Xoa bóp chống nhăn da
Để có khuôn mặt đẹp mỗi ngày, bạn nên xoa bóp, massage các cơ trên khuôn mặt để làm giảm và phòng nguy cơ nhăn da.
Trước hết bạn phải rửa tay và mặt cho thật sạch, sau đó ngồi ngay ngắn ở 1/3 trước của ghế, mắt nhắm lại, 2 đùi mở rộng bằng vai, vai lỏng, khuỷu 2 bàn tay hướng xuống đặt trên đầu gối. 2 bàn tay, lòng bàn tay hướng vào trong đưa lên theo phía trước cơ thể đến ngang trán, nhẹ nhàng di chuyển sang 2 bên đến khi vùng tai xuất hiện cảm giác nóng.
Massage trán: Tiếp tục thao tác trên rồi dùng ngón tay trỏ day huyệt thần đình (vùng chân tóc), rồi từ huyệt thần đình day đến huyệt ấn đường (trung tâm giữa 2 chân mày) theo hướng lên xuống rồi day tròn đến huyệt thái dương, theo chiều kim đồng hồ 9 lần. Dùng ngón trỏ miết từ đầu đến chân mày, rồi kết hợp với các ngón khác véo lông mày khoảng 1 phút. Ấn các huyệt toản trúc (đầu lông mày), ấn đường (chỗ lõm giữa hai cung lông mày), đồng tử liêu (đuôi lông mày), mỗi huyệt 30 giây. Nhắm mắt lại, dùng ngón tay trỏ day nhẹ vào 2 hố mắt và 2 thái dương.
Massage trên mắt: 2 tay chuyển từ huyệt thái dương đến trước mặt rồi dùng 2 ngón trỏ day đúng huyệt ty trúc không (đầu ngoài chân mày) và toản trúc (đầu trong chân mày, phía gần mắt), 2 bên đầu rồi đặt 2 ngón tay lên nhãn cầu, mắt nhắm lại nhè nhẹ day mô mắt rồi làm động tác lật mí 9 lần.
Massage mí mắt dưới: Dùng 2 ngón tay trỏ day ấn góc ngoài mắt cả trái và phải. Sau đó từ khóe mắt ngoài men theo mí mắt dưới hướng về khóe mắt trong, từ từ day ấn đến huyệt tinh minh (khóe mắt), day ấn huyệt này 9 lần.
Massage đuôi mắt: Dùng ngón tay trỏ phải day ấn góc mắt trong, sau đó lần ngang dưới mắt day ấn tới chỗ cách huyệt thái dương 2mm, day tròn thuận chiều kim đồng hồ 9 lần, men theo trước tai từ từ miết xuống huyệt giáp xa (ở góc hàm, khi cắn răng thấy chỗ cao nhất là huyệt) rồi day ấn huyệt giáp xa, đồng thời mở mắt to hết cỡ. Tay trái day ấn mắt trái 1 lần, động tác như bên phải.
Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng lên 2 gò má theo hình tròn và từ từ hướng sang 2 bên. Sau đó, dùng các ngón tay day và ấn nhẹ vào các huyệt quyền liêu (dưới xương gò má), huyệt giáp xa (góc hàm), xoa nhiều lần cho đến khi da căng và nhẵn.
Dùng 2 ngón tay giữa vuốt từ cánh mũi lên gốc mũi rồi lại vuốt xuống, bóp nhẹ 2 cánh mũi. Day vào huyệt nghinh hương (cạnh chân cánh mũi) trong vòng 1 – 2 phút.
Video đang HOT
Với vùng cằm, dùng lòng bàn tay xoa xát đều từ phải sang trái rồi ngược lại, bóp nhẹ rồi nhấn vào huyệt thừa tương (giữa cằm).
Một số lưu ý:
- Trước khi thực hiện các động tác trên, cần thư giãn trong vài phút.
- Hít thở nhẹ và sâu.
- Cố gắng tập trung vào điểm thực hiện động tác massage.
- Sau mỗi động tác, dừng khoảng 10 giây để hít thở.
- Thực hiện xong các động tác này, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 10 phút.
- Khi massage, bạn đừng bao giờ kéo căng da ra mà phải xoa bóp hết sức nhẹ nhàng, êm ái. Massage cho da bạn cũng cảm thấy thư giãn rất nhiều.
- Mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, nên tác động lên các cơ ở mặt để máu lưu thông dễ dàng, chống hình thành nếp nhăn.
Tuy nhiên, để biện pháp trên hiệu quả thì bạn phải kết hợp với việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tập thể dục đều đặn kết quả sẽ tốt hơn.
Theo VNE
Tự ngâm rượu thuốc xoa bóp ngày đông
Các vị thuốc đông y ngâm rượu sẽ cho ra những dược tửu xoa bóp hữu hiệu giúp dự phòng và điều trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp... hay gặp trong những ngày đông lạnh giá.
Rượu thuốc (dược tửu) là một chế phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền. Việc dùng rượu thuốc để trị bệnh và bồi bổ đã có từ lâu. Có loại rượu thuốc sử dụng để uống và có loại xoa bóp bên ngoài. Mỗi loại đều có những nguyên tắc bào chế và cách sử dụng riêng nên phải hết sức chú ý khi tự bào chế. Có thể mua rượu thuốc xoa bóp đã bào chế sẵn bán ở các nhà thuốc đông y hoặc các phòng khám y học cổ truyền. Cách này tuy tiện lợi nhưng sẽ khó cho người bệnh kiểm soát được chất lượng an toàn của quá trình ngâm rượu. Vì vậy trong dân gian nhiều gia đình có thói quen sử dụng thuốc đông y vẫn hay thiên về cách tự bào chế hơn. Chỉ những bài thuốc rượu nào quá phức tạp, vị thuốc khó tìm, đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt họ mới tìm mua thành phẩm.
Khi tự bào chế rượu thuốc, phải biết rõ tên vị thuốc và quy cách, đề phòng loại cây cùng tên mà khác thuốc hoặc cùng thuốc mà khác tên. Đối với một số phương thuốc lưu truyền trong dân gian, nếu muốn bào chế phải hỏi kỹ thầy thuốc để tránh sử dụng nhầm gây hậu quả nguy hiểm. Trên tất cả, phải biết chọn dùng phối hợp những vị thuốc nào và phương cách chế biến ra sao thì mới mong có được những loại rượu thuốc xoa bóp vừa đơn giản lại vừa có hiệu quả như mong muốn:
Rượu thuốc ngô công: Dùng con rết nhà (ngô công) hay rết rừng loại lớn, nhiều chân, dài từ 7 - 13cm, đầu vàng, lưng đen, chân bụng đỏ vàng. Nếu rết to chọn một hoặc hai con; rết nhỏ lấy từ ba đến bốn con. Cồn 900 một lượng khoảng 150ml. Bắt được rết, lấy nước nóng già 70 - 80oC đổ vào. Sau đó đem rửa nhiều lần rồi cho vào ngâm với cồn. Thời gian ngâm từ 30 - 90 ngày, càng ngâm lâu càng tốt. Lọc, đóng chai. Rượu rết có tác dụng xoa bóp các trường hợp đau nhức, phong thấp, té ngã tụ máu. Rượu còn có thể xoa vào chỗ mụn nhọt mới mọc cho tan. Tẩm bông xoa lên chỗ rắn cắn để giải độc.
Rượu thuốc thảo dược: huyết giác 40g, đại hồi 12g, quế chi 12g, địa liền 20g, thiên niên kiện 20g, long não (tán bột) 15g, cồn 700 một lít. Tất cả các vị thuốc tán thành bột ngâm trong cồn khoảng một tuần. Mỗi ngày khuấy một lần, gạn lấy kiệt nước, cho thêm bột long não vào khuấy cho tan hết bột. Đóng chai. Loại rượu này giúp chữa sưng tấy, tụ máu, bầm tím, bong gân, nhức xương, đau khớp.
Tuyệt đối không được uống
Các loại rượu thuốc xoa bóp chỉ được dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống bởi đa số các vị thuốc dùng làm rượu thuốc xoa bóp đều có tính độc. Nên dán nhãn lưu ý tác hại ngoài chai. Ngoài ra, khi sử dụng rượu thuốc để xoa bóp không nên bôi vào các vết thương đã chảy hay rỉ máu. Cách sử dụng tốt nhất là tẩm rượu vào bông hay miếng gạc, xoa lên chỗ đau sưng rồi xoa bóp.
Rượu huyết giác: Huyết giác 20g, quế chi 20g, thiên niên kiện 20g, đại hồi 20g, địa liền 20g, gỗ vang 40g. Các vị thuốc tán nhỏ, cho vào chai cùng với 500ml rượu trắng, ngâm khoảng một tuần, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Rượu có công dụng tốt cho những trường hợp bị thương do đánh đập, té ngã, đau tức, bầm máu... Trong dân gian còn dùng chữa đau mỗi khi lao động nặng hoặc đi đường xa sưng chân.
Rượu thuốc long não: Long não 100g, cồn 900 khoảng một lít. Hoà tan long não vào cồn. Sau đó lọc, đóng vào chai. Loại rượu này có công dụng xoa bóp giúp đánh tan các chỗ tụ máu, nhức mỏi mình mẩy.
Rượu thuốc hồng hoa: Hồng hoa (cây rum) 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị thuốc tán vụn, ngâm với một lít rượu trắng, sau ba ngày dùng được. Rượu hữu hiệu với các chứng đau nhức, tê bại, máu ứ bầm tím, nhức mỏi.
Rượu thuốc ngải cứu: Ngải cứu 6g, đương quy 12g, độc hoạt 12g, khương hoạt 12g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, tô mộc 12g, nhục quế 8g, tần giao 12g, huyết giác 12g, mộc qua 10g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau bảy ngày là có thể dùng được. Rượu có công dụng tốt để xoa ngoài khớp bị tê thấp hoặc những nơi đau nhức.
Rượu thuốc địa long: địa long ba con, phụ tử chế 12g, tam thất 6g, bạch chỉ 6g, chế xuyên ô 6g, tế tân 6g, mộc qua 10g, xuyên khung 10g, hồng hoa 10g, cẩu tích 10g, độc hoạt 10g, rết một con, mã tiền tử hai hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau từ 7 - 10 ngày là được. Ngoài chữa trị các chứng nhức mỏi, trật gân... loại rượu này còn thích hợp xoa bóp làm giảm các chứng đau nhức ngày đông giá lạnh ở người già; phụ nữ sinh đẻ đau thắt lưng dùng xoa vào nơi đau và hai bàn chân cũng sẽ tránh khỏi tê thấp.
Theo VNE
Xoa bóp bàn chân chữa bệnh Bàn chân được gọi là trái tim thứ hai bởi vì đại não và các cơ quan khác trong cơ thể đều có một khu phản ánh của riêng mình trên bàn chân. Khi tác động với một phương thức thích hợp vào khu vực tương ứng với tạng phủ nào thì sẽ gây phản xạ kích thích làm hưng phấn và nâng...