Xóa ngay 4 ứng dụng Android này nếu không muốn bị ‘cháy túi’
Hơn 100.000 người dùng Android đã tải về 4 ứng dụng độc hại, chứa mã độc Joker có khả năng đăng ký các dịch vụ tính phí ‘cắt cổ’ hàng tháng mà không hay biết.
Mã độc giấu mình trong hàng nghìn ứng dụng Android. (Ảnh: teckexperts)
4 ứng dụng chứa mã độc Joker mà hãng bảo mật Pradeo phát hiện là Smart SMS Messages (hơn 50.000 lượt tải), Blood Pressure Monitor (hơn 10.000 lượt tải), Voice Language Translator (hơn 10.000 lượt tải) và Quick Text SMS (hơn 10.000 lượt tải). Nếu nằm trong số hơn 100.000 người đã tải về một trong các ứng dụng này, bạn nên xóa ngay lập tức.
Video đang HOT
Joker được xếp vào loại fleeceware, một loạt mã độc có hoạt động chính là đăng ký các dịch vụ tính phí không mong muốn hoặc gửi SMS, gọi điện tới những đầu số dịch vụ tính phí. Do không dùng đến nhiều mã và che giấu triệt để, Joker rất kín đáo và khó bị phát hiện. Trong 3 năm qua, mã độc lẩn trốn trong hàng ngàn ứng dụng.
Nạn nhân chỉ biết mình bị lừa đảo khi nhận hóa đơn điện thoại cao bất thường, có thể là hàng tuần sau đó. Tất cả 4 ứng dụng kể trên đều được lập trình để cài đặt các ứng dụng khác lên thiết bị người dùng. Đi sâu phân tích, Pradeo cho biết, chúng có một số điểm chung có thể giúp người dùng phòng tránh.
Đầu tiên, tài khoản nhà phát triển chỉ có 1 ứng dụng duy nhất. Thông thường, một khi bị cấm khỏi Play Store, chúng sẽ tạo tài khoản mới. Tiếp theo, các chính sách quyền riêng tư của chúng thường ngắn, dùng chung một mẫu, không tiết lộ đầy đủ những hoạt động của ứng dụng và được lưu trữ trên một trang Google Doc hoặc Google Site. Cuối cùng, các ứng dụng này không có tên công ty hay website.
Ngoài việc xóa ứng dụng ngay lập tức, người dùng nên kiểm tra các loại tài khoản như mạng xã hội, email, ngân hàng xem có điều gì bất thường hay không. Nếu có thể, thay đổi mật khẩu để đề phòng. Xem lại danh sách các ứng dụng đã cài đặt để biết được có ứng dụng “lạ” nào không phải do chính tay bạn cài đặt không.
Hãy xóa ứng dụng Android này trước khi tài khoản ngân hàng 'bốc hơi'
Công ty bảo mật di động Pradeo đã phát hiện ra một ứng dụng trong Google Play Store, được cho là được thiết kế để giúp người dùng Android cảm thấy an toàn hơn khi trực tuyến. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng.
Theo PhoneArena, ứng dụng này hóa ra là một "trojandropper" được tin tặc sử dụng để triển khai phần mềm độc hại trên thiết bị di động của người tiêu dùng. Ứng dụng có tên 2FA Authenticator đã được hơn 10.000 người dùng cài đặt do nghĩ rằng đây là một giải pháp xác thực hai yếu tố hợp pháp.
Người dùng cần gỡ bỏ 2FA Authenticator khỏi thiết bị
Báo cáo từ Pradeo cho biết ứng dụng độc hại 2FA Authenticator xuất hiện trên Google Play Store với mô tả là "trình xác thực an toàn cho các dịch vụ trực tuyến của bạn, đồng thời bao gồm một số tính năng bị thiếu trong các ứng dụng xác thực hiện có, như mã hóa và sao lưu thích hợp". Tuy nhiên, đó chỉ là bình phong cho mục tiêu thực sự của ứng dụng, là lấy cắp thông tin tài chính của người dùng. Hiện tại ứng dụng này đã bị loại bỏ khỏi cửa hàng ứng dụng Google.
Nội dung nghiên cứu cho thấy, có một ứng dụng hợp pháp được gọi là Aegis Authenticator nhằm mục đích giúp người dùng quản lý các mã thông báo xác minh hai bước của mình. Ứng dụng này miễn phí và là mã nguồn mở, vì vậy các nhà phát triển của 2FA Authenticator đã quyết định tận dụng điều này bằng cách sao chép mã nguồn mở được sử dụng cho Aegis và tiêm mã độc vào đó. Kết quả cuối cùng là một ứng dụng có khả năng vượt qua các cuộc kiểm tra bảo mật của Google Play Store.
Sau khi cài đặt, ứng dụng yêu cầu các quyền quan trọng đối với một thiết bị, sau đó cho phép thiết bị thực hiện một số tác vụ bao gồm tắt khóa phím và bảo mật mật khẩu, tải xuống các ứng dụng và bản cập nhật của bên thứ ba, tiếp tục hoạt động trong nền ngay cả sau khi người dùng thoát khỏi ứng dụng và khả năng đặt lớp phủ trên các giao diện ứng dụng khác. Điều đó cũng giống như quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng.
Nếu 2FA Authenticator tìm thấy một thiết bị đáp ứng một số điều kiện, Remote Access Trojan (RAT) có tên Vultur sẽ được tải xuống và cài đặt mà người dùng không biết. Vultur sử dụng tính năng ghi màn hình và ghi lại bàn phím để lấy các chi tiết được nhập vào ứng dụng ngân hàng, cho phép bọn tội phạm đứng sau ứng dụng này lấy sạch tài khoản ngân hàng hoặc ví tiền điện tử của nạn nhân.
Các chuyên gia cho biết, nếu người dùng đã cài đặt ứng dụng 2FA Authenticator, họ cần gỡ cài đặt ngay lập tức và liên hệ với bất kỳ dịch vụ tài chính/ngân hàng nào mà người dùng truy cập thông qua thiết bị Android của mình để đảm bảo tài khoản của họ không bị xâm phạm.
Ứng dụng đánh cắp thông tin nhạy cảm, có thể khiến bạn mất tiền oan Công ty bảo mật Pradeo vừa phát hiện một loạt phần mềm trên kho ứng dụng CH Play có chứa mã độc Joker. Trong đó, một ứng dụng có tên Color Message đã thu hút hơn 500.000 lượt tải xuống, nhận về số điểm 4,1/5 sao từ người dùng và có hơn 2.000 lượt đánh giá. Theo như thông tin đăng tải trên...