Xin nói thẳng: Đây là 3 thói quen cực kỳ xấu, khiến nhà bạn trông luộm thuộm và kém sang
Bỏ càng sớm 3 thói quen này, bạn sẽ càng biết ơn bản thân!
Một không gian sống gọn gàng, sang trọng không chỉ tạo cảm giác thoải mái mà còn thể hiện phong cách và cá tính của gia chủ. Thế nhưng, không ít người lại vô tình “phá hỏng” chính không gian của mình bằng những thói quen tồi tệ, khiến ngôi nhà từ vẻ tinh tế trở nên lộn xộn và mất đi giá trị vốn có.
Đặc biệt là 3 thói quen sau đây, nếu vẫn đang mắc phải, khuyên bạn hãy học cách thay đổi từ hôm nay!
1. Quần áo phơi ngoài ban công: Đ ã khô nhưng không chịu thu dọn
Ban công ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đón nắng đón gió vào nhà. Khi quần áo được phơi đầy trên ban công, không chỉ làm giảm ánh sáng tự nhiên mà còn khiến không gian trở nên u ám và kém thẩm mỹ. Thói quen để quần áo khô trên ban công mà không chịu thu dọn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn vô tình tác động đến tâm trạng, vô tình khiến các thành viên luôn cảm thấy bức bối và khó chịu.
Có 2 cách đơn giản để khắc phục vấn đề này. Để tiện lợi nhất, bạn có thể sử dụng máy sấy quần áo, bởi thiết bị này có khả năng giúp trang phục khô nhanh và tiết kiệm không gian hiệu quả. Cách tiếp theo đó là lắp cây phơi đồ tại 1 góc gọn gàng ở ban công, thay vì phơi “tràng giang đại hải” khiến quần áo che lấp ánh sáng vào nhà.
Quan trọng nhất là bạn phải từ bỏ thói quen “ngâm” đồ. Vào mùa hè, chỉ cần phơi tầm nửa ngày là quần áo đã khô cong, mùa đông lâu hơn thì có thể kéo dài 3 – 4 ngày. Vậy nên, hãy thường xuyên kiểm tra xem áo quần khô chưa và nhanh chóng thu dọn, tránh để chúng nằm ì ở ban công.
2. Vứt đồ đạc bừa bộn trên ghế sofa
Video đang HOT
Ghế sofa là nơi để nghỉ ngơi thư giãn trong phòng khách, nhưng với nhiều người, đây lại là “nơi lưu trữ” tiện lợi nhất. Dùng xong món đồ nào cũng tiện tay để luôn lên sofa, chẳng cần nghĩ đến việc cất gọn gàng. Kết quả là, sofa biến thành “bãi chiến trường” của mọi thứ, từ áo khoác, túi xách đến cả những món nhỏ nhặt như điều khiển tivi, điều khiển quạt gió…
Thói quen tưởng vô hại này thực chất chính là thủ phạm khiến không gian sống mất đi vẻ sang trọng, đặc biệt khi khu vực phòng khách thường được ví von là “mặt tiền” của căn nhà. Vậy nên, để khách đến chơi không “đánh giá” chủ nhà, bạn hãy tập cho mình thói quen dọn dẹp mọi thứ ngăn nắp thay vì để chúng chất đống trên ghế sofa!
3. Không đóng cửa nhà vệ sinh
Thói quen không đóng cửa nhà vệ sinh sau khi sử dụng có thể vô tình ảnh hưởng đến không gian sống của gia đình. Nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt và thiếu thông gió, nếu cửa không được đóng, mùi hôi và vi khuẩn sẽ dễ dàng lan ra khắp căn nhà, làm không khí trở nên khó chịu và không sạch sẽ.
Hơn nữa, việc mở toang cửa nhà vệ sinh 24/7 sẽ khiến những thiết bị như bồn cầu, bồn tắm dễ lọt vào tầm mắt, vô tình gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Để giữ không gian sống thoải mái, sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe, khuyên bạn hãy tạo thói quen đóng cửa nhà vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.
Sau tuổ.i 50, tôi nhận ra 4 thứ quan trọng nhất cần "từ bỏ"
Một vấn đề thường gặp ở người lớn tuổ.i là thích tích trữ và không thích vứt đồ đi, ngay cả khi không còn cần thiết.
Theo thời gian, thói quen này sẽ khiến nhà cửa ngày càng bừa bộn và công việc nhà sẽ ngày càng trở nên lộn xộn hơn.
Nếu muốn sống một cuộc sống thư thái và thoải mái hơn, bạn phải học cách từ bỏ. Đây là phương pháp cất giữ, sắp xếp có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ngay cả khi vứt bỏ những đồ đạc bừa bộn không còn được sử dụng nữa, bạn cũng phải cắt bỏ sự phụ thuộc của mình vào nó để duy trì môi trường trong nhà sạch sẽ và gọn gàng.
Càng lớn tuổ.i, bạn càng nên buông bỏ một số "hành trang", để có nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống, không bị trói buộc bởi đồ đạc.
01. Tạm biệt quần áo cũ
Quần áo là thứ khó bỏ nhất. Có nhiều quần áo không tệ nhưng tôi không thích, khi chúng lỗi thời, tôi chỉ cất vào tủ và không muốn vứt đi.
02. Chai, lọ không sử dụng trong thời gian ngắn
Người cao tuổ.i thích tích trữ một số chai, lọ, đặc biệt là các lọ thủy tinh, mỗi khi ăn xong, họ lau và cất giữ vì nghĩ rằng sau này có thể dùng được.
Vậy nên việc bạn cần đó là vứt bỏ chúng đi ngay sau khi dùng hết thức ăn trong nó.
03. Túi xách đa dạng
Mẹ tôi là người "ngiện túi" và thích tích lũy túi xách, bà có đủ các loại túi như túi trà sữa, túi nilon, túi giấy...
Túi nilon thực sự rất tiết kiệm khi dùng làm túi đựng rác, nhưng chúng tôi không sử dụng nhiều đến vậy ở mọi nơi.
Thực sự không cần thiết phải tích lũy quá nhiều những thứ như vậy. Nếu tích lũy quá nhiều, bạn sẽ không còn chỗ để đặt và điều đó sẽ làm tăng thêm gánh nặng. Chỉ giữ lại một số chất lượng tốt và đủ để sử dụng, không tích lũy nhiều.
4. Chậu hoa không sử dụng
Mẹ tôi thích trồng hoa, cây cối, nhưng khi cây héo, chậu hoa bỏ thừa chưa dùng đến, bà thường không vứt chúng đi ngay vì tiếc.
Bà chất chúng trên ban công và không muốn vứt chúng đi. Bà tưởng sau này chúng có thể được dùng để trồng hoa, nhưng hóa ra chúng lại vô dụng vì bây giờ mua cây thường bán kèm cả chậu. Lúc này, tốt hơn hết bạn đừng nên giữ chúng ở nhà mà dứt khoát vứt đi.
Sau khi chứng kiến quá nhiều ngôi nhà bừa bộn, tôi mới phát hiện ra "vấn đề chung" ai cũng dễ mắc phải Nếu không thay đổi những thói quen dưới đây thì bạn sẽ không thể giữ cho căn nhà của mình trở nên sạch sẽ và ngăn nắp được. Dọn dẹp nhà cửa vốn là 1 công việc thường nhật mà bất cứ ai cũng cần làm hàng ngày. Song, phải làm như thế nào để việc nhà bớt trở thành gánh nặng và...