Xin thề, thời tiết thế này mà không đưa nhau đi ăn bánh đúc nóng thì lãng phí cực kỳ luôn
Trong cái không khí se lạnh thế này, một bát bánh đúc nóng hổi “vừa thổi vừa ăn” là quá thích hợp rồi còn gì nữa.
Năm nào chẳng thế, thời điểm đầu thu chớm lạnh luôn được mọi người mong chờ vô cùng. Vừa là thoát khỏi cái nóng oi bức, trời mát mẻ dễ chịu hơn. Thời tiết nom cũng tình hơn, lãng mạn hơn bao nhiêu. Mà quan trọng và không thể không có, ấy chính là thời tiết này thì ăn gì cũng thích, mà lại quá thích hợp cho những món ăn nóng nóng, kiểu “vừa thổi vừa ăn” nữa chứ.
Hà Nội hôm nay lại trở gió rồi này. Tuy chưa lạnh lắm nhưng với cái gió mát se se thế này, còn gì thích hợp hơn là rủ nhau đi làm một bát bánh đúc nóng nhỉ?
Trong vô vàn kiểu của “họ hàng hang hốc” nhà bánh đúc, thì bánh đúc nóng dường như nổi bật hơn cả. Bánh đúc lỏng sền sệt, keo lại, múc ra vẫn còn thấy… kéo dài mãi, thớ bánh mỏng nhưng vẫn kết dính với nhau. Nhờ thế mà khi chan nước dùng vào vẫn không làm loãng bánh.
Mỗi bát bánh đúc nóng còn không thể thiếu phần thịt băm mộc nhĩ, hành khô và rau mùi. Nó giúp nâng hương và vị của bát bánh đúc lên. Ăn bánh đúc chan nước dùng kèm với thịt băm vừa đậm đà, béo ngậy, vừa dễ ăn hơn. Hành khô phi thơm lừng và rau mùi góp phần làm cho bát bánh đúc nóng trở nên hấp dẫn hơn gấp nhiều lần.
“Công thức” chung cho bánh đúc nóng thì là vậy, nhưng tuỳ sự biến tấu của từng hàng, bánh đúc nóng cũng có đôi chút khác biệt. Hàng thì cho nhiều thịt hơn, hàng thì nêm nước dùng hơi ngọt nhẹ, hàng lại cho thêm mấy miếng đậu rán vào ăn cùng… Dù vậy, dù có thay đổi kiểu gì, cũng không thể phủ nhận rằng bánh đúc nóng vẫn rất ngon và quá thích hợp với thời tiết Hà Nội như bây giờ.
Ở Hà Nội có nhiều hàng bánh đúc nóng lắm! Thế nên ngay bây giờ hay chiều đi học, đi làm về mà thấy hơi đói bụng, muốn chạy ra ngoài ăn bữa xế thì hãy nhớ mấy địa chỉ ăn bánh đúc nóng này nhé: số 8 ngõ 8B Lê Ngọc Hân, C4 tập thể Trung Tự, Phạm Ngọc Thạch, 296 Minh Khai, kiot 39B Chợ Bách Khoa, 28 Hàng Bè…
Video đang HOT
Theo Tri thức trẻ
Bánh đúc vừa ngon vừa dễ làm, tranh thủ mát trời trổ tài ngay thôi
Bánh đúc là một thứ quà ăn chơi, giản dị nhưng đầy sức mê hoặc với nhiều cách chế biến từ nóng đến nguội, từ mặn đến ngọt. Mỗi món ăn đều có hương vị rất đặc trưng, khiến cho biết bao người nhớ đến một thời ký ức tuổi thơ.
1. Bánh đúc nóng
Nguyên liệu:
- Bột gạo tẻ: 2 lạng
- Bột năng: 1.5 lạng tạo độ giòn dai thay hàn the
- Thịt lợn xay 2 lạng
- Mộc nhĩ 5 cánh
- Rau mùi 1 mớ
- Hành khô 1 lạng
- Gia vị,mắm, đườg dấm, hạt tiêu, dầu ăn
Cách làm:
Phần bánh:
- Cho cả 2 loại bột vào nồi cho 1 lít nước ( có thể ít hơn tránh bột bị loãng, sau này trong khi nấu có thể chế thêm nước dần vào) khuấy tan rồi bắc lên bếp quấy đều cho chút gia vị vào rồi nấu đến khi thấy bột chín hơi trong hơn thì cho 2 thìa cơm dầu ăn rồi quấy kĩ thêm.
- Lúc này nhấc đũa hoặc thìa thấy bột dính nhau nhưng không phải dính dẻo mà là dính nhưng có đứt đoạn là được. Nếu thấy quá đặc thì thêm nước. Cho 1 chút dầu ăn vào khuấy đều.
Phần nhân:
- Thịt xay cho gia vị và mộc nhĩ đã ngâm nở và thái nhỏ vào trộn đều chờ 5p cho vào nồi với ít dầu xào chín.
- Hành khô thái mỏng phi vàng. Rau mùi rửa sach thái nhỏ.
- Nước chấm: cho mắm đường dấm và ít nước lọc, pha chua ngọt vừa ăn.
- Múc bánh ra bát cho thịt xào và rau mùi lên trên, chan nước chua ngọt rồi rắc hành khô phi vàng là được.
Ảnh: To Chau Nguyen
2. Bánh đúc lạc
Nguyên liệu:
- Bột gạo tẻ 500g
- Nước vôi trong 1,8l đến 2 lít
- Lạc 200g
- Dầu ăn, muối, bột canh, đường trắng.
- Tương bần hoặc mắm tôm.
Cách làm:
Bước 1: Lạc đem vo sạch sẽ rồi ngâm nước tầm 6 tiếng cho nở sau đó đem luộc chín, bóc sạch lớp vỏ lụa bên ngoài.
Bước 2: Cho 500 gr bột gạo vào 2 lít nước vôi trong , rồi khuấy đều cho bột tan, sau đó cho 1/2 thìa cà phê muối vào và tiếp tục khuấy cho tan. Cho vào tủ lạnh ngâm 2 tiếng cho bột nở rồi bỏ ra.
Bước 3: Cho hỗn hợp bột gạo đã nở vào nồi đun sôi, trong lúc đun chú ý quậy thật đều tay để tránh bị vón ,nên khuấy theo một chiều sẽ tan đều bột và mịn.
Bước 4: Khi bột sệt sệt thì cho lửa nhỏ và cho 3 thìa cà phê dầu ăn vào trộn đều , đậy vung 15 phút thì mở ra , dùng đũa khuấy đều một lần nữa rồi tiếp tục đun đều khi bột quánh lại là được.
Bước 5: Cho lạc đã chín vào hỗn hợp bột gạo đang đun rồi vặn lửa to vừa , đun thêm 7 phút nữa là được.
Bước 6: Cuối cùng múc ra bát , đĩa hoặc khuôn tùy ý thích). Đợi nguội rồi cắt ra ăn.
Bước 7: Pha hỗn hợp nước chấm: Cho nửa bát tương con tương bần với 1 thìa cà phê đường trắng quậy đều cho đường tan hết, thêm ớt nếu bạn thích ăn cay.
Chấm bánh đúc với tương bần thì ngon miễn chê.
Ảnh: Hoangyen Bui
Theo 24h.com.vn
[Chế biến] - Thịt băm xào nấm đơn giản nhưng trôi cơm bất ngờ Trời lạnh, đôi khi chỉ cần thưởng thức cơm nóng với thịt băm xào nấm thơm phức, đậm đà thôi cũng cảm thấy ngon miệng lắm rồi. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - Thịt băm: 300gr - Nấm hương: 10 cái - Mộc nhĩ: 4 cái - Hành khô: 1 củ - Hành hoa: 2 nhánh - Gia vị: bột nêm, bột...