Xóa chợ “Trời”, gần ngàn hộ dân lo lắng
Chỉ vài ngày sau khi UBND thành phố Hà Nội thông báo chấp thuận chủ trương di dời chợ Hoà Bình (chợ “Trời”) và yêu cầu UBND quận Hai Bà Trưng khảo sát, lập phương án di dời ngay trong quý IV năm nay, những hộ tiểu thương tại đây bàn luận khá “ nóng” về vấn đề này.
Mất ngủ vì tin xóa chợ “Trời”
Len lỏi quanh chợ Trời tôi mới thấy được phần nào sự sầm uất và quy mô của khu chợ tạm lâu đời nhất Hà Nội này. Chợ này bán từ những linh kiện điện tử bé xíu, hàng ngàn loại linh kiện ô tô, xe gắn máy đủ loại đến cả ngàn mặt hàng kim khí điện máy, điện tử.
Chị Trần Ngọc Ngà đã có hàng chục năm kinh doanh hàng điện tử tại chợ “Trời” cho biết cả gia đình chị gồm 4 người đều trông vào quầy hàng nhỏ của chị nên nghe tin di dời chợ rất hoang mang.
“Tối qua tôi không ngủ được vì hay tin chuyển chợ về khu Đền Lừ. Phương án di chuyển ra sao, cuộc sống sắp tới của tiểu thương thế nào là điều chúng tôi đặc biệt quan tâm” – chị Ngà nói.
Mong muốn lớn nhất của chị Ngà là được tiếp tục kinh doanh tại chợ cũ nhưng nếu buộc phải di dời thì chị Ngà đề nghị cần cân nhắc tính toán rất kỹ nơi xây dựng chợ mới.
Chị Phạm Thị Nga kinh doanh phụ tùng xe máy, Nguyễn Thị Hảo kinh doanh hàng kim khí cũng cho hay bản thân các chị và gia đình đã gắn bó với hoạt động kinh doanh tại chợ “Trời” mấy chục năm qua nên khi nghe tin di dời chợ thấy rối bời.
Video đang HOT
Chị Nga khẳng định, hầu hết các hộ kinh doanh đều có ý thức giữ vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, nộp thuế đầy đủ cho nhà nước. “Đã có nhiều bài học về xây chợ mới tại Hà Nội rồi.
Ít nhất là một năm đầu sẽ rất khó thu hút khách đến với chợ. Khi đó tiểu thương sẽ sống ra sao?”- đại diện một hộ kinh doanh hàng điện tử nói. Không ít hộ dân sống cạnh chợ “Trời” thì lại than rằng họ phải chung sống với môi trường kinh doanh phức tạp, khá ồn ào, đường sá đi lại ách tắc…
Nhiều tiểu thương tâm tư trước thông tin di dời chợ (Ảnh: Minh Tuấn)
Di dời xuống Đền Lừ
Ông Dương Văn Hiếu, Trưởng Ban quản lý chợ cho hay, hiện số hộ dân đăng ký kinh doanh chính thức là 730 hộ nhưng thực tế số hộ kinh doanh “ăn theo” chợ “Trời” cũng khá lớn nằm trên nhiều tuyến phố lân cận như Phố Huế, Nguyễn Công Trứ.
Chợ Trời ban đầu là chợ buôn bán đồ cũ có từ thời Pháp thuộc. Tồn tại cho đến năm 1985 thì thành lập Ban quản lý chợ. Hầu hết các hộ đang kinh doanh dưới lòng đường, vỉa hè và sử dụng vải bạt, mái nhựa che tạm.
Cũng theo ông Hiếu, năm 2011 tiểu thương nộp ngân sách khoảng 16 tỷ đồng. Tiểu thương đặc biệt quan tâm phương án di dời chợ đi đâu, chính sách thế nào vì nếu mô hình, địa điểm không phù hợp thì rất khó thành công.
“Nếu không kinh doanh được tại chợ mới, tôi lo là tiểu thương lại quay về chợ cũ bằng mọi cách” – ông Hiếu nói.
Theo Ban Quản lý chợ, 7-8 năm trước, đã có phương án đưa ra là cống hoá một đoạn sông Kim Ngưu gần Lò Đúc để chuyển chợ “Trời” về nhưng sau đó lại không thành.
Một lo ngại khác của ông Hiếu là kể cả khi di dời những hộ đang ở dưới lòng đường, vỉa hè thì những hộ đang có nhà mặt phố kinh doanh ở chợ “Trời” vẫn không cấm họ kinh doanh được…
Tuy nhiên, ông Hiếu cũng thừa nhận rằng nếu tiếp tục tồn tại chợ “Trời” trên lòng đường vỉa hè như hiện nay thì cũng không ổn.
Phòng Kinh tế UBND quận Hai Bà Trưng cho rằng cái khó nhất khi di dời là phải chọn đúng địa điểm để xây dựng chợ mới và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều lần muốn di dời vẫn chưa được.
Đại diện UBND quận Hai Bà Trưng khẳng định, di dời chợ Trời là việc hết sức cần thiết nhằm trả lại lòng đường, vỉa hè nhiều tuyến phố cho hoạt động giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh trật tự cho cả khu vực.
Công an quận Hai Bà Trưng cho biết, tại chợ Trời, lực lượng chức năng đã nhiều lần phát hiện, bắt giữ hàng ngàn linh kiện, phụ tùng ô tô không rõ nguồn gốc xuất xứ một số hộ kinh doanh đã tham gia tiêu thụ tài sản do vi phạm pháp luật mà có.
Theo 24h
Hà Nội đồng ý di chuyển chợ "Trời"
UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương di chuyển chợ Hòa Bình (chợ "Trời") của quận Hai Bà Trưng. Ngoài ra, thành phố còn yêu cầu quận này điều tra tổng thể các hộ đang kinh doanh trong chợ trước khi di chuyển sang khu vực mới.
Thành phố vừa có văn bản trả lời một số đề xuất của UBND quận Hai Bà Trưng. Cụ thể, đối với đề nghị di chuyển chợ Hòa Bình, thành phố đồng ý về chủ trương di chuyển đi nơi khác. Bên cạnh đó, UBND thành phố yêu cầu quận Hai Bà Trưng khảo sát, điều tra tổng thể các hộ hiện đang kinh doanh trong khu vực chợ, từ đó có phương án đề xuất di chuyển.
Chợ tạm già nhất Hà Nội này nằm dọc các tuyến đường, ảnh hưởng đến giao thông
Chợ "Trời" - chợ Hòa Bình - được hình thành từ những năm 1950, được coi là chợ lớn nhất Hà Nội. Chợ này với khoảng 700 hộ đang kinh doanh hoạt động dưới lòng đường của nhiều tuyến phố như: Trần Cao Vân, Yên Bái, Thịnh Yên... gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông, gây ùn tắc giao thông.
Tại cuộc họp với lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 19/9, UBND quận Hai Bà Trưng đã kiến nghị thành phố tìm địa điểm đảm bảo đủ hạ tầng, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy để có thể di chuyển chợ Hòa Bình bởi chợ này đã gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông trong nhiều năm. Theo đề xuất của quận Hai Bà Trưng, chợ "Trời" sẽ được di dời về khu vực chợ đầu mối Đền Lừ (quận Hoàng Mai).
Cũng liên quan đến việc quản lý chợ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, UBND thành phố yêu cầu quận thực hiện theo đúng phân cấp quản lý và đúng chức năng quản lý đối với bộ máy quản lý các chợ trên địa bàn quận. Cần chú ý đến các điều kiện cơ sở vật chất của chợ, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, trật tự kỷ cương đô thị và vệ sinh môi trường.
Theo Dantri
Khám sức khỏe ở... chợ trời Giấy khám sức khỏe, bản chứng thực bằng tốt nghiệp giả cần bao nhiêu cũng có. Trên quốc lộ 15, đoạn từ ngã tư Tam Hiệp đến cổng KCN Long Bình (TP Biên Hòa, Đồng Nai) được nhiều người xem như một "chợ trời giấy giả". Dù công an đã triệt phá, khởi tố nhiều người nhưng sau các đợt công an xử...