“Xin ông trời đừng cướp đi bố của các con tôi”
Đã hơn 3 tháng nay, đêm nào chị Đặng Thị Huệ cũng trào nước mắt khi nghĩ đến người chồng đang một mình chốngchọi với bệnh tật ngoài bệnh viện không ai chăm sóc. Hy vọng sống của anh đang tắt dần khi nguồn kinh tế trong gia đình đã cạn kiệt.
Dưới cái nắng hè oi bức, chúng tôi lần tìm đến thôn Công Đẳng, xã Sơn Phú thuộc huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh theo địa chỉ của lá thư kêu cứu. Chẳng khó khăn để tìm bởi đây là ngôi nhà duy nhất trong thôn được che tạm bằng những vách nứa, tấm cót.
Bế 2 đứa con thơ trên tay, người phụ nữ mới ngấp nghé tuổi 30 nhưng đầy sự muộn phiền trên khuôn mặt. Ngôi nhà tuềnh toàng được xây dựng gần 40 năm là tài sản lớn nhất mà bố mẹ chồng để lại cho vợ chồng chị trước lúc lâm chung. Những chiếc trụ gỗ cũng dã bị mối mọt gặm nham nhở, ngồi gần nghe rõ mồn một. Cứ mỗi trận mưa bão, vợ chồng chị Đăng Thị Huệ (thôn Công Đẳng, xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn) lại căng bạt che tứ phía. Mưa nhỏ còn đỡ, nhưng mưa lớn cũng phải chịu cảnh chỗ khô chỗ ướt trong nhà. Lắm lúc, trời hành, vợ chồng chị phải gửi con sang nhà hàng xóm trú tạm. Nén tiếng thở dài, chị Huệ tâm sự về hoàn cảnh của mình.
Ngôi nhà trú mưa che nắng của gia đình chị Đặng Thị Huệ
Năm 2010, chị lập gia đình với anh Lê Hồng Cường – giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm (huyện Hương Sơn). Bố mẹ hai bên mất sớm nên mọi chi phí đám cưới đều phải do đồng lương ít ỏi của anh lo liệu. “Trước đây chồng tôi, dạy học 15 năm tại trường tiểu học Sơn Hồng cách đây gần 30 km. Sau này được chuyển về chỗ mới đi lại cũng tiết kiệm được tiền xăng xe đi lại. Cuộc sống tuy thiếu trước hụt sau nhưng cũng không đến mức bế tắc”, chị Huệ chia sẻ. Cuối năm 2010, vợ chồng anh chị đón cháu đầu lòng là Lê Như Cương (2010) và tiếp đến là cháu Lê Bảo Như (2013). Hằng ngày anh đi dạy còn chị ở nhà chăm con nhỏ và thêm vài ba sào ruộng để sinh sống qua ngày.
Cho đến một ngày khoảng tháng 7/2013, phía dưới lưỡi anh Lê Hồng Cường bỗng xuất hiện vết loét bằng đầu tăm rồi cứ lớn bằng hạt đậu, hạt ngô. Nghĩ bị nhiệt miệng thông thường nên anh cũng chỉ uống thuốc qua quýt. Nhưng rồi, những lần lên lớp bài giảng trở nên khó khăn hơn do vết loét nơi đầu lưỡi cứ không ngừng phòng rộp và lan rộng. Nhìn chồng hằng đêm ngủ cứ phải há miệng thở dốc vì đau, chị Huệ vô cùng xót xa. Nhiều lần chị Huệ bàn chồng đi khám nhưng anh gạt đi.
Đến tháng 3/2104, khi vết loét ngày càng lan rộng cùng cơn đau khiến anh không thể đứng lớp, vợ chồng anh mới vay mượn để đi bệnh viện Tai – Mũi – Họng TW để khám. Đến bệnh viện được các bác sĩ chuẩn đoán anh Cường bị ung thư sàng miệng cần phải phẫu thuật cắt bỏ nửa lưỡi.
Nghĩ đó là một khối u lành phẫu thuật xong là không sao nhưng sau đó một tuần chị Huệ không thể tin nổi vào mắt mình khi nhận được kết quả xét nghiệm là anh đã bị bệnh ung thư sàng miệng giai đoạn 2… “Tinh thần tôi lúc đó suy sụp hoàn toàn. Gần 3 tháng trời tâm trạng rối bời, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cũng rất sợ sẽ có một ngày căn bệnh ung thư sẽ cướp mất người bố của các con”, chị Huệ chia sẻ.
Một lần nữa, vợ chồng chị lại phải gọi điện vay mượn cầu cứu khắp người thân và bạn bè được 30 triệu đồng để tiến hành phẫu thuật cho anh. Sau phẫu thuật, các bác sĩ cho anh Cường về nhà bồi bổ sức khỏe để tiến hành đợt xạ trị tiếp theo. “Về nhà cũng không lấy gì để anh tẩm bổ, cũng bữa cơm bữa cháo. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng mà anh sút gần 15kg, giờ cũng chỉ như da bọc xương”, chị Huệ chua xót.
Về nhà được 15 ngày, anh Cường tiếp tục ra bệnh viện K (Hà Nội) để tiến hành xạ trị. Trước lúc đi, trong nhà không có tiền, không có ai để bấu víu, chị Huệ phải vội vàng bán đi đàn chó và chạy vạy vay mượn thêm được 5 triệu để làm chi phí cho chồng đi điều trị.
Video đang HOT
Anh Lê Hồng Cường đang điều trị tại bệnh viện K (Hà Nội)
Chồng ốm, con thơ, mấy sào ruộng trong nhà cũng đành bỏ hoang trong mùa vụ mới. Đến nay, gia đình chị Huệ dường như đã khánh kiệt, của cải có giá trị đã không còn nữa. Chị Huệ đã phải nghĩ tới cách cuối cùng là bán nốt căn nhà để có ít tiền chữa trị và phải trả số tiền nợ gần 30 triệu đã vay… Nhưng hiện giờ vẫn chưa có vị khách nào dòm ngó vì ngôi nhà quá đã tồi tàn. “Còn nước còn tát, các con tôi còn nhỏ quá. Giờ có chuyện chi thì tội các cháu lắm. Nhà cũng nhờ bán rồi nhưng ở nơi miền núi hẻo lãnh này, không biết ai thương tình mà chịu mua cho không? Chỉ mong sao ông trời đừng cướp đi bố của các con tôi…”, lén chùi nước mắt, người phụ nữ trẻ nghẹn giọng.
Nghe người lớn nói về bố, cháu Lê Như Cương cứ nắm tay mẹ, ngây ngô trả lời: ” Hôm qua bố nói bố không sao, mai mốt bố về đi dạy mua sữa cho con và em nữa mẹ à. Mẹ không tin thì gọi cho bố đi, bố hứa với con rồi …” Từ ngày bố đi khám bệnh, cậu bé Lê Như Cương thấy mẹ rãnh rỗi là bắt mẹ gọi dể nói chuyện với bố. Nhìn bố con hồn nhiên trò chuyện, chị Huệ đau thắt lòng khi hạnh phúc giản đơn này của gia đình chị có thể vụt tắt trong bất cứ khi nào.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1424: Chị Đặng Thị Huệ – thôn Công Đẳng, xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. SĐT: 01626.166.179 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phượng Vũ
Theo Dantri
Xuất hiện con đường mang tên... Facebook
Một chuyện lạ vừa xảy ra tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khi một con đường thôn xóm bỗng dưng được dựng biển mang tên "Đường Facebook".
Ngày 9/12, trên báo Hà Tĩnh điện tử đăng một tin bài với tiêu đề "Cộng đồng Facebook báo Khăn quàng đỏ tài trợ hơn 30 triệu đồng làm đường dân sinh". Nội dung bài viết nêu rõ, trong chuyến đi trao quà cứu trợ lũ lụt cho bà con 3 huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang tháng 10/2013, nhóm Facebook báo Khăn quàng đỏ TP Hồ Chí Minh đã về thôn Yên Hội, xã Hương Thọ (Vũ Quang).
Chứng kiến cảnh người dân nơi đây rất vất vả, khó khăn khi vác cày, vác bừa, dắt trâu bò, mang giống lúa, phân bón men theo một lối mòn, vượt qua một quả đồi mới vào được cánh đồng để sản xuất, nhóm đã quyết định ủng hộ bà con xóm 7 (Yên Hội) hơn 30 triệu đồng để thuê máy xúc đào một con đường phục vụ người dân sản xuất.
Đáng chú ý, tin bài kèm một bức ảnh về con đường sau khi sửa chữa được mang một cái tên rất "kêu" - Đường Facebook.
Sau khi có sự hỗ trợ của nhóm thiện nguyện người dân xóm 7 Sơn Thọ sửa chữa đường vào thôn (ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Tuyến đường sau khi được sữa chữa được mang cái tên rất kêu - Đường Facebook (ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Sau khi báo Hà Tĩnh đăng tải, thông tin về con đường có cái tên "hợp thời đại" này lập tức thu hút sự chú ý của dư luận. Đã có nhiều ý kiến trái chiều về tên con đường, nhiều người cho rằng không nên vì một sự hỗ trợ nào đó về tài chính mà áp đặt cả chuyện tên đường ở địa phương được hỗ trợ.
Sáng ngày 12/10, PV Dân trí đã liên lạc với ông Nguyễn Thế Tiến - Chủ tịch UBND xã Hương Thọ - để kiểm chứng thông tin. Ông Thọ xác nhận, đúng là trong đợt lũ lụt vừa rồi có một nhóm người của báo Khăn Quàng Đỏ do thầy C. - một giáo viên THPT dạy trên địa bàn - nối kết đưa về hỗ trợ địa phương. "Họ có hỗ trợ bà con xóm 7 kinh phí sửa chữa con đường vào thôn. Còn chuyện đặt tên đường là không có, chính quyền xã không hề hay biết. Tôi cũng không biết Facebook là gì nên có biết hình ảnh về con đường được đặt tên đâu"- ông Tiến nói.
Ông Tiến cho biết, sẽ có ý kiến với thầy C. để làm sáng tỏ mọi việc.
Trao đổi với Dân trí, ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang cũng hết sức bất ngờ về con đường lạ nêu trên. "Tôi chưa được nghe về vấn đề này. Về nguyên tắc, muốn đặt tên cho một con đường phải được Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt, sau đó huyện lại trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét. Nếu được các cấp thẩm quyền đồng ý bằng văn bản khi đó đường mới được đặt tên" - ông Trọng nói.
Ông Trọng cho biết, sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng trong huyện kiểm tra, nếu đúng như dư luận nêu huyện sẽ nghiêm túc xử lý.
Văn Dũng - Xuân Sinh
Theo Dantri
Thực hư chuyện làm thịt "cá thần" ở Hà Nội Những con cá thuộc giống "cá thần" ở suối "cá thần" Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) được làm thịt, phục vụ rất nhiều những người sành ăn ở Hà Nội. Kinh doanh "cá thần" Gần đây, trên địa bàn thủ đô lan truyền câu chuyện nhậu thịt "cá thần", giống cá ở suối "cá thần" Cẩm Lương (Thanh Hóa) ngay giữa Hà...