Xoa dịu cơn đau của bệnh nhân bằng thực tế ảo
Nhiều cơ sở y tế trên thế giới đã đưa bệnh nhân vào thế giới ảo để họ tạm thời quên đi cơn đau trong đời thực.
Hợp tác với công ty phần mềm Applied VR, Jeffrey Gold – một bác sĩ của Bệnh viện nhi Los Angeles (CHLA) đã phát triển trò chơi Bear Blast dành cho các bệnh nhi từ 10 – 21 tuổi. Các em sẽ chơi trò này trong lúc lấy máu hoặc thay băng. Bệnh viện nhi của bác sĩ Gold đã tiên phong sử dụng thực tế ảo (Virtual Reality – VR) để kiểm soát những cơn đau cấp tính của bệnh nhân từ năm 2004.
Thực tế ảo giúp xoa dịu những cơn đau ngắn hạn
Chỉ cần đeo kính thực tế ảo Oculus, bệnh nhân sẽ bước vào một thế giới có tòa pháo đài sừng sững trước mắt. Những chú gấu màu hồng bụ bẫm sẽ bước về phía họ. Họ có thể điều khiển trò chơi bằng cách di chuyển đầu, tấn công những chú gấu bằng khẩu súng màu tím, khiến chúng ngã lăn ra đất.
Ban đầu, nhóm thiết kế có ý định tạo ra trò chơi bắn gấu để chúng hét lên và phát nổ, nhưng nhận thấy những hiệu ứng bạo lực như vậy sẽ không hiệu quả trong việc xoa dịu cơn đau cho bệnh nhân, họ đã thay đổi cách tiếp cận.
Đau đớn không phải là cảm giác khách quan, bối cảnh sẽ quyết định cường độ cơn đau mà bạn trải nghiệm. Con người thường bị đau nhiều hơn mỗi khi căng thẳng, lo lắng hoặc quá tập trung vào cơn đau.
Video đang HOT
Trò Bear Blast
Bác sĩ Gold dẫn ra trường hợp của cậu bé Anthony, 12 tuổi, thường phải chơi game VR trong thời gian điều trị chứng rối loạn thần kinh cơ. Trò chơi được thiết kế sao cho bệnh nhi chỉ cần lắc lư đầu, không cần dùng tới những bộ phận cơ thể khác. Mẹ Anthony cho biết không có VR, cậu bé sẽ la hét và khóc lớn mỗi lần tiêm.
Một trường hợp khác là cậu bé Ben, 15 tuổi, nằm bất động, hoàn toàn chìm đắm vào trò Bear Blast trong khi y tá nối ống thông tĩnh mạch vào ngực cậu để điều trị ung thư.
Nhiều nghiên cứu cho thấy VR là biện pháp rất hữu hiệu để kiểm soát cơn đau, đặc biệt là những trò chơi có tính tương tác cao. Bác sĩ Gold nhận định: “VR hiệu quả vì não bộ không thể phân biệt giữa môi trường ảo và môi trường thực”.
Ông giải thích: “Nếu bạn đang chơi vui, cơ thể sẽ tiết ra endorphin tự nhiên, được xem như chất giảm đau thần kinh”. Nhiều lúc, do quá đắm chìm trong trò chơi, các bệnh nhi còn không nhận ra liệu trình điều trị đã kết thúc.
VR đang trở thành phương pháp điều trị cho nhiều bệnh thể chất và tinh thần, từ chứng mất trí nhớ, căng thẳng sau chấn thương, cho đến những chứng ám ảnh sợ hãi.
Nhà tâm lý học Hunter Hoffman tại Đại học Washington (Mỹ) cũng cho các bệnh nhân bị bỏng nặng chơi game VR trong lúc thay băng. Họ sẽ chìm đắm trong trò Snow World với gấu bắc cực và những núi băng. Nhờ vậy, họ thường đỡ đau hơn 35 – 50% so với những bệnh nhân bị bỏng khác.
Bệnh viện Đại học ở Heidelberg (Đức) cũng dùng VR để đưa bệnh nhân đi lang thang giữa những cảnh thiên nhiên ảo, hoặc đi thuyền trên một hồ nước phẳng lặng, đẹp như tranh vẽ. Họ đánh giá việc dùng VR rất thành công, đặc biệt với những bệnh nhân ung thư phải trải qua cơn đau khủng khiếp dù đã dùng thuốc giảm đau. Cơn đau của họ giảm 3 mức sau khi bước vào chuyến tham quan VR.
Trong thời gian sử dụng VR cho bệnh nhân, bác sĩ Gold chưa ghi nhận tác dụng phụ. Người lớn thỉnh thoảng bị chóng mặt nhưng trẻ em thì không hề hấn gì vì tai giữa chưa phát triển.
Có ý kiến cho rằng trẻ em sẽ bị nghiện game thực tế ảo, nhưng bác sĩ Gold khẳng định đây chỉ là một biện pháp giảm đau tạm thời, sẽ không khiến trẻ em bị phụ thuộc vào trò chơi.
Tuy nhiên, VR sẽ không có tác dụng đối với những cơn đau hoặc chấn thương dài hạn. Bác sĩ Gold thừa nhận mỗi trải nghiệm đau rất khác nhau, sẽ không bao giờ có một phương pháp phù hợp với tất cả mọi người.
Nhưng VR vẫn có tác dụng nhất định đối với những cơn đau ngắn hạn. CHLA sẽ tiếp tục thử nghiệm thực tế ảo tăng cường (AR) – công nghệ giúp ta nhìn thấy những vật thể ảo chồng lên hình ảnh thật, do các bác sĩ cần phải kiểm tra cặp mắt của bệnh nhân sau khi gây mê nên sẽ cần dùng loại kính AR có thể nhìn xuyên thấu.
Y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa chống dịch, vừa hiến máu cứu bệnh nhân COVID-19
Trước tình trạng khan hiếm máu điều trị cho bệnh nhân COVID-19, các y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đang công tác tại Trung tâm hồi sức COVID-19 (đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16) xin hiến tặng máu để cứu bệnh nhân COVID-19 nguy kịch.
Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa chống dịch, vừa hiến máu cứu bệnh nhân COVID-19 nguy kịch - Ảnh: Bộ Y tế
Ngày 27-8, Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 của Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM (đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16) tổ chức huy động hiến máu với tinh thần "san sẻ yêu thương từ trong tâm dịch". Sau lễ phát động, Trung tâm hồi sức tích cực thu được 100 đơn vị máu và sẽ tiếp tục lấy trong ngày tiếp theo.
Nhiều y bác sĩ đang làm việc tại trung tâm đã trực tiếp hiến máu để cứu bệnh nhân COVID-19, kịp thời đáp ứng nguồn máu cứu bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.
Ông Nguyễn Quang Tuấn - giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: "Chăm lo và cứu người bệnh là nhiệm vụ quan trọng nhất với chúng tôi. Tinh thần mỗi chiến sĩ áo trắng luôn được rèn giũa, củng cố hằng ngày. Trong thực tế, chúng ta thấy rằng có khá nhiều bệnh nhân vào Trung tâm hồi sức tích cực với tình trạng xuất huyết tiêu hóa rất nặng".
Hiện nay, việc cung cấp máu trong thời gian bị giãn cách xã hội kéo dài có hạn chế rất lớn về nguồn cung cấp máu. Chính vì vậy, việc cung cấp máu nhanh và đủ để cấp cứu các bệnh nhân nằm tại Bệnh viện dã chiến số 16 và Trung tâm hồi sức tích cực là hết sức quan trọng và cần thiết.
TS.BS Đoàn Thu Trà - chủ tịch công đoàn Bệnh viện Bạch Mai - cho biết tại Trung tâm hồi sức tích cực đang điều trị rất nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch. Trước tình trạng khan hiếm máu điều trị cho bệnh nhân, các cán bộ công nhân viên chức của Bệnh viện Bạch Mai đang công tác tại trung tâm xin hiến tặng những dòng máu yêu thương để san sẻ từ trong tâm dịch.
Tính từ ngày 30-7 đến 25-8, Viện Huyết học - truyền máu trung ương chi viện 7.350 đơn vị máu tới các tỉnh, thành phố phía Nam. Trong đó, 5.000 đơn vị máu được chuyển tới TP.HCM và 2.350 đơn vị tới Cần Thơ.
TS.BS Lê Hoàng Oanh - giám đốc Trung tâm truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết mỗi ngày bệnh viện cần trung bình 250 - 300 đơn vị khối hồng cầu và vài chục đơn vị khối tiểu cầu để cung cấp cho các tỉnh Đông Nam Bộ. Công tác tiếp nhận máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM.
Để duy trì được lượng máu, Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM đã phải "siết chặt" đầu ra, chỉ ưu tiên cho các trường hợp cấp cứu. Nhờ có 1.000 đơn vị máu được chi viện kịp thời từ Hà Nội, việc đảm bảo nhu cầu máu cho 150 bệnh viện trong toàn thành phố, gồm cả các bệnh viện dã chiến, bệnh viện hồi sức COVID-19 được yên tâm hơn.
Dù lượng máu đã tạm thời đáp ứng đủ, nhưng lượng tiểu cầu tại 2 bệnh viện trên vẫn đang trong tình trạng thiếu trầm trọng, vì tiểu cầu chỉ lưu trữ được tối đa 5 ngày.
Công an TP.HCM vừa mượn oxy, vừa mượn ống thở cứu kịp bệnh nhân F0 đang nhập viện Đang trực chốt kiểm soát, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) thấy một bệnh nhân F0 đang đến bệnh viện có dấu hiệu nguy kịch. Các chiến sĩ đã vội chặn xe chở bình oxy, một người khác chạy vào bệnh viện mượn ống thở, để giữ sự sống cho F0 kịp vào viện cấp cứu. Bệnh nhân F0 nguy kịch được chốt kiểm...