Xin Thủ tướng chuyển đổi 91ha rừng để làm hồ thủy lợi
Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để xin chuyển đổi 91ha rừng tự nhiên nhằm phục vụ xây dựng tiếp giai đoạn 2, dự án Công trình thủy lợi Ia Mơr.
Từ 2005, dự án công trình thủy lợi Ia Mơr đã được Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện tại Văn bản số 1125/TTg-NN ngày 11/8/2005. Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng Thủy lợi 8 (Ban 8) với tổng số vốn ban đầu là hơn 1.200 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, công trình có nhiệm vụ tưới, cấp nước cho khoảng 12.500ha đất nông nghiệp tại 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, cấp nước sinh hoạt cho 50.000 người dân sống tại một số xã dọc biên giới thuộc huyện Chư Prông, và kết hợp giảm lũ, phát điện…Hiện công trình mới hoàn thành giai đoạn 1 là hệ thống hồ tích nước. Trong giai đoạn 2, dự án sẽ hoàn thành các hạng mục hệ thống kênh và mương dẫn nước về hồ. Tuyến kênh này dự tính thi công sẽ nối qua huyện Ea Súp (Đắc Lắc)-huyện Chư Prông (Gia Lai) và chạy qua những khoảnh rừng trong diện tích 91ha nói trên.
Dự án Công trình thủy lợi Ia Mơr đã thực hiện xong giai đoạn 1 và đang xin để thực hiện giai đoạn 2
Nhưng trước chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc đóng cửa rừng, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản số 4078/UBND-NL để xin Chính phủ, Bộ NN- PTNN cho phép chuyển đổi 91ha rừng tự nhiên, gồm 10 tiểu khu nằm trên địa bàn huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó có 64ha (6 tiểu khu), do Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Muer quản lý và 4 tiểu khu còn lại (27ha) do UBND xã Ia Mơr quản lý.
Trao đổi tại buổi họp báo, ông Nguyễn Anh Dũng-Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho biết: “Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, huyện Chư Prông chỉ làm hợp đồng đền bù, giải phóng mặt bằng còn là Ban 8 thực hiện…Đồng thời, khi chuyển đổi 91ha này thì Bộ cũng đã có kinh phí để phục vụ trồng rừng thay thế trong năm 2018 nhằm tăng diện tích phủ xanh đồi trọc”.
Theo báo cáo số 74/BC-BQL ngày 22/11/2017 của Ban xây dựng Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 cho biết: “Dự án hồ chứa Ia Mơr là công trình phúc lợi xã hội được đầu tư theo chủ trương. Hiện nay, cụm công trình đầu mối đã được chặn dòng tích nước từ tháng 2/2017. Tuy nhiên, hệ thống kênh chưa được đầu tư đồng bộ nên dự án chưa phát huy hiệu quả. Do đó, việc đầu tư, hoàn thiện hệ thống kênh là hết sức quan trọng nhằm phát huy toàn bộ công năng, hiệu quả của dự án…Ngoài ra, đây cũng là công trình góp phần ổn định An ninh-Chính trị vùng biên giới và phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương”.
Video đang HOT
Thông báo 191/TB-VPCP, ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Không chuyển mục đích sử dụng 2,25 triệu hecta rừng tự nhiên hiện còn lại tại Tây Nguyên sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai (trừ các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt)”.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Cơ hội đổi đời từ 8.900ha hồ thủy điện Hòa Bình: Nuôi cá lồng
Hòa Bình có trên 14.560ha mặt nước ao, hồ công trình thủy lợi, thủy điện, đặc biệt có 8.892ha mặt nước hồ Thủy điện Hòa Bình với nguồn lợi thủy sản phong phú cả về giống, loài; nguồn thức ăn rất phong phú... Đó là những điều kiện và tiềm năng lớn để Hòa Bình phát triển nghề nuôi cá lồng.
Những thông tin và đánh giá trên được đề cập tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp "Hiệu quả nuôi cá lồng bền vững trên sông, hồ vùng Trung du miền núi phía Bắc", do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNTtỉnh Hòa Bình tổ chức cuối tuần qua tại TP.Hòa Bình.
Tiềm năng, lợi thế lớn
Mô hình nuôi cá lồng trên lồng hồ Thủy điện Hòa Bình của anh Nguyễn Văn Tuyển. Ảnh: S.T.L
Tại diễn đàn, ông Đỗ Đức Trường - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình cho hay: Đến nay đơn vị đã tổ chức thực hiện được 3 lớp tập huấn ngắn hạn và mở 8 lớp đào tạo nghề nuôi cá lồng cho lao động nông thôn, với tổng số 330 học viên. Thông qua các khóa tập huấn và đào tạo nghề, các học viên nắm được những kiến thức cơ bản về nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi cá lồng.
Hòa Bình có trên 14.560ha mặt nước ao, hồ công trình thủy lợi, thủy điện. Ngoài ra còn có các hệ thống sông, suối lớn có thể tận dụng để nuôi trồng, tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên.
Riêng hồ Thủy điện sông Đà Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800ha, thuộc 2 địa phận tỉnh Hòa Bình và Sơn La với dung tích chứa trên 9 tỷ m3 nước. Trong đó địa phận hồ thuộc tỉnh Hòa Bình là 8.892ha, thuộc 19 xã ven hồ.
Hồ Thủy điện Hòa Bình có dạng lòng máng, xung quanh bao bọc bởi các dãy đồi, núi cao; đáy hồ sâu với nguồn lợi thủy hải sản phong phú cả về giống, loài; nguồn thức ăn rất phong phú ngoài sinh vật phù du, xung quanh hồ còn có hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng phòng hộ với độ che phủ cao, hàng năm cung cấp lượng lớn các sản phẩm hữu cơ cho hồ.
Hồ Thủy điện Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản đặc trưng của vùng Tây Bắc như cá chiên, lăng, dầm xanh, anh vũ...
Với vị trí là cửa ngõ của vùng Tây Bắc tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội, lại có tuyến đường xuyên Việt chạy qua, Hòa Bình có rất nhiều lợi thế trong hoạt động thương mại, giao lưu hàng hóa và sản xuất nông, lâm, thủy sản cung cấp cho các đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Tây Bắc và các tỉnh Bắc miền Trung.
Ông Hoàng Văn Son - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Hòa Bình cho biết: Phát huy những lợi thế trên, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, trong những năm gần đây Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh rất quan tâm đến phát triển thủy sản, đặc biệt là việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ Thủy điện Hòa Bình.
Mục tiêu là khai thác, tận dụng tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh đối với các sản phẩm nuôi trồng có ưu thế và khả năng cạnh tranh như các loài cá lăng, chiên, tầm, trắm đen, rô phi, điêu hồng...; phát triển thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quy mô lớn đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi cá lồng
Toàn cảnh mô hình nuôi cá lồng tiêu biểu của anh Tuyển. Ảnh: S.T.L
Trong giai đoạn 2013 - 2016 từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia và tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã tổ chức, thực hiện được 6 mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Trong đó 3 mô hình thuộc dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá lồng hồ chứa" thực hiện tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Năm 2013, thực hiện mô hình nuôi cá lăng trong lồng, với quy mô thực hiện 100m3 lồng nuôi của 2 hộ tham gia, sau 9 tháng nuôi cá đạt cỡ 1,22kg/con. Từ sự thành công của mô hình, đến nay đã mở rộng ra hầu khắp các địa phương trong tỉnh với hàng trăm hộ nuôi, và cá lăng là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.
Năm 2014, Hòa Bình thực hiện mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng thuộc dự án nuôi cá lồng hồ chứa với quy mô 100m3 lồng, 2 hộ tham gia. Sau 5 tháng nuôi, cá đạt cỡ 600g/con.
Cũng trong năm 2014, đơn vị thực hiện mô hình nuôi cá vược trong lồng bè. Đây là loài cá nước mặn, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã mạnh dạn thuần hóa và nuôi thương phẩm. Với quy mô thực hiện 120m3 lồng và 6 hộ thực hiện, sau 9 tháng thả nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 1,2kg/con.
Năm 2015, trung tâm thực hiện mô hình nuôi cá tầm trong lồng thuộc dự án nuôi cá lồng hồ chứa với quy mô 100m3 lồng nuôi và 2 hộ tham gia. Sau 10 tháng nuôi, cá đạt cỡ 1,5 kg/con.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh: "Hòa Bình là một trong những tỉnh sớm đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản của các hồ chứa. Cụ thể, năm 2013 mới có khoảng 1.200 lồng nuôi, đến năm 2017 đã tăng lên 4.050 lồng. Các lồng cá đem lại hiệu quả rất cao. Cứ bình quân 1 lồng với diện tích là 36m2, sâu khoảng 3-4m, tùy theo các đối tượng cá, cho lợi nhuận từ 20 - 30 triệu đồng/lồng/năm. Đó là lợi nhuận rất lớn. Do đó, bà con nông dân cần phát huy tiềm năng, thế mạnh có diện tích hồ chứa lớn, để sống được và làm giàu bằng nghề nuôi cá lồng".
Theo Danviet
Lũ cắt đường, dùng ca nô đưa thi thể nữ nhân viên thủy lợi đi mai táng Thi thể nữ nhân viên thủy lợi (Bình Định) vừa được tìm thấy, tuy nhiên do lũ chia cắt nên phải dùng ca nô đưa thi thể đi mai táng. Sáng 7.11, ông Nguyễn Văn Phú - Giám đốc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định xác nhận, vừa tìm thấy thi thể của chị N.T.T.T (50 tuổi), nhân...