Xin thoái vốn vì kinh doanh bi đát: Bán đất giá nào?
Chuyên gia lưu ý, trước khi thoái hết vốn Nhà nước, cần xem đất đai của doanh nghiệp trước đây đã được định giá chưa, định giá thế nào…
Báo cáo tài chính công ty mẹ quý III/2019 của Tổng Công ty CP Sông Hồng (mã chứng khoán SHG – UpCOM) vừa công bố cho thấy tình hình kinh doanh ngày càng bi đát.
Theo đó, riêng quý III/2019, Tổng công ty lỗ 15,8 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, lỗ gần 48 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên đến 956 tỷ đồng. Với mức thua lỗ đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã âm tới 628,5 tỷ đồng.
Công ty mẹ và tổ hợp các công ty thành viên vẫn tiếp tục mất khả năng thanh toán nghiêm trọng do nợ phải trả tiếp tục tăng từ phát sinh lãi vay phải trả cho công trình Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, nợ phải trả liên quan đến các nghĩa vụ bảo lãnh cho các công ty con.
Ngoài ra, tại thời điểm 30/9/2019, Tổng Công ty còn có các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng liên quan đến các khoản bảo lãnh vay ngân hàng.
Hiện Tổng Công ty CP Sông Hồng đang tái cơ cấu thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp tại các công ty con, công ty liên kết, thực hiện chủ trương của Bộ Xây dựng trong việc thoái vốn Nhà nước của Tổng Công ty Sông Hồng về mức 36% hoặc Bộ Xây dựng phải bán hết vốn Nhà nước.
Trước đó, hồi tháng 9/2019, Tổng Công ty CP Sông Hồng có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ khẩn thiết đề nghị cho phép Sông Hồng được thoái vốn ngay trong năm 2019.
Video đang HOT
Bình luận về trường hợp của Tổng Công ty CP Sông Hồng, chuyên gia kinh tế – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho hay, xét theo kinh tế thị trường, muốn thực hiện thoái hết vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này thì phải bán số cổ phẩn của Nhà nước ra thị trường chứng khoán, tuy nhiên, bởi doanh nghiệp này, tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý đến phần đất đai mà doanh nghiệp này đang nắm giữ.
Cổ phần hóa từ năm 2010, Tổng Công ty CP Sông Hồng làm ăn ngày càng bết bát
Về nguyên tắc, việc thoái tóa bộ vốn Nhà nước phải được xem xét trên cơ sở kết quả kinh doanh của Tổng Công ty CP Sông Hồng trong thời gian qua. Tình hình kinh doanh bết bát, mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp này là điểm trừ khi định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng lưu ý, các cơ quan quản lý nhà nước, kiểm toán nhà nước cần vào cuộc kiểm tra lại xem tình tình hình kinh doanh, sản xuất thực tế của doanh nghiệp này xem nguyên nhân thua lỗ vì sao.
Ngay cả đơn vị trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại Tổng Công CP Sông Hồng cũng phải kiểm tra, giám sát, tìm hiểu tình hình thực tế của doanh nghiệp để loại trừ tình huống cố tình báo lỗ, kinh doanh bết bát để loại trừ những cổ đông không hợp cánh.
Giải thích cho đề nghị này, ông Thịnh cho hay, trước đây đã có một số trường hợp doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam rồi cố tình báo lỗ để khiến phía bên kia lo lắng, sốt ruột, tìm cách rút khỏi liên doanh. Chẳng hạn, có trường hợp quảng cáo thật rầm rộ và chi phí ấy khủng dành cho quảng cáo ấy bị tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, gây thua lỗ cho doanh nghiệp.
“Đó là bài để người ta tìm cách nắm trọn cổ phần của các đối tác mà họ không mong muốn”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu rõ.
Đối với đất đai, qua báo cáo tài chính, Tổng Công ty CP Sông Hồng có trụ sở nằm trên khu đất vàng (70 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngoài ra, doanh nghiệp này có 7 công ty con, mà nhiều diện tích đất nằm ở khu vực giá cao như Công ty CP Sông Hồng Thăng Long ở thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội.
Theo ông Thịnh, cần phải xem trong quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty CP Sông Hồng trước đây, các diện tích đất trên đã được định giá chưa, định giá như thế nào…
“Nếu trước đây định giá rồi, bây giờ muốn định giá lại thì phải có lý do, ví dụ việc định giá trước đây không chuẩn xác, nhưng như vậy vẫn phải chứng minh, phải đảm bảo các căn cứ pháp lý, thủ tục để từ đó mới có thể định giá lại được. Đây là một khó khăn và phức tạp vì ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, vì các cổ đông có thể đấu tranh không cho đấu giá lại để bảo vệ lợi ích của họ.
Trong trường hợp đất đai chưa được định giá trong lần cổ phần hóa trước đây vì lý do chỉ thuê – trả trong thời gian ngắn hạn chẳng hạn thì bây giờ phải định giá.Việc định giá phải được tính theo giá thị trường ở thời điểm quyết định cổ phần hóa”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.
Cuối cùng, vị chuyên gia lưu ý, sau khi bán hết vốn Nhà nước tại Tổng Công ty CP Sông Hồng, số tiền thu về được bao nhiêu phải nộp lại cho ngân sách Nhà nước, không có chuyện dùng để trả nợ, phục vụ cho doanh nghiệp.
Thành Luân
Theo Baodatviet.vn
9 tháng, Vietnam Airlines báo lợi nhuận trước thuế 3.291 tỷ đồng, hoàn thành 97,9% kế hoạch
Riêng công ty mẹ đạt hơn 57.474 tỷ đồng doanh thu và đạt hơn 2.742 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 52,84 % so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (mã HVN) vừa công bố kết quả sản xuất kinh 9 tháng đầu năm.
Theo đó, 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty đạt hơn 76.705 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 3.291 tỷ đồng, hoàn thành 97,9% kế hoạch cả năm.
Trong đó, Công ty mẹ đạt hơn 57.474 tỷ đồng doanh thu và đạt hơn 2.742 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 52,84 % so với cùng kỳ.
Riêng quý III/2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất và của công ty mẹ lần lượt đạt 1.506 tỷ và 856 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả (không bao gồm thu bán) trên vốn chủ sở hữu là 2,45, giảm nhẹ so với mức 2,58% thời điểm đầu năm 2019.
Cũng trong 9 tháng đầu nămm, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và VASCO) đã vận chuyển hơn 21,4 triệu lượt hành khách, tăng 3,2% so với cùng kỳ và hơn 256 nghìn tấn hàng hoá, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Theo Bizlive.vn
Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước... có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất Ước thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN 10 tháng năm 2019 là 213.919,145 tỷ đồng, đạt 49,83% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 54,69% so với kế hoạch Thủ tướng giao... thấp hơn cùng kỳ năm 2018. Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước, Hội Chữ thập đỏ là những đơn vị tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư...