Xíu mại Đà Lạt – Món ăn lưu luyến thực khách từ hương vị đầu tiên
Không có phần nước sốt cà chua sền sệt, xíu mại chén Đà Lạt gây ấn tượng với nước lèo trong và vị ngọt thanh.Xíu mại là món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc khoảng thế kỷ 14. Nguyên gốc, xíu mại được làm từ thịt cừu hấp, bọc trong lớp bột mỏng rồi hấp, ăn kèm rau.
Hàng trăm năm sau, xíu mại “di cư” sang nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam… với đủ biến thể. Món ăn không chỉ làm từ thịt cừu nữa mà cả thịt lợn, bò, tôm và các loại nguyên liệu địa phương.
Tại Việt Nam, từ thế kỷ 18, xíu mại có mặt tại các quán ăn bình dân, thường do chủ người Hoa chế biến. Thay vì thịt cừu, món ăn được làm chủ yếu bằng thịt lợn bằm nhuyễn trộn với các nguyên liệu khác như hành tím, ruột bánh mì, tiêu, hấp, rồi được rưới lên nước sốt sệt làm từ cà chua.
Xíu mại Đà Lạt ở Sài Gòn được nấu bằng nước dừa tươi, kèm thêm da heo sần sật và trúng cút
Do được vo tròn, không có phủ lớp bột bên ngoài như nguyên bản, nên món ăn được gọi là viên xíu mại. Mỗi viên tròn như quả chanh và mỗi phần ăn cho mỗi người là 2-4 viên. Xíu mại chế biến theo cách này còn được gọi là xíu mại khô, được đặt trong chén và thường ăn kèm với bánh mì hoặc cơm trắng.
Video đang HOT
Thay vì viên loại khô truyền thống, người Đà Lạt nghĩ ra một cách làm khác, là nấu xíu mại trong nước lèo chứ không hấp
Để tiện hơn cho người dùng, xíu mại khô còn được làm nhân, kẹp vào giữa ổ bánh mì nóng, rưới ít nước đỏ thơm, vài lát ớt, dưa leo thái mỏng và vài cọng ngò rí (rau mùi). Xíu mại phát triển không ngừng theo thời gian. Nhiều người cho vào giữa viên trứng cút để thành món xíu mại trứng cút. Đầu bếp khác lại nghĩ ra cách dùng trứng muối để có xíu mại trứng muối.
Đặc biệt hơn cả là xíu mại nước mang danh xứ sở ngàn hoa: xíu mại chén Đà Lạt. Vẫn chưa ai tìm được chính xác người đầu tiên ở Đà Lạt làm nên chén xíu mại nước lèo. Chỉ biết, món ăn được làm để phục vụ cho cái lạnh của xứ sở.
Ngoài chén xíu mại, nhiều quán còn kèm theo pate, vài lát dưa leo, củ cải hoặc củ cà rốt ngâm chua ngọt, nơi thì ăn kèm xà lách hoặc rau răm
Điểm khác dễ thấy nhất của món ăn từ Đà Lạt là viên xíu mại vẫn làm từ thịt heo bằm nhuyễn nhưng viên được vo nhỏ chỉ bằng ngón tay cái, nước luộc xâm xấp, nêm gia vị vừa ăn. Khi khách dùng món, xíu mại không cho vào giữa ổ bánh mì mà múc ra chén kèm nước lèo. Khách xé ổ bánh nóng chấm nước xíu mại, rồi dùng muỗng xắn xíu mại ăn trực tiếp.
Một phần xíu mại có thể gồm 2-4 viên tùy nhu cầu của khách, ăn kèm bánh mì nóng giòn, dưa leo, ngò rí, thêm chút ớt cho kích thích vị giác
Theo nhiều thực khách, xíu mại chén Đà Lạt sở dĩ được yêu thích bởi trong khí trời sẽ mát, người ăn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn bởi chén xíu mại bốc khói và ổ bánh mì nóng giòn. Người khỏe có thể ăn đến 2-3 chén một lúc. Giá mỗi chén từ 18.000 đến 25.000 đồng. Khách vào quán thường ngồi ghế nhựa thấp, tụm nhau trên chiếc bàn nhỏ. Quán nhiều lúc đông phải đợi phải chờ.
Mì Quảng Đà Lạt -Hương vị đặc biệt nơi phố núi
Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với vô vàn cảnh đẹp mà còn có nhiều món ăn ngon, trong số đó phải kể đến món mì Quảng. Du khách đến Đà Lạt nếu đã từng nếm qua mì Quảng thì nhất định sẽ nhớ mãi hương vị đậm đà, thơm ngon của món ăn sáng này.
Giống như món mì Quảng chính gốc, cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng vì ở núi rừng, nên mì Quảng Đà Lạt thường chỉ duy nhất nấu với sườn heo, giò heo và ba rọi, không tôm, không mực như ở Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng.
Mì Quảng Đà Lạt có nước lèo đậm đà. Sợi mì có màu vàng đúng điệu mì Quảng và thịt heo ba rọi, sườn heo và các loại giò heo ngon nhất, chọn lọc kỹ lưỡng được tẩm ướp rất thấm tạo nên vị đặc trưng. Ăn kèm cùng đậu phộng rang, miếng bánh đa và rau cải cô rôn thái nhỏ tạo nên nét thu hút và không bị quá ngấy.
Rau là món ăn kèm không thể thiếu trong tô mì Quảng Đà Lạt
Để có một tô mì với nước dùng đậm đà, sợi mì mềm dai, nhân vừa miệng, rau sống tươi giòn là cả một quá trình với nhiều công đoạn. Sự tận tâm và công sức của người nấu đặt trong từng tô mì bạn thưởng thức. Trong tô mì Quảng có thịt heo được tẩm ướp đậm đà và vừa ăn.
Mì được ăn cùng với rau sống cô rôn xanh giòn thái mỏng và bánh đa nướng để món ăn đa dạng và bắt miệng hơn. Khi ăn mì Quảng, thực khách có thể cho thêm chanh, ớt xay theo khẩu vị cá nhân.
Nước dùng của tô mì Quảng tại Đà Lạt khá ấn tượng. Đặc biệt nổi bật là vị ngọt thanh của xương heo ninh lâu thấm đều trong từng sợi mì. Để có nồi nước dùng chất lượng như vậy, các quán tại Đà Lạt đã phải ninh xương rất lâu, thêm chút gia vị bí truyền để tạo ra một nồi nước dùng ngon chuẩn vị.
Có lẽ, thứ khiến mì Quảng Đà Lạt đặc biệt nhất là rau ăn cùng. Không phải là cải mầm thêm ít giá, mà là rau cải cô rôn thái mỏng hoặc xà lách thái sợi mỏng, thêm rau mùi (vài nơi còn bào sợi bắp sú để món rau thêm giòn)... khiến món ăn tưởng béo ngậy này thành ra ngon lạ.
Bánh căn, xíu mại... và những quán ngon Đà Lạt không thể bỏ qua Đà Lạt là điểm dừng chân mộng mơ của người mê du lịch. Nhưng món ngon Đà Lạt là gì, quán ngon ở đâu... thì không phải ai cũng biết! Bánh căn Lệ - Ysin (27/44 Ysin, Phường 10) Bánh căn Lệ là một trong những quán ngon được nhiều trang review du lịch và ẩm thực giới thiệu. Ảnh: Intnet Bánh căn...