‘Xóa mù AI’ cho thế hệ trẻ
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trí tuệ nhân tạo tiến tới cần đưa vào các trường học để thế hệ trẻ được tiếp cận sớm, phổ cập và “ xóa mù AI”.
Trong bài chia sẻ tại sự kiện AI4VN diễn ra ngày 23.9 tại Hà Nội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Việt Nam cần nỗ lực rất nhiều trong quá trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuộc sống bởi nguồn nhân lực ở lĩnh vực này hiện còn thiếu, việc đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của các công ty công nghệ trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, “đây không phải là công việc bất khả thi mà chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào tương lai”, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Việt Nam “xóa mù AI”
GIANG HUY
Video đang HOT
Ông nhận thấy người trẻ đi du học hay làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin đều dễ dàng hiểu, nhưng không phải người Việt Nam nào cũng nắm bắt được về AI. Do đó, Việt Nam cần lan tỏa khái niệm, sự hiểu biết về AI không chỉ ở lĩnh vực CNTT, khoa học, công nghiệp mà còn nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác.
“Trước đây, chúng ta nói về xóa mù về công nghệ thông tin, thì giờ là xóa mù AI”, Phó thủ tướng nói, đồng thời bày tỏ mong muốn đưa AI vào trong trường học để các em nhỏ đều có thể tiếp cận sớm.
Các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam đều xác định tính cần thiết của việc đào tạo công nghệ này từ sớm, nhưng cũng hiểu rằng việc nghiên cứu, phát triển AI thực sự khó, cần rất nhiều nhân tài và sự hỗ trợ. Một thực tế được các chuyên gia chia sẻ tại sự kiện rằng Việt Nam có nhiều người quan tâm tới AI, nhưng số lượng sinh viên đăng ký tham gia chương trình đào tạo về trí tuệ nhân tạo, máy học lại rất ít, khiến nguồn nhân lực đã hiếm càng thêm khó tìm.
Theo tiến sĩ Đinh Minh, chủ nhiệm cấp cao chương trình thạc sĩ trí tuệ nhân tạo (Đại học RMIT), việc đào tạo AI hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng.
Trí tuệ nhân tạo đã “phủ sóng” vào từng mảng nhỏ của đời sống tại Việt Nam. Trong đó, AI đang phục vụ nhiều ở các đơn vị tài chính và những doanh nghiệp định hướng sử dụng công nghệ này để nâng cao trải nghiệm của người dùng. Nhiều sản phẩm gia dụng như máy giặt, TV, máy hút bụi, hệ thống nhà thông minh (smarthome) đều ứng dụng AI để tối ưu những giá trị có thể mang lại cho cuộc sống thường ngày của con người. Nhưng tựu trung, AI đang không tạo ra những cái mới, mà tập trung giúp con người làm những việc đã có rồi, nhân rộng lên, tương tác với cộng đồng và tạo ra sản phẩm được yêu thích.
Một báo cáo về trí tuệ nhân tạo của hãng IBM cho thấy 35% doanh nghiệp có ứng dụng AI đã tăng doanh thu tối thiểu 5%. Trí tuệ nhân tạo mang lại năng suất cho doanh nghiệp, giúp tạo bước nhảy vọt về năng suất. Công nghệ còn giúp xử lý dữ liệu bởi máy tính, giúp quá trình đưa ra quyết định của con người đạt hiệu quả hơn, cùng với đó là nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ngày Trí tuệ nhân tạo 2022 với sứ mệnh "Kiến tạo tương lai"
Ngày Trí tuệ nhân tạo 2022 với sứ mệnh "Kiến tạo tương lai" sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 27-8-2022 tại Đại học VinUni (Hà Nội), đồng thời được phát trực tuyến toàn cầu.
Đây là một trong những sự kiện uy tín nhất trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng quốc tế, thu hút sự tham gia của cộng đồng công nghệ và các chuyên gia AI hàng đầu thế giới.
Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin và đăng ký sự kiện tại: https://www.vinai.io/aiday2022
Sự kiện do Công ty Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo VinAI (thuộc Tập đoàn Vingroup) tổ chức thường niên, vinh dự có sự đồng hành của Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng Tạo Quốc Gia NIC, cùng với các nhà tài trợ là các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Intel, HPE, AMD, Qualcomm, VinFuture Prize, VinUniversity, NVIDIA, Google, ASUS, PIXTA, Urbox.
Với sứ mệnh "Kiến tạo Tương lai", Ngày trí tuệ Nhân tạo 2022 sẽ tập trung vào 3 chủ đề chính mang tính bao trùm và có tầm ảnh hưởng đến toàn ngành, bao gồm: AI và Bình đẳng toàn cầu, AI và Phát triển bền vững, AI và Đảm bảo an toàn.
Trong đó, chủ đề "AI và Phát triển bền vững" sẽ được các diễn giả phân tích về những tác động xã hội và môi trường trong quá trình thiết kế, phát triển và triển khai các hệ thống AI. Từ góc nhìn vĩ mô, phiên thảo luận này khám phá những cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo trong tham vọng thay đổi cuộc sống trên toàn cầu.
Về chủ đề "AI và Đảm bảo an toàn", các diễn giả sẽ đi sâu thảo luận về quá trình phát triển và nâng cao các hệ thống AI đáng tin cậy, đòi hỏi sự chuẩn xác. Trong khi đó, phiên thảo luận "AI và Bình đẳng toàn cầu" sẽ mở ra cái nhìn toàn diện, so sánh sự khác biệt giữa Việt Nam và thế giới trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nói chung và đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
"Sau hai năm diễn ra trực tuyến, AI Day 2022 đã trở lại với hình thức phối kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Chúng tôi vô cùng hào hứng được đón tiếp những bậc thầy trong lĩnh vực công nghệ AI toàn cầu. Đây cũng là dịp để những tài năng sáng giá nhất của cộng đồng AI Việt Nam gặp gỡ, trao đổi với các đồng nghiệp trên thế giới", GS.TS Bùi Hải Hưng - Tổng Giám đốc VinAI chia sẻ.
Sự kiện sẽ diễn ra trong hai ngày với nhiều nội dung chương trình như: phần diễn thuyết của các nhà lãnh đạo; phiên thảo luận cùng chuyên gia đi sâu vào từng chủ đề; các cuộc trò chuyện trực tuyến với khách mời; cùng chuỗi workshop/bài giảng chuyên môn xuyên suốt sự kiện. Ngoài ra, người tham dự còn có cơ hội trải nghiệm các tính năng, sản phẩm công nghệ AI tại gian hàng của VinAI và các nhà tài trợ.
Diễn giả của AI Day 2022 là những nhà khoa học tiên phong đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp hàng đầu thế giới về AI. Nổi bật là những tên tuổi đầu ngành như Giáo sư Wolfram Burgard (Khoa Robot và Trí tuệ nhân tạo, Đại học kỹ thuật Nuremberg, Đức), Giáo sư Alexander J. Smola (Phó Chủ tịch Amazon Web Services - AWS), Giáo sư William T. Freeman (Khoa Kỹ thuật điện & Khoa học máy tính, Viện Công nghệ Massachusetts - MIT, Mỹ), Giáo sư Toby Walsh (Khoa Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học New South Wales Sydney, Úc), Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hải Hưng (Tổng giám đốc VinAI), Tiến sĩ Nguyễn Văn Dương (Trưởng Bộ phận Hệ thống Hỗ trợ lái xe ADAS của Panasonic Automotive Europe), Giáo sư Inderjit S. Dhillon (Khoa Toán và Khoa học máy tính, Trường Đại học Texas, Austin, Mỹ),....
Bên cạnh các chuyên gia đầu ngành là các nhà lãnh đạo, các doanh nhân uy tín trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Tất cả sẽ cùng trao đổi để trả lời cho câu hỏi: Làm sao định hình hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo phát triển theo hướng vị nhân sinh, vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhiều giải pháp trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả. Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo được Thủ tướng Chính phủ ban hành đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung...