Xóa nợ 10.000 tỷ: DNNN nào được hưởng?
Xóa nợ DNNN, không cẩn thận xóa nợ sai đối tượng, thậm chí còn gây tâm lý ỉ lại, làm ăn gian dối, chạy chọt, xin cho.
Ông, Nguyễn Văn Phúc – Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế, Quốc hội đã nói như vậy. Hoàn toàn ủng hộ về mặt chủ trương, tuy nhiên Phó chủ nhiệm UBKT cho rằng, về cách thức thực hiện cũng như phương án giám sát thực hiện xóa khoản tiền 10.000 tỷ nợ thuế của hàng ngàn doanh nghiệp phải không có kẽ hở. Không xóa nợ tràn nan, không xóa sai đối tượng.
Ảnh minh họa
Theo đề xuất của ông Phúc, có mấy trường hợp được xem xét xóa nợ như sau:
Thứ nhất, đối với DNNN. Chỉ được xem xét xóa nợ với trường hợp là nhà nước nợ DN. Người ta nói nhiều tới câu chuyện nợ đọng xây dựng cơ bản, địa phương, bộ ngành nợ doanh nghiệp. Nhà nước đã có công trình rồi, doanh nghiệp đã phải bỏ vốn rồi thì Nhà nước phải thanh toán càng nhanh càng tốt, vậy mới cứu được doanh nghiệp và đây cũng là trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp DN đã bàn giao cả nhiều năm vẫn chưa đòi được vốn.
DN Không được hoàn vốn kịp thời, không có vốn quay vòng, đầu tư tiếp dẫn tới những khó khăn, bế tắc trong kinh doanh, phát triển. Khó khăn thì không có tiền trả lương, không có tiền đóng thuế. Không có tiền ắt phải nợ đọng. Nợ sẽ bị phạt vì chậm nộp thuế, đồng thời còn bị phạt tiền lãi của khoản chậm nộp thuế đó nữa. Trong khi, DN phải đi vay ngân hàng, trả lãi để để tư. Như vậy là nợ chồng nợ, lãi chồng lãi. Khó khăn, nợ đọng là phải.
Những trường hợp như vậy, nhà nước cần phải xem xét xóa nợ thuế cho họ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục làm ăn, phát triển.
Ông Phúc kể, có những câu chuyện mà khi đi giám sát thực tế đoàn đã thấy bất hợp lý và nhiều lần có ý kiến. Ví dụ, trường hợp nhà nước nợ doanh nghiệp thì có thể nhôi nhai một vài năm không trả, cũng không sao. Thậm chí, còn không tính lãi suất. Nhưng doanh nghiệp nợ nhà nước không những bị bêu tên, cưỡng chế, thậm chí còn bị phạt tiền chậm nộp thuế; bị tính lãi suất trả chậm. Tức là sự bất bình đẳng đã được hình thành ngay từ người đề ra chủ trương và thực thi chủ trương đó. Không có được sự công bằng giữa DN và nhà nước.
Từ thực tế này dẫn tới hệ lụy là gì? Xuất hiện hiện tượng tự thanh toán chéo cho nhau. Ví dụ, tỉnh nợ doanh nghiệp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp nợ địa phương tiền thuế. Hai bên gán nợ cho nhau, trừ vốn vào thuế. Hoặc, ngân sách trung ương rót về cho địa phương để đầu tư, phát triển hạ tầng, thì địa phương lại sử dụng khoản ngân sách này để trả nợ cho doanh nghiệp khác. Vì thế, mới có câu chuyện, nguồn lực đầu tư không đúng chỗ, lãng phí nguồn lực trong khi nợ đọng chỉ đơn giản chuyển từ tay người này sang túi người khác. Không giải quyết triệt để được vấn đề.
Thứ hai, là trường hợp bất khả kháng. Bất khả kháng ở đây phải hiểu là do những nguyên nhân như thời tiết, thiên tai; do thay đổi chính sách; do tác động của suy thoái nền kinh tế chung… và bao gồm cả DNNN lẫn cả DN tư nhân. Nếu chứng minh được những nguyên nhân thua lỗ, nợ đọng là do yếu tố khách quan thì cũng nên xem xét xóa nợ cho DN phát triển.
Video đang HOT
Hoặc, với những DNNN vừa phải đảm đương nhiệm vụ chính trị vừa đảm đương nhiệm vụ xã hội. Trong trường hợp, xác định được thua lỗ, nợ đọng do đầu tư cho xã hội, những lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực mạo hiểm hay những vùng sâu, vùng xa… thì có thể đưa vào diện được xem xét xóa nợ thuế.
Thứ ba, theo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh mới có quy định về tỉ lệ phân phối lợi nhuận giữa nhà nước và DNNN có vốn góp của nhà nước.
Tức là, nhà nước được thu một phần lợi nhuận sau thuế của DN để đảm bảo lợi ích của Nhà nước từ việc đầu tư vốn vào DN, chỉ để DN giữ lại một phần cho đầu tư phát triển; sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động và quỹ thưởng đối với người quản lý DN.
Việc phân phối lợi nhuận cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong chủ động cân đối nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tái đầu tư mở rộng. Trong trường hợp này, có thể xem xét điều chỉnh tỉ lệ phân phối lợi nhuận giữa nhà nước và doanh nghiệp để tạo điều kiện cho những DN này phát triển. Tuyệt đối không phải là xóa nợ thuế.
Khó loại trừ tiêu cực
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Phúc lưu ý, khi ban hành một chính sách chung, đối tượng áp dụng là tất cả các thành phần kinh tế trên cả nước. Thu thuế cũng phải theo chính sách chung, nộp thuế cũng là chính sách chung vì vậy xóa nợ thuế cũng phải là chính sách được áp dụng chung cho các đối tượng ở mọi khu vực.
Không có một quy định nào trong luật thuế có điều khoản quy định riêng cho DNNN, hay chỉ ưu tiên ưu, ưu đãi riêng cho DNNN. Vì vậy, để một chủ trương khi ban hành có thể tạo ra được hiệu ứng tốt, đem lại những tác động tích cực tới nền kinh tế, bắt buộc phải có tính minh bạch, bình đẳng, công bằng. Đòi hỏi một quy trình hết sức chặt chẽ.
Theo ông, ngay trong cơ chế, chủ trương đã khó loại bỏ được yếu tố tiêu cực. Tiêu cực ngay ở bản thân doanh nghiệp, tiêu cực ở chính sách và tiêu cực cả ở người thực thi chính sách. Vì thế, nếu chỉ là xóa nợ giữa DN với DN thì rất đơn giản. Nhưng xóa nợ giữa DNNN với nhà nước thì cần phải xem xét thận trọng. Xác định nguyên nhân thua lỗ với DNNN thế nào? Thua lỗ là do nhà nước hay do DNNN? Nguyên nhân có chính đáng không? Rất khó. Bởi lẽ, câu chuyện DNNN lâu nay vốn dĩ vẫn được bao bọc, nâng đỡ thì việc yêu cầu có một cách đối xử công bằng rất khiến dư luận nghi ngờ.
Nếu là những doanh nghiệp làm ăn chính đáng nhưng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan thì chủ trương xóa nợ chính là tác nhân hỗ trợ trực tiếp, giúp doanh nghiệp kịp thời hồi sinh. Tuy nhiên, nếu không xem xét kỹ lưỡng, không có cơ chế giám sát chặt chẽ, không kiểm soát được cơ chế xin – cho thì một chủ trương đúng có khi lại mang lại tác dụng ngược. Không những xóa nợ sai đối tượng, thậm chí còn gây tâm lý ỉ lại, làm ăn gian dối, chạy chọt, xin cho.
Ông Đinh Văn Nhã – Ủy ban Tài chính Ngân sách, Quốc hội cho rằng, đề xuất xóa nợ cho một số DNNN đã được Bộ Tài chính có ý kiến từ năm ngoái, nhưng chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện.
Theo ông Nhã, có thể đây là những khoản nợ khó đòi, không thể đòi được nên Bộ Tài chính mới đề xuất xóa nợ. Tuy nhiên, để làm được việc này, Bộ Tài chính cần phải có nghị quyết trình Quốc hội. Sau khi được QH thông qua, Bộ Tài chính mới có cơ sở để thực hiện.
Theo đó, những doanh nghiệp nằm trong diện được xem xét xóa nợ cần phải chứng minh thua lỗ là do yếu tố khách quan; nợ do kinh tế giảm sút; do tác động từ chính sách gây đình đốn, doanh nghiệp không có nguồn thu, trả. Dựa trên những xem xét cụ thể, QH sẽ quyết định.
Đối với những nguyên nhân chủ quan như cố tình chây ì, làm ăn gian dối, thiếu trung thực, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm và bắt buộc phải thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Không thể có tình trạng bợ đỡ, bao bọc.
Theo ông Nhã, việc xóa nợ cho các doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích làm trong sạch, minh bạch bảng cân đối tài chính, kế toán. Với chủ trương này rõ ràng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp tục được vay vốn, tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Nhưng bản thân ông cũng phải thừa nhận, trong cơ chế hiện hành vẫn còn nhiều vấn đề và không thể tránh khỏi những nghi ngại của dư luận về lợi ích nhóm, cơ chế xin-cho. Vì vậy, điều đầu tiên ông Nhã nhấn mạnh là yếu tố minh bạch trong thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, phải có các cơ quan chức năng kiểm tra chi tiết, cụ thể từng khoản, từng đồng, từng loại thuế… các cơ quan nghiệp vụ phải làm việc rất nghiêm túc, công tâm.
Ông Nhã cho biết, để hạn chế được tình trạng này đòi hỏi phải có cơ quan giám sát chặt chẽ.
Theo Vũ Lan (ghi)
Đất Việt
Nợ công có thể tăng thêm 20.000 tỷ đồng sau biến động tỷ giá
Theo tính toán của VDSC, nghĩa vụ trả nợ gốc tính theo nội tệ có thể tăng thêm 15.000 - 20.000 tỷ đồng sau đợt biến động tỷ giá vừa qua, tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ được phân bổ theo thời gian dựa trên kỳ hạn trả nợ.
Trong tháng 8/2015, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) thay đổi cơ chế tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phản ứng trước biến động tỷ giá của đồng NDT bằng cách điều chỉnh nới biên độ tỷ giá USD/VND lên 2% (12/08/2015), tiếp theo đó là điều chỉnh biên độ lên 3% và nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% (19/08/2015).
Tính đến thời điểm hiện tại, tiền đồng đã mất giá 3% so với trước khi có biến động đến từ Trung Quốc, còn so với đầu năm, tiền đồng đã mất giá tổng cộng là 5,1%.
Việc điều chỉnh tỷ giá tạo áp lực nhất định lên nợ công của Việt Nam (ảnh: FT)
Theo World Bank, tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam ước tính khoảng 110 tỷ USD, tương đương với 59,6% GDP.
Tại báo cáo chiến lược vừa phát hành, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, trong cơ cấu vay nợ, nợ nước ngoài của Chính phủ ổn định khoảng 27-28% GDP, chiếm khoảng 1/2 tổng nợ công của Việt Nam. Trong những năm gần đây, tốc độ nợ vay trong nước tăng khá nhanh nhưng tốc độ tăng nợ vay nước ngoài chậm lại ở mức bình quân 5%.
Theo ước tính của VDSC, nợ vay bằng đồng USD chiếm khoảng 30-35% cơ cấu nợ vay nước ngoài, nợ vay bằng JPY cũng chiếm một tỷ lệ tương tương nợ vay bằng USD và nợ vay bằng EUR chiếm 6-7% tổng cơ cấu nợ vay.
VDSC cho biết, dựa trên diễn biến của các cặp tỷ giá từ đầu năm đến nay, nghĩa vụ trả nợ gốc tính theo nội tệ có thể tăng thêm 15.000-20.000 tỷ đồng sau đợt biến động tỷ giá vừa qua, tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ được phân bổ theo thời gian dựa trên kỳ hạn trả nợ.
Trong ngắn hạn, năm 2015, Việt Nam sẽ phải chi trả khoảng 1,5 tỷ USD để trả nợ gốc và lãi vay đối với nợ nước ngoài, ước tính tương đối cho thấy chi trả nợ có thể sẽ tăng thêm khoảng 1.000 tỷ đồng sau đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua. Năm 2016, chi trả nợ và nợ gốc khoảng 2,5 tỷ USD, rủi ro về tỷ giá tiếp tục tạo ra áp lực lớn hơn đối với ngân sách trong năm sau nếu như không có biện pháp tìm nguồn tài trợ thêm.
Dựa theo kết quả nghiên cứu từ báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP về nợ công và tính bền vững ở Việt Nam, VDSC tính toán, với mức thâm hụt ngân sách cơ bản/GDP trong năm 2015 ước tính là 2%, trong kịch bản tốt thì nợ công của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng giới hạn 65% vào năm 2019.
"Mô phỏng tỷ lệ nợ công theo tỷ giá cho thấy cứ 1% mất giá của đồng nội tệ sẽ làm tăng tỷ lệ nợ công thêm 0,8%. Như vậy, sau đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua, rủi ro khủng hoảng nợ công có thể đến sớm hơn 1 năm" - bộ phận phân tích của Rồng Việt lo ngại.
Bàn về áp lực điều chỉnh tỷ giá lên nợ công, hiện trong giới phân tích vẫn đang có những ý kiến trái chiều. Theo TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nếu điều chỉnh tỷ giá giúp nền kinh tế phát triển hơn, xuất khẩu tốt hơn thì điều này cũng đồng nghĩa với việc khả năng trả nợ tăng lên.
Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Mại, trên thực tế, khi điều chỉnh tỷ giá, chỉ một phần xuất khẩu được hưởng lợi, trong khi Việt Nam lại nhập khẩu lớn. Do đó, ông Mại cho rằng, khi điều chỉnh tỷ giá, không nên chỉ lấy lý do hỗ trợ cho xuất khẩu.
Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra ngày 25/8, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định, với việc điều chỉnh tiền Đồng khá lớn thời gian qua, "không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam nữa, vấn đề còn lại là niềm tin thị trường". Lãnh đạo NHNN cũng cho biết, cơ quan này sẵn sàng cung cấp thanh khoản vào thị trường để bình ổn tỷ giá khi cần thiết.
Bích Diệp
Theo Dantri
Nga-Ukraine tiếp tục "cơ chế xin-cho" ưu đãi khí đốt Mặc dù không ưu đãi khí đốt cho Kiev như trước, song Tổng thống Putin vẫn xem xét để dân Ukraine chỉ phải chịu mức giá ngang dân các nước khác. Nga cân nhắc mức chiết khấu cho Ukraine Phát biểu vào ngày 24-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thẳng thắn rằng, với việc giá dầu trên thế giới sụt giảm...