traphaco (Mã CK: TRA) bị phạt truy thu, nộp tiền chậm nộp gần 1 tỷ đồng. Ảnh Internet
Về tình hình kinh doanh, doanh thu hợp nhất của Traphaco 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 73 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018.
Tuy nhiên, ngày 26/9, Traphaco đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2019. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường, công ty này sẽ điều chỉnh giảm doanh thu từ 2.160 tỷ đồng xuống còn 1.850 tỷ đồng, lãi sau thuế từ 205 tỷ đồng xuống còn 170 tỷ đồng. Tại Đại hội, cổ đông cũng đã thông qua việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2016 - 2020 đối với ông Marcus John Pitt, thay thế cho vị trí này là ông Ji Chang Won (người Hàn Quốc).
Thảo Nguyên
Theo Vietq.vn
Chính phủ trình phương án xóa tiền thuế nợ đối với 7 nhóm đối tượng Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Theo Tờ trình, trong thời gian qua, cơ quan quản lý...