Xin lỗi anh, chồng có thể bỏ nhưng bố mẹ chỉ có một
Mình tủi thân và thương bố mẹ vô cùng. Lòng mình quyết tâm rồi nhưng tim sao vẫn đau thế này..
ảnh minh họa
Bài viết “&’Hầu hết phụ nữ đều ghét về quê chồng ăn Tết&’” của bạn gãi đúng chỗ ngứa của mình. Đang giờ làm việc, mình cũng phải thu xếp ngồi viết đôi lời tâm sự đây.
Năm nay mình quyết rồi, dù trời sập đi chăng nữa, mình vẫn về nhà mẹ đẻ ăn Tết. Mình chẳng lý do lý trấu gì lòe chồng hết. Mình nói thẳng là mình không muốn làm người con bất hiếu, mình muốn sum họp với gia đình mình.
Không nhắc tới thì thôi, đụng đến chuyện này là mình lại trào nước mắt và cảm giác uất nghẹn lắm. Mọi người biết không, mình về nhà chồng đến nay ngót nghét 7 năm mà chưa 1 lần cùng bố mẹ đón Tết.
Chồng mình quê Thái Bình, mình ở Vinh. Nhà chồng mình còn cổ hủ, phong kiến nên bó buộc nhiều thứ lắm. Bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng mình và cháu phải về quê ăn Tết, ăn xong hóa vàng và giỗ cụ nội vào mùng 5 Tết rồi muốn đi đâu thì đi.
Nhưng năm nay thì khác. Tháng 6 vừa rồi, bố mình phát hiện bị ung thư vòm họng. Nửa năm chạy chữa thì cũng hòm hòm. Nhưng bệnh này thì mọi người biết đấy, chỉ kéo dài được thêm 1 vài năm.
Thế là năm nào cũng như năm nào, đến chiều mùng 5, muộn thì sáng mùng 6 mình mới lật đật về quê ngoại 1, 2 ngày với bố mẹ đẻ. Có khi còn chẳng được về vì có năm mùng 6 Tết đã phải đi làm rồi.
Mình tủi thân và thương bố mẹ vô cùng. Giao thừa gọi điện về, nghe giọng bố mẹ nói, lúc nào mình cũng khóc. Từ ngày lấy chồng, Tết nào mình cũng thấy như ngày tận thế. Ngày xuân đoàn viên, gia đình sum họp ấm áp của bao người, nhưng đối với mình và bố mẹ mình, đó là ngày cô độc, buồn tủi nhất.
Video đang HOT
Mình hối hận nhiều lắm. Bố mẹ mình già rồi, lại có mỗi mình là con độc nhất. Ngày xưa ông bà đã tỏ ý muốn mình về Vinh làm việc rồi lấy chồng ở đó cho gần cha mẹ, nhưng mình nhất nhất không nghe. Lúc đó, mình tham vọng tiến thân ở Hà Nội và cũng trót yêu chồng mình rồi nên bất hiếu.
Mình không ngờ gia đình chồng và chồng lại gia trưởng cực độ như thế. Chỉ cần mình mở miệng xin về quê ngoại ngày Tết, điệp khúc “Thuyền theo lái, gái theo chồng” sẽ được chồng và mẹ chồng nhắc lại cho nhớ.
Có 1 năm, mình cố nài nỉ mẹ chồng thì bà nổi xung, dằn dỗi. Bố chồng còn gọi điện hẳn cho thông gia, trình bày rõ quan điểm “Dâu con nhà tôi phải ăn Tết quê chồng. Ông bà thông cảm. Tôi sẽ bảo cháu sắp xếp dịp khác về thăm ông bà”.
Từ đó, mình chẳng bao giờ xin xỏ chồng và bố mẹ chồng về quê ăn Tết đằng ngoại nữa. Mình không muốn ầm ĩ cửa nhà, cũng không muốn bố mẹ đẻ bị thông gia gọi điện “mát mẻ”. Mình thà nhẫn nhịn, khi rảnh thì thu xếp về thăm bố mẹ còn hơn.
Nhưng năm nay thì khác. Tháng 6 vừa rồi, bố mình phát hiện bị ung thư vòm họng. Nửa năm chạy chữa cũng hòm hòm. Nhưng bệnh này thì mọi người biết đấy, chỉ kéo dài được thêm 1 vài năm. Vì thế, năm nay mình muốn ở quê ngoại để gần gũi, chăm sóc bố.
Mình đã bàn với chồng chuyện này và cũng gọi điện xin phép mẹ chồng. Mình nghĩ, nhà chồng khó tính, gia trưởng đến đâu cũng phải có tình người. Trong hoàn cảnh éo le của mình, bố mẹ chắc cũng sẽ thông cảm. Nhưng tất cả những gì mình nghĩ đều trật lất. Cả chồng và bố mẹ chồng đang làm ầm ĩ, xơi xơi mắng chửi mình.
Nguyên văn những gì chồng mình nói “Cô làm sao thế. Cả năm rồi bố trị bệnh trên đây, cô ở gần chăm sóc còn chưa đủ sao mà mấy ngày Tết còn đòi mò về. Cô là loại vợ, loại dâu con kiểu gì thế. Cô định bôi tro trát chấu vào mặt tôi và bố mẹ à. Làm gì có chuyện con gái đi lấy chồng còn dám về nhà mẹ đẻ ăn Tết. Tôi cấm”.
Bố mẹ chồng cũng đã gọi điện lên, không tiếc lời xỉ vả mình láo toét, đầu toàn đất không biết suy nghĩ, không biết đối nhân xử thế. Lí lẽ của ông bà là “Ngày thường về nhà ngoại không cấm, thiếu gì ngày…”.
Chẳng hiểu ông bà không hiểu thật hay cố tình không hiểu. Ngày Tết là ngày đoàn viên, ông bà mong con cái đoàn tụ thì bố mẹ mình cũng vậy. Hơn nữa, ông bà nội con đàn cháu đống, thiếu 1 đứa chết ai, bố mẹ mình thì chỉ có mình là con độc nhất.
Bố mẹ chồng lại chơi bài cũ, gọi về “xin phép” thông gia cho con gái ăn Tết nhà chồng. Bố mẹ mình thương con, sợ con gặp rắc rối, gọi điện lên khuyên nhủ cứ ăn Tết nhà chồng rồi về thăm bố mẹ sau cũng được. Nhưng mình đã quyết tâm rồi, mình sẽ không thỏa hiệp đâu. Trước đây mình chỉ cho rằng chồng và gia đình chồng gia trưởng, cổ hủ song giờ mới thấy rằng họ độc ác nữa.
Hôm qua, chồng đập lá đơn li hôn xuống bàn nói mình muốn về quê ngoại ăn Tết thì ký đơn đi rồi hãy về. Mình cũng chẳng sợ, ký đơn rồi đi thẳng vào phòng.
Chồng mình tức tối lắm, mặt anh tái mét đi, sau đó anh la hét, chửi bới. Bữa sáng nay, anh ấy chỉ tay vào mặt mình “Cô giỏi. Tôi cho cô cơ hội cuối cùng để quay đầu. Nếu không, lát nữa tôi sẽ đi nộp đơn”.
Mình chỉ nói duy nhất 1 câu với anh “Em đã quyết rồi. 7 năm nay em đã là đứa con bất hiếu. Bố em sắp mất, cơ hội để em sửa sai không nhiều. Chồng có thể bỏ nhưng bố mẹ thì chỉ có 1.
Lòng mình quyết tâm rồi nhưng tim sao vẫn đau thế này.
Theo blogtamsu
Con dâu "sang chảnh" khóc ròng vì mẹ chồng quá nhiệt tình
Chuyện mẹ chồng nàng dâu kể từ xưa đến nay muôn đời không hết, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh chẳng nhà nào giống nhào nào.
Ai nhìn vào cũng bảo Thu sướng, có mẹ chồng tốt bụng, hai lam hay làm thương con thương cháu, nhưng đúng là có ở trong chăn mới biết chăn có giận. Thu nhiều lần muốn " khóc ròng" vì mẹ chồng, vì cái sự nhiệt tình "thái quá" của mẹ chồng.
Thu và ông xã đều là dân tỉnh lẻ, lấy nhau rồi thu nhập của hai người cũng khá nên gom góp sau vài năm cũng mua được căn hộ chung cư cao cấp giữa thủ đô. Thu có hai con nhỏ đứa lớn đi học lớp 1, đứa bé năm nay 3 tuổi, nhà có giúp việc, nhưng tính Thu cũng kĩ tính, có nhiều thứ trong nhà Thu vẫn muốn tự tay làm không muốn để người khác động vào. Đặc biệt là khoản giữ gìn đồ đạc thì không ai kĩ bằng Thu. Cô cũng là người sành điệu, biết dùng đồ xịn, đồ đạc trong nhà từ cái bát đến cái chén cũng đều là đồ đắt tiền, cái bát ăn cơm nhà Thu thôi cũng có giá tới cả trăm đô la.
Mẹ chồng Thu ở quê, chồng mới bàn với Thu mời mẹ lên ở hẳn trên này, có con cháu bên cạnh cho vui tuổi già, Thu cũng quý mẹ chồng nên cô đồng ý ngay chẳng nghĩ ngợi gì. Mẹ chồng Thu lên được một tuần thì bà bảo cho người giúp việc nghỉ đi, nhà có việc gì đâu mà thuê người giúp việc, vừa tốn tiền vừa tốn gạo, tụi trẻ đi học, nhà có trăm mét vuông lâu lâu mới phải lau dọn, bà ở nhà cũng chẳn làm gì buồn chân buồn tay, bà làm cũng được.
Từ lúc mẹ chồng Thu lên ở, đúng là nhà cũng chật chội, có ba phòng ngủ, thì giúp việc đang ở một phòng, mẹ chồng đang phải ngủ chung với hai cháu nội, nên vợ chồng Thu quyết định cho giúp việc nghỉ, để lấy phòng cho bà nghỉ ngơi. Và cũng chính từ đây mà Thu sống trong tháng ngày stress khủng hoảng trầm trọng, bởi mẹ chồng Thu quá chăm chỉ, nhiệt tình, nhưng mà theo như Thu bảo thì là nhiệt tình chẳng phải lối.
Ăn cơm xong bà cũng đòi đi rửa bát, vì bảo vợ chồng đi làm cả ngày rồi mệt cứ nghỉ đi để bà làm cho, Thu cũng tranh phần việc này thì bà mắng đuổi ra. Bát của Thu cái nào cũng quý, bình thuờng giúp việc rửa bát Thu phải đứng ngay bên cạnh nhắc phải nhẹ tay, xước một tí Thu cũng xót. Nhìn mẹ chồng rửa bát đĩa cứ va vào nhau loảng xoảng là Thu lại thấy buốt ruột, tối hôm trước, bà còn làm trượt tay rơi vỡ nguyên 3 cái bát con với 1 cái bát tô. Thu đứng nhìn mà chết lặng cả người. Bộ bát đĩa đó có giá chẳng dưới 1 nghìn đô.
Cái ruột nồi cơm điện, Thu đặt mua ở tận Nhật Bản, mỗi lần rửa phải lấy rẻ mềm chà nhẹ, đằng này mẹ chồng Thu cứ lấy cái rẻ sắt cạo nồi, cạo xoàn xoạt xoàn xoạt, mới có vài hôm nhìn cái nồi bong tróc hết cả mà Thu chỉ biết thở dài.
Rồi đến thảm chùi chân, bộ thảm lông thỏ của Thu đặt ở tận nước ngoài mang về, mỗi lần giặt phải mang ra ngooài hiệu giặt là, họ giặt khô là hơi cẩn thận, mẹ chồng Thu ở nhà, bà cho Thảm vào cái chậu nhựa tọ rồi ngâm xà phòng chà xát giặt lấy giặt để, tối Thu đi làm về bà bảo gớm thảm gì mà giặt cái bay trụi hết cả lông, Thu nhìn ra tấm thảm đang treo lủng lẳng ở ban công mà cô chết đứng như Từ Hải.
Quần áo của Thu, có những cái phai màu phải giặt riêng, mẹ chồng Thu cũng cho tất cả nháo nhào vào giặt chung, nhìn hai cái váy hàng hiệu mới mua bị loang mầu từ những bộ đồ khác phai ra, Thu chỉ muốn gào lên bảo mẹ chồng cô đừng có động chân động tay vào bất cứ thứ gì nữa, cô chẳng cần bà làm gì hết.
Chưa hết, khoản nấu nướng ăn uống mới gọi là kinh dị, đi làm cả ngày về mệt, nhìn mâm cơm mẹ chồng Thu nấu mà cô không dám động đũa gắp một thứ gì trong đó. Bà nấu cá thì tanh, không đánh vảy, thời buổi này ai ăn thịt rang nữa mà mẹ chồng Thu làm cho một nồi thịt rang trắng trờn trợt, không nước hàng, không gia vị, bà cho thịt và muối vào rang lên thành món thịt rang. Rau xào thì mặn chát như thể mẹ chồng Thu cho cả cân muối vào , mắt bà kém nhặt rau không sạch có lúc còn thấy nguyên cả con sâu nằm trên đĩa.
Đã thế lại được cái tính bà hay dỗi, hay tủi thân, cứ góp ý cái gì thì bà lại dỗi tủi thân đòi về, kêu là tôi quê mùa không thành phố được như anh chị.Than thở với chồng thì chồng bảo Thu khó tính, mẹ già rồi còn ở được với mình bao lâu nữa đâu mà em phải so đo. Thu biết mẹ chồng không phải là người giúp việc, cuộc sống ở quê và thành phố khác nhau. Bà cũng chẳng có lỗi lầm gì nhưng sao bà lại cứ cố tình "đuổi" giúp việc, nhận làm việc nhà để cô rơi vào tình thế khó xử thế này. Bà cũng không phải ở với cô 1 -2 ngày để chịu đựng, còn những tháng ngày phía trước ra sao?
Thu chỉ còn biết than trời than đất, và tự hỏi chuỗi ngày đau khổ của mình bao giờ mới kết thúc, tự nhiên Thu thấy không cái dại nào bằng cái dại này, chẳng thà để mẹ chồng Thu ở quê, hàng tháng biếu tiền về cho bà, lâu lâu đón bà lên chơi, hay cả nhà về thăm bà lại còn được tiếng hiếu thảo. Giờ thì hối hận cũng đã quá muộn.
Theo Phunuvagiadinh
Em đã sai, nhưng sai nhất là đã yêu anh Yêu anh bên anh và cảm giác tội lỗi khi tin mọi người nói để rồi bên người khác khiến em càng muốn bù đắp cho anh. Nhưng cũng chính vì điều đó anh ngày càng tỏ ra khinh thường em. ảnh minh họa Em sai nhưng liệu anh có đúng? Em và anh yêu nhau khi em mới vào lớp 10 sau...