Xin hãy mua hoa, đừng chờ đến trưa 30 Tết!
Trong khi nhiều người gác lại mọi lo toan để về sum vầy, đón năm mới bên gia đình, thì những người bán hoa kiểng lại đang phải lo âu. Họ sốt ruột với “canh bạc” của mình bởi không bán được hoa, có nghĩa là năm nay không có Tết.
Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, trưa 23-1 (tức 29 tháng Chạp), mặc dù thời khắc đón giao thừa đang đến rất gần nhưng không khí mua bán tại chợ hoa kiểng Bạc Liêu (nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) diễn ra rất buồn tẻ.
Hoa nhiều nhưng khách đến mua rất ít
Những chuyến xe tải chở đầy ắp hoa đến các điểm bán, nhưng số lượng hoa lại tỉ lệ nghịch với người mua. Hàng ngàn cây, chậu mai vàng, cúc, vạn thọ… đều khoe sắc rực rỡ nhưng người dân đến xem nhiều hơn mua. Không ít người dân có tâm lý phải đợi đến trưa 30 Tết hoặc đêm giao thừa mới bắt đầu ra chợ hoa kiểng để được mua với giá rẻ bèo.
Chợ hoa kiểng Bạc Liêu trưa 23-1
Anh Nguyễn Văn Trí (ngụ huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), cho biết ngày Tết nhà nào cũng phải có một chậu hoa, một cây mai, hay một cây cảnh đẹp để chưng trong 3 ngày Xuân, nhưng lại không muốn bỏ tiền ra mua liền mà chờ. Đối với cây cảnh hoặc cây mai, các loại bonsai…nếu bán không được năm nay thì có thể mang về chăm sóc, năm sau lại bán tiếp.
Video đang HOT
Những chuyến xe tải chở đầy ắp hoa đến các điểm bán
“Tuy nhiên, còn một số loại như hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa hồng… nếu không bán được thì phải bỏ. Bởi vậy, người bán hoa kiểng thường có tâm lý phải bán cho bằng hết với giá rẻ, phải chấp nhận lỗ nặng nên năn nỉ, níu kéo người mua để lấy lại chút vốn liếng đã bỏ ra. Nếu không bán, phải tốn công dọn hoa mang đi đổ để trả mặt bằng về quê ăn Tết. Điều này đã khiến cho nhiều gia đình tiểu thương chúng tôi phải ngậm ngùi”, anh Trí nói.
Mai vàng, cúc, vạn thọ,… đều khoe sắc rực rỡ tại chợ hoa kiểng Bạc Liêu
Người trồng hoa vất vả quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Họ chăm sóc tỉ mỉ, đến khi cuối năm thì chấp nhận đứng giữa trời nắng nóng, đêm ngủ co ro trong bạt để mang hoa lên phố, đem không khí Tết đến cho mọi nhà.
Một số người dân tranh thủ mua cho gia đình mình chưng trong 3 ngày Tết
“Vậy nên, nếu có lòng xin hãy mua hoa, đừng đợi đến trưa 30 Tết”, một người bán hoa kiểng nói như khóc.
Phúc Nguyên
Theo nld.com.vn
Những điều lạ lùng ở chợ hoa Bình Điền 2020
Cuối năm Kỷ Hợi, Sài Gòn có hơn 20 chợ hoa xuân lớn nhỏ, từ cấp thành phố cho đến cấp quận. Cứ có khoảng trống như công viên, vỉa hè... là có chợ hoa.
Chủ vườn bày hoa ra bán. Ảnh: Hoàng Triều.
Những chợ hoa đã thành thương hiệu như chợ hoa công viên Tao Đàn (Q.1), công viên Gia Định (Q.Phú Nhuận), Làng hoa (Gò Vấp), Bến Bình Đông (Q.8)... có giá thuê cao. Mỗi lô 5 - 10m2 có giá 10 - 30 triệu đồng tùy theo vị trí. Cứ đóng đủ tiền là bày hoa ra bán, những chuyện còn lại, nhà vườn tự lo. Nhà tổ chức chỉ cung cấp ánh sáng và bảo vệ vòng ngoài.
Nhưng ở chợ hoa Bình Điền tại chợ đầu mối Bình Điền (Q.8) lại khác với những chợ hoa khác. Như lời ông Trương Văn Rón, đại diện Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), đã 7 năm nay, chợ hoa Bình Điền "như là một dự án xã hội của Satra dành cho các chủ vườn ở Sài Gòn, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp... có không gian bán hàng vào dịp cuối năm".
Chỉ trả tiền điện - nước
Khách quê đang chọn những cây bông giá rẻ. Ảnh: Hoàng Triều
Năm 2020, chợ hoa Bình Điền có 285 lô dành cho các chủ vườn đến từ Hóc Môn, Q.12, Củ Chi, Bình Chánh... (TP.HCM), Sa Đéc (Đồng Tháp), Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách (Bến Tre) và Đà Lạt. Chợ bắt đầu mở cửa cho các chủ vườn bán hàng từ hôm 20 tháng Chạp nhưng nhộn nhịp nhất là từ ngày 25 tháng Chạp trở đi. Không chỉ bán lẻ, chợ hoa Bình Điền còn có hình thức bán sỉ.
Theo ông Rón, các chủ vườn đăng ký bán hàng ở đây không phải "mua lô" như những chợ hoa khác. Mỗi chủ hàng chỉ phải đóng 100.000 đồng tiền điện và 100.000 đồng tiền nước. Việc bốc xếp hoa và các nhu cầu khác của các chủ vườn do công ty bốc xếp chợ đầu mối Bình Điền tính theo khung giá chung nên không có hiện tượng tranh giành, nâng - hạ giá, có nhân viên bảo vệ nhiều lớp...
Trong những ngày bán hàng tại chợ hoa này, các chủ vườn chỉ trả 25.000 đồng/phần ăn, kèm theo ưu đãi "bao no", nghĩa là phần thức ăn cố định, còn cơm... ăn thoải mái cho đến khi nào no! "Đặc biệt, nếu đến chiều 30, vườn nào bán chưa hết hàng, Ban quản lý chợ sẽ cho chủ vườn gửi hàng để qua Tết chở về. Vì vậy, tại chợ hoa Bình Điền không có xảy ra chuyện chặt cây, đập chậu như ở nhiều chợ hoa khác", một thành viên trong Ban tổ chức chợ hoa xuân Bình Điền 2020 chia sẻ.
Nhiều chủ vườn của vựa hoa Chợ Lách xuất hiện tại chợ hoa xuân Bình Điền 2020. Ảnh: Hoàng Triều
Quả thật, đây là "chuyện lạ" mà lần đầu tiên người viết mới nghe về một cách làm hay, tránh chuyện đập phá cây cảnh chỉ vì lúc đó không còn thuê được xe chở hàng về. Các chợ hoa khác cũng cần nghĩ tới việc có "kho" cho chủ vườn gửi cây phòng khi không bán hết hàng trong ngày cuối năm, sau Tết thuê xe chở về.
Đại diện phòng thị trường của Satra cho biết, cứ vào tháng 9 hằng năm, Satra sẽ gửi thư mời đến các địa phương có nghề trồng hoa phát triển tham dự hội chợ. Nếu địa phương nào tham gia, Satra sẽ làm việc với lãnh đạo, hội nông dân và đại diện nhà vườn về số lượng nhà vườn đăng ký. Tháng 12 Satra sẽ chốt danh sách lần cuối. "Việc chốt danh sách trước chỉ để biết chuẩn bị mặt bằng", đại diện phòng thị trường Satra nói. Ông Mai Hoàng Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) nói: "Nhà tổ chức chợ hoa miễn phí nên nhiều nhà vườn của huyện tham gia. Năm ngoái, Mỏ Cày Bắc có 25 lô, còn nay là 44 lô. Vậy là nhà vườn có thêm sân chơi".
Chợ hoa miền quê
Ca sĩ Lệ Quyên hát cho khách hàng chợ hoa xuân Bình Điền 2020.
Dù là chợ hoa "nhà quê" với những loài hoa giá rẻ: Cúc đại đóa, cúc vạn thọ, mào gà, lan, giấy, quất..., cũng có những lô hàng mai cành, mai cây và mai bonsai nhưng giá thấp hơn các chợ hoa khác từ 20 - 30%. Chợ hoa Bình Điền ngày càng được nhiều người dân các quận nội thành biết đến tên. Ông Đoàn Quý, nhân viên phòng thị trường của Satra cho biết, mấy ngày gần đây, nhiều người dân nội thành "đánh" cả chiếc xe bán tải tới mua hoa tại đây. "Thông thường, cứ vào chiều 27 trở đi, nhiều tiểu thương đến đây mua bông sỉ, không cần trả giá", ông Quý nói.
Chúng tôi ghé lại lô bán những loại cây rẻ tiền: ớt kiểng, mào gà, cúc... với giá 40.000 đồng/chậu ớt kiểng, 80.000 đồng/chậu mào gà... Ông Kiệt, một chủ vườn ở xã Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết, trừ hết chi phí vận chuyển và chăm sóc, ông kiếm được 20 - 30 triệu đồng. "Coi như đó là tiền lời của hai vợ chồng già, có tiền ăn Tết". Khi hỏi liệu có bán hết hàng, ông Kiệt cười: "Ngó vậy đó chứ đến trưa 30 là bán hết hàng. Càng về cuối phải hạ giá. Năm nào cũng vậy".
Còn Bảo, nhân viên kinh doanh của Công ty nông sản An Nhiên (Đà Lạt) cho biết, lượng hàng đem xuống hội chợ này chừng 60 triệu đồng. "Lần đầu tiên tham gia nên hơi lo lo. Nhưng 2 ngày qua đã bán được 2 thùng rồi. Hy vọng sẽ bán hết", Bảo rụt rè nói. Hoa ly của công ty An Nhiên có giá từ 160.000 - 200.000 đồng/bó 5 cành.
Đội bốc xếp của chợ Bìnhh Điền xuống hoa cho các chủ vườn. Ảnh: Hoàng Triều
Ông Tạ Văn Lợt cũng là một chủ vườn ở xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) chia sẻ thêm: "Vườn tham gia chợ hoa Bình Điền không mất phí, lại được giúp đỡ nhiều thứ... nên chủ vườn yên tâm mà bán. Vừa bán lẻ, vừa bán sỉ nên năm nào tui cũng bán hết hàng".
Cũng như nhiều chợ hoa quê khác, không chỉ bán hoa mà chợ hoa Bình Điền còn có chuyện ca hát mỗi đêm: ca cổ, bolero... còn có khu vui chơi cho trẻ quê. "Tụi nhỏ thích lắm, xếp hàng đến lượt để chơi nhiều trò vì... miễn phí", một người dân nói.
Theo danviet.vn
Nổi nhất Cần Thơ, mai vàng khủng 100 tuổi, hét giá 2,4 tỷ "Cụ" mai vàng nổi bật nhất Cần Thơ năm nay được hét giá lên đến 2,4 tỷ đồng. Đây là cây mai nguyên thuy, trăm năm tuổi, đang trổ bông, nụ rất đẹp. Chủ nhân của cây mai khủng trên là chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (quận Bình Thủy, ngụ TP Cần Thơ). Chị Linh cho biết, cây mai vàng này hơn 100...