Xin vợ 21 triệu để mua đồng hồ mới, phản ứng của cô ấy khiến tôi “hóa đá”, xấu hổ với người bán hàng
Đừng bao giờ đưa hết tiền lương cho vợ, phải giữ lại ít nhất một nửa để phòng thân – đồng nghiệp của tôi nói thế.
6 năm nay tôi đều đưa hết lương cho vợ ngay sau khi nhận được. Mỗi tháng là 24 triệu. Lý do là vì vợ tôi là tay hòm chìa khóa, cô ấy quán xuyến hết mọi công việc nhà cửa, chi tiêu sinh hoạt. Hằng tuần vợ đều đưa cho tôi vài đồng tiêu vặt, còn khi tôi cần tiền đi đám hiếu hỉ thì vợ sẽ đóng phong bì cho.
Tôi cảm thấy việc này rất bình thường, vì đó là vợ con mình, chi tiêu vào gia đình chứ đi đâu mà thiệt. Thế nhưng đồng nghiệp của tôi thì không nghĩ vậy. Long phản đối việc đưa hết lương cho vợ giữ. Cậu ta nói phải giữ lại ít nhất một nửa để phòng thân, đưa hết cho vợ rồi có gì xảy ra thì trắng tay. Cậu ta mới lấy vợ 3 tháng trước nên còn mạnh miệng được, chứ thử thời gian nữa có con cái xem nào, vợ cậu ta chẳng “bào” hết tiền trong ví với đủ các lý do bỉm sữa, quần áo cho con, tiền điện nước, ăn uống…
Vả lại tôi thấy nếu cứ tính giữ tiền để phòng trường hợp ly hôn thì chẳng phải mối quan hệ vợ chồng có vấn đề à? Thế nên mới phải bo bo lo cho bản thân trước.
Đấy là suy nghĩ trước kia của tôi, còn giờ thì thay đổi vì chuyện xảy ra cuối tuần trước.
Video đang HOT
Tôi thấy hối hận khi đưa hết lương cho vợ giữ. (Ảnh minh họa)
Hôm đó đồng hồ của tôi rơi vỡ, chiếc đồng hồ này tôi đeo cả chục năm nay rồi nên khá cũ kĩ, nhân lúc nó hỏng, tôi quyết định mua một chiếc đồng hồ mới.
Tôi vào cửa hàng, chọn được một chiếc đồng hồ thông minh khá ưng ý, giá 21 triệu. Tôi không phải là người theo đuổi công nghệ, tôi chỉ thấy chiếc đồng hồ này hợp với mình và tôi có thể sẽ sử dụng nó trong 10 năm tới, tức là chỉ tốn khoảng hơn 2 triệu/năm. Trong ví tôi thì tất nhiên không bao giờ có khoản tiền lớn như thế nên tôi gọi điện về cho vợ, nhờ vợ chuyển khoản thanh toán. Nhưng vừa nói xong thì vợ phản đối luôn, cô ấy hỏi đi hỏi lại tôi làm gì mà cần chiếc đồng hồ đắt thế. Đồng hồ thông minh chỉ 5 triệu là đầy đủ chức năng rồi, không cần thiết phải mua chiếc hơn 20 triệu.
Nói một hồi rồi vợ chuyển khoản cho tôi 5 triệu, tôi thích mua cái nào thì mua chỉ trong khoản đó. Lúc đó tôi rất mất mặt với người bán hàng, lại càng giận vợ vì 21 triệu này cũng chỉ gần bằng số tiền mỗi tháng tôi đưa cho vợ. Coi như tôi bỏ 1 tháng tiền lương ra mua món đồ cho mình mà vợ cũng không đồng ý.
Đến lúc này tôi mới thấy những lời cậu đồng nghiệp nói có phần đúng. Lẽ ra tôi nên để riêng 1 khoản để làm điều mình thích, để phòng trường hợp cần dùng đến tiền. Không nên lúc nào cũng đưa hết tiền cho vợ giữ. Sau chuyện này tôi chắc chắn “lập quỹ đen”.
Không tin vào 'yêu xa', bạn trai đem sính lễ sang dạm hỏi rồi đòi cưới ngay dịp Tết Nguyên Đán
Bạn trai đòi cưới gấp ngay dịp Tết Nguyên Đán khiến cả nhà tôi rối bời.
Sinh ra trong một gia đình không khá giả nên tôi rất tiết kiệm và làm nhiều việc khác nhau để kiếm tiền. Mỗi tháng, tôi sẽ gửi về cho bố mẹ ở quê 10 triệu để phụ tiền sinh hoạt và cho em học hành. Còn lại 5 triệu, tôi chi tiêu tằn tiện, cố gắng gửi tiết kiệm online 1 triệu/tháng để phòng thân. Văn, bạn trai tôi, rất hiểu cho hoàn cảnh của tôi nên cũng thường hỗ trợ tôi trong chuyện tiền nong.
Bạn trai đòi tổ chức đám cưới ngay trong dịp Tết Nguyên Đán. (Ảnh minh họa)
Văn là một chàng trai tốt, nhiệt tình, thẳng thắn, chung thủy. Yêu nhau 2 năm nay, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi ở cạnh anh. Nhưng gia cảnh của anh cũng không khá khẩm hơn tôi bao nhiêu. Nhà anh đông người, đất chật, nhà nhỏ nên chen chúc 3 thế hệ trong căn hộ chưa tới 80m2. Chúng tôi luôn mơ tới một căn nhà riêng, nơi chúng tôi được sống thoải mái mà không cần phải nhìn sắc mặt của ai. Nhưng mơ chỉ là mơ thôi vì tiền đâu mà mua đất, mua nhà.
Hồi tháng 11, tôi quyết định đăng ký đi xuất khẩu lao động nước ngoài, bất chấp lời khuyên can của bạn trai. Anh không muốn xa tôi. Nhưng nếu ở lại, với mức lương còm cõi, biết khi nào chúng tôi mới thực hiện được ước mơ của mình?
Theo như kế hoạch thì đầu tháng 3, tôi sẽ đi. Văn vẫn tìm mọi cách để níu tôi ở lại. Hôm qua, gia đình Văn còn đem sính lễ đến nhà hỏi cưới tôi. Bố mẹ anh nói Văn đã suy sụp, lo lắng vì sợ mất tôi nên ép ông bà phải sang dạm hỏi, mặc kệ tôi có đồng ý hay không? Văn cũng nói muốn tổ chức đám cưới vào mùng 6 Tết. Cưới rồi, tôi muốn đi đâu thì đi, anh sẽ ở lại Việt Nam đợi tôi 3 năm. Còn nếu tôi không chịu cưới thì anh sẽ chia tay vì anh không tin tưởng vào yêu xa, càng sợ bị tôi phản bội khi ở nơi đất khách quê người cô đơn và đầy cám dỗ.
Sự quyết tâm của Văn đẩy tôi và gia đình vào thế khó. Nếu đồng ý cưới, thời gian tổ chức lễ cưới lại quá oái oăm, sợ là khó thực hiện được. Nếu không, tôi phải ngậm ngùi chia tay mối tình 2 năm đầy hạnh phúc, đánh mất một người đàn ông yêu thương mình hết mực. Tôi nên làm sao bây giờ?
Yêu như ngày đầu BPO - Cha mẹ tôi biết nhau là do mối mai. Thực ra trong âm thầm ông đã để ý bà nhưng ở cái thời "áo mặc sao qua khỏi đầu" thì chuyện trai gái quen nhau không bao giờ vượt qua vòng khuôn phép. Nhà ông bà ngoại cách nhà tôi chừng 20 cây số. Vào những năm 90 phương tiện còn...