XKLĐ tại Hàn Quốc: Tăng hỗ trợ để kêu gọi LĐ về nước đúng hạn
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, đơn vị này sẽ tổ chức hội nghị đánh giá về các giải pháp tuyên truyền chống bỏ trốn của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Liên quan vấn đề này, phóng viên Báo NTNN phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Ông Nguyễn Gia Liêm – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Thưa ông, năm nay chỉ tiêu tuyển dụng của Hàn Quốc dành cho lao động phía Việt Nam là bao nhiêu?
- Trong năm 2018, phía Hàn Quốc có nhu cầu tuyển chọn 7.900 lao động Việt Nam. Hiện tại, chúng tôi đã gửi công văn cho các địa phương tiến hành nhận hồ sơ của lao động có nhu cầu thi tiếng Hàn.
LĐ đăng ký dự thi tiếng Hàn tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnn: K.B
Dự kiến kỳ thi tiếng Hàn EPS-TOPIK dành cho lao động Việt Nam có nguyện vọng sang Hàn Quốc làm việc trong lĩnh vực sản xuất chế tạo sẽ được tổ chức vào tháng 6, và tới tháng 8 sẽ tổ chức kỳ thi trong lĩnh vực ngư nghiệp. Cụ thể sẽ tuyển khoảng 6.300 lao động lĩnh vực sản xuất chế tạo và 1.300 lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp.
Tuy nhiên, năm nay sẽ có 49 quận/huyện trong cả nước bị dừng tuyển chọn do có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao.
Thỏa thuận MOU mới được Hàn Quốc và Việt Nam ký kết có điểm mới nào đáng chú ý?
- Thỏa thuận MOU được ký vào tháng 3.2018 vừa qua có được nhiều điểm mới. Đầu tiên có thể kể tới cách thức tuyển lao động. Thay vì chỉ tuyển qua thi tiếng Hàn thì năm nay phía bạn còn chú trọng vào thi kỹ năng nghề. Do vậy, với những ngành nghề đặc thù như ngư nghiệp, nếu không thi tay nghề thì khả năng lao động sang Hàn Quốc làm việc sẽ bỏ trốn rất nhiều. Sau khi trao đổi, thì phía Hàn Quốc cũng thống nhất thay đổi cách thức tuyển dụng, chú trọng vào việc thi tay nghề với những ngành nghề đặc thù.
Video đang HOT
Liệu có phải tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn quá cao đang là nguyên khiến Hàn Quốc tuyển lao động dè dặt?
- Đúng là việc có quá đông lao động Việt Nam bỏ trốn trong thời gian qua đã tác động rất lớn tới việc thực hiện chương trình EPS của Việt Nam trong thời gian trước. Cũng vì lý do này mà một thời gian dài chương trình bị gián đoạn, phía bạn cũng tuyển lao động khá dè dặt.
Mặc dù vậy, thời gian gần đây, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn đã giảm đáng kể, từ tỷ lệ trên dưới 50% (năm 2000) xuống còn 34% vào thời điểm hiện tại. Nhờ vậy, phía Hàn cũng đã tiếp tục ký thỏa thuận MOU với Việt Nam trong việc tiếp nhận lao động trở lại làm việc.
Thưa ông có ý kiến cho rằng những giải pháp tuyên truyền, chống trốn của chúng ta đang không hiệu quả. Việc dừng tuyển lao động ở 49 quận/huyện trong cả nước là rất bất công với nhiều lao động. Ông nghĩ gì về vấn đề này?
- Tôi cho rằng, nhiều năm qua chúng ta đã nỗ lực và làm tốt công tác tuyên truyền. Trong suốt năm 5 năm thực hiện các giải pháp tuyên truyền, ý thức của người dân nói chung và lao động được nâng lên rõ rệt. Lao động hiểu được điều kiện khi tham gia chương trình, tình trạng cò mồi lao động đã không còn. Những năm 2000 – 2012, tỷ lệ lao động bất hợp pháp của Việt Nam luôn trên dưới 50%, đến hiện tại chỉ còn 34%, tức từ khoảng 30.000 xuống dưới 15.000 lao động.
Có được kết quả này là vì chúng ta đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Riêng việc dừng tuyển với lao động một số địa phương, chúng tôi đã có bàn bạc với phía bạn, phía bạn đồng ý và mong muốn chúng ta làm điều này. Tuy nhiên, thời gian tới chúng tôi đang nỗ lực để giảm tỷ lệ quận/huyện bị dừng tuyển.
Tới đây cần phải có thêm giải pháp để giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn, thưa ông?
- Thời gian qua chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện một loạt các giải pháp đã ban hành từ năm 2013. Đầu tiên là tiếp tục thực hiện ký quỹ với mức 100 triệu đồng với tất cả lao động đi lần đầu hay đi lần 2. Thứ hai là khi ký hợp động sẽ có những điều kiện ràng buộc lao động. Thứ ba là thực hiện tuyên truyền xuyên suốt cho lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.
Hiện nay chúng ta có nhiều văn phòng, cộng tác viên tuyên truyền trực tiếp cho lao động ở từng khu ở Hàn Quốc giúp lao động về nước đúng hạn. Ngoài ra, chúng tôi cũng làm việc với phía bạn để có các chính sách hỗ trợ cho người lao động yên tâm về nước, bởi tất cả lao động đi làm việc là có thời hạn. Khi hết hạn, lao động cũng rất băn khoăn về cơ hội quay trở lại Hàn Quốc làm việc hoặc tìm việc ở trong nước.
Ngoài tuyên truyền vận động, hai bên phối hợp thực hiện chính sách nhằm chống trốn. Đồng thời phía Việt Nam cũng đang tích cực hỗ trợ tạo việc làm cho lao động sau khi về nước. Đầu tiên là hỗ trợ cho lao động về nước đúng hạn được quay lại thị trường Hàn Quốc làm việc tiếp. Nếu lao động không có nhu cầu đi làm việc Hàn Quốc, chúng tôi cũng phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm các địa phương tổ chức các phiên giao dịch, giới thiệu việc làm chuyên biệt dành cho lao động EPS về nước.
Đặc biệt, thời gian tới chúng tôi sẽ xem xét lại các giải pháp vận động tuyên truyền, cùng địa phương đưa ra cách làm hay, giải pháp tốt để nhân rộng mô hình nhằm giảm quận huyện bị cấm xuất cảnh xuống dưới 49 quận/huyện như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Nhiều cơ hội việc làm tại Hàn Quốc cho lao động Việt Nam
Năm 2018 thêm nhiều lao động Việt Nam có thể sang Hàn Quốc làm việc qua các chương trình hợp tác lao động của các địa phương có mối quan hệ, kết nghĩa hai bên.
Vợ chồng cùng xuất cảnh
Theo bà Nguyễn Thị Minh Tuyết - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp, đơn vị này vừa tổ chức thí điểm thành công đợt đầu tiên đưa các đôi vợ chồng cùng xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
Lao động Việt Nam đi làm nông nghiệp tại Hàn Quốc. Ảnh: Minh Nguyệt
"Cũng như một số năm trước, chương trình cấp phép việc làm cho lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc sẽ hỗ trợ đào tạo tiếng Hàn miễn phí cho người nghèo, bao gồm cả tiền ăn, ở, đi lại. Với hộ cận nghèo, mức hỗ trợ bằng 70%. Những người cư trú vùng bãi ngang ven biển, vùng sâu, vùng xa sẽ được hỗ trợ tối đa 50% chi phí ăn ở, học hành và sinh hoạt". Ông Nguyễn Gia Liêm -
Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
(Bộ LĐTBXH)
Ngày 7.5, 23 lao động tỉnh Đồng Tháp, trong đó đa phần là các cặp vợ chồng xuất cảnh sang Hàn Quốc để thu hoạch nông sản (hái ớt, cà chua) tại các nông trại.
Theo bà Tuyết, thời gian làm việc của các đôi vợ chồng tại Hàn là 3 tháng. Sau đó, tùy nhu cầu và đánh giá kỹ năng của lao động, các chủ nông trại sẽ gia hạn thêm thời gian làm việc. Ngoài mức lương khoảng 33 triệu đồng/tháng/người, những lao động này còn được bao chỗ ở, tự lo ăn uống.
Bà Tuyết cho biết: "Trước khi xuất cảnh, các đôi vợ chồng trải qua khóa học tiếng Hàn và định hướng nghề nghiệp, thái độ ứng xử trong vòng một tháng. Trong đó thời gian học vào 2 ngày cuối tuần. Thời gian còn lại các chị em làm việc nhà, bán vé số để lo cho gia đình".
Những lao động tham gia đợt xuất cảnh lần này có độ tuổi 30-55, được tuyển chọn từ các địa phương tại tỉnh Đồng Tháp. "Đây là chương trình ký kết tạo việc làm ngoài nước đối với các cặp vợ chồng chăm chỉ làm việc, có kỹ năng làm việc tốt do Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp tại một huyện của Hàn Quốc" - bà Tuyết chia sẻ.
Cũng theo thông tin từ Sở LĐTBXH tỉnh, nhiều năm nay Đồng Tháp liên tục là địa phương dẫn đầu các tỉnh, thành phía Nam về tỷ lệ lao động xuất ngoại làm việc. Riêng năm 2017, toàn tỉnh có khoảng 2.000 lao động đi làm việc ở các nước.
Chỉ là chương trình hợp tác địa phương
Ông Lê Thanh Hà - Trưởng phòng Hàn Quốc (Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTBXH) đánh giá cao nỗ lực của các địa phương trong việc kết nối, tạo việc làm cho lao động. Ông cũng ghi nhận việc thời gian gần đây có thông tin lao động đi làm việc ngắn hạn tại Hàn Quốc. Đa số là lao động đi làm theo quan hệ hợp tác giữa các địa phương 2 nước với nhau trong các lĩnh vực đơn giản như trồng trọt, chăn nuôi.
"Thông thường người lao động không thông qua các doanh nghiệp mà thông qua trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc các địa phương. Đối tác Hàn Quốc cũng ưu tiên những người có gia đình, tiếp nhận cả vợ lẫn chồng" - ông Hà nói.
Theo ông Hà, đây cũng là chính sách mới mà phía Hàn Quốc vừa áp dụng thử nghiệm. Tuy nhiên, lao động đi theo kênh này có thể sẽ phải đối diện với một số rủi ro như chế độ phúc lợi, bảo hiểm không được đảm bảo. Do đi làm trong thời gian ngắn chỉ 3 tháng, nếu không được đánh giá tuyển chọn, lao động sẽ phải về nước. Điều này gây tốn kém cho lao động trong việc chi tiền xuất cảnh.
"Về vấn đề này, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã có báo cáo với Bộ LĐTBXH để báo cáo Chính phủ. Tháng 2, Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết cho phép thí điểm đưa người lao động đi làm dựa trên quan hệ hợp tác giữa các địa phương" - ông Hà cho biết thêm.
Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, số lượng địa phương có nhu cầu hợp tác cung ứng lao động với Hàn Quốc ngày càng tăng. Đây cũng là hướng di cư mới của lao động, chính vì vậy, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục theo dõi, xin ý kiến ban ngành có liên quan để hỗ trợ đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cả quyền lợi, nghĩa vụ của địa phương.
Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho hay, ngoài chương trình hợp tác lao động của các địa phương, lao động mong muốn đi làm việc Hàn Quốc vẫn có thể tìm hiểu đăng ký thi tiếng Hàn để đi làm việc theo Chương trình Hỗ trợ cấp phép việc làm giá rẻ giữa Việt Nam - Hàn Quốc (EPS) đã được thực hiện gần 10 năm qua.
Bắt đầu từ ngày 10-13.5, các địa phương sẽ tiếp nhận đơn dự thi tiếng Hàn của lao động. Sang tháng 6 và tháng 8, địa phương sẽ tổ chức thi cho lao động có nhu cầu đi làm lần lượt ở ngành sản xuất chế tạo và ngành ngư nghiệp.
Theo Danviet
Lao động Việt Nam chết bất thường sau nửa tháng sang Nga làm việc Theo thông tin từ gia đình, anh Bá mới sang Nga ngày 24.4 vừa qua. Sáng 7.5, mọi người phát hiện anh Bá đã tử vong trong phòng. Chiều 8.5, theo tin từ chính quyền địa phương xã Thọ Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), một công dân của địa phương vừa tử vong khi đang lao động tại Nga. Nạn nhân là...