Xin hãy bảo vệ ngực của vợ tôi!
Đây là lời kêu cứu của một ông chồng: xin những người có trách nhiệm, hãy bảo vệ ngực của vợ tôi, bảo vệ sức khỏe của tôi, và của con tôi.
Kính thưa bà con cô bác, hàng xóm láng giềng xa gần, bạn bè thân bằng cố hữu.
Tôi là Nguyễn Văn Tèo, nick trên facebook là Tèo “boy-kute”, nick trên yahoo là “Tèo dân chơi hay uống bia hơi” (khổ, nick này hơi xì-tin, căn bản lập từ ngày xưa). Mấy em gái trẻ thì hay gọi tôi là ồ-pa Tèo, tức anh Tèo dễ mến, còn bạn bè thì hay gọi tôi với cái tên thân mật là “thằng Tèo hói”.
Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh, vì đứng trên đỉnh núi chém gió thì gió càng mạnh thêm. Nhưng em xin phép được vỗ ngực, không chém gió tí nào, rằng em là một người đàn ông thương vợ yêu con. Từ lúc Tèo “boy-kute” nhấn vào “dì-lây-sần-síp” trên facebook với vợ em là Thị Mít “girl -baby” thì em không còn đi la liếm cô nào nữa, chỉ chăm chỉ cày cuốc kiếm tiền lẻ, mọ tiền chẵn về nuôi vợ nuôi con.
Vụ áo ngực Trung Quốc đã chìm xuồng? (ảnh minh họa)
Thực sự là ngày hôm nay, sau nhiều lo lắng chất chứa trong lòng, thì em mạnh dạn nói lên tiếng nói kêu cứu, rất thật mà không thô rằng: xin hãy bảo vệ ngực của vợ em.
Xin các bác đừng vội chửi, đừng vội “ném đá” nguyện vọng rất chi là chính đáng và thánh thiện của em, rằng thì là cái thằng Tèo này, có ngực vợ ông, ông không lo bảo vệ lấy, lại nhờ người khác, là sao?
Video đang HOT
Thưa luôn với các bác cái nguyên nhân, cái vụ áo ngực Tàu chứa chất lạ ấy ạ, sao dạo này em thấy nó chìm xuồng rồi, chả còn ai nhắc đến nữa.
Hôm qua em đi chợ làng em, em thấy vẫn cứ bày bán cái áo có độn này đầy ra, thấy bán cả cân ở mấy “shop-đẩy”, tức cái shop trên xe đẩy ấy ạ. Giá vẫn rất rẻ, bán theo mớ, mua phát một mớ có đủ màu xanh đỏ tím vàng luôn, áo vẫn là áo độn, có túi hóa chất ở trong.
Mà rồi sau khi các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, tiến hành phân tích kiểm nghiệm mổ xẻ những cái túi hóa chất lạ ở trong mấy cái áo ngực này, thì em thấy vẫn chưa có kết luận nào cuối cùng cả. Em thấy các bác ấy mổ xẻ áo ngực cũng chả khác gì người ta mổ xẻ thất bại của ĐT bóng đá Việt Nam vừa đá ở Ây Ép Ép Cup vừa qua, tức là chả biết nguyên nhân vì sao thua, kết luận cuối cùng là… chả có kết luận cuối cùng nào.
Em thấy bác “Uỷ ban kiểm định chất lượng” trên xã bảo là chưa đủ căn cứ kết luận là có độc hại, lại thấy “Hội khoa học liên thôn Đoài và xóm Đông” bảo là có thể gây ung thư. Em soi qua đọc lại mấy cái bản báo cáo kết luận, mà em vẫn chẳng biết là phải tin ai, tin ở kiểm định chất lượng xã hay tin ở khoa học liên thôn. Dạo này, cũng chẳng còn thấy các bác ấy kiểm định nữa ạ.
Phải bảo vệ vợ thôi (ảnh minh họa)
Tối qua vợ chồng em còn tranh cãi, cái đứa vợ Thị Mít nhà em, nó ngang lắm cơ các bác ạ. Vợ em nó bảo, mua đồ xịn thì đắt, mà đồ xịn có độn đâu, nên vẫn cứ thích áo ngực “có nước ở trong”, để mặc vào nhìn cái vòng 1, cái mặt tiền nó phải to to tí, để còn giữ vững được danh hiệu “Elly Thị Mít – hót gơn thôn Đoài”, trước sự cạnh tranh khốc liệt của các cô hót-gơn mới nổi khác, cô nào cũng vòng 1 to đến mức… thều lều cả cụm ra.
Em mới mắng cho một trận, em bảo, tránh xa cái đồ ấy ra. Đẹp mặt được cô, phô ra oai được tí, nhưng mà nguy hiểm cho bố con tôi. Thằng cu Tí nhà mình cứ ngậm ti mẹ suốt, nhỡ dính chất gì thì sao. Mà cái chất ấy mà gây ung thư cho cái vòng 1 của vợ em, thì nói thật các bạn, hơi ngại một tí, thì tối tối lấy gì cho em sờ em mó em “chơi” đây nhỉ.
Em cũng mắng vợ em rằng, chưa có kết luận cụ thể, nhưng mà mấy cái túi bảo là “khoáng chất” ấy, nếu mà là khoáng chất có lợi thật, thì lấy đâu ra mà rẻ thế, lấy đâu ra có cái giá 30 nghìn đồng mua được 1 đôi cho nhà cô dùng.
Vợ cứ nhìn xem, nào hoa quả, nào thịt lợn thịt gà, trứng ngan trứng vịt, cứ nhập Tàu sang, toàn thứ hàng có nguồn gốc bẩn, toàn thứ hàng có nguy cơ gây ung thư cả. Đấy, mới rồi còn có cả trứng mà lòng đỏ trứng, tòi ra cả viên thuốc con nhộng có chất bẩn đấy thôi.
Nhà em ở quê, đất vườn rộng, rau trồng được, gà lợn nuôi được, trứng gà có, nên em còn chả lo. Độc có cái món áo con, cóc xê này, nào Tèo em đã tự sản xuất được cho Thị Mít nhà em. Mà vẫn thấy mấy thứ ấy trôi nổi trên thị trường, vẫn thấy vợ đeo vào cổ cái ấy ngày nào, là nói thật các bác, em vẫn cứ nơm nớp nỗi lo rất chính đáng của một ông chồng là vợ em bị ung thư vú.
Ôi cái nỗi lo này nó cứ ám ảnh, khiến em ghê sợ làm sao. Mà cái vụ áo ngực chứa chất lạ này, nó lại có nguy cơ chìm xuống rồi, thế nên là Tèo em, với cương vị một người chồng có trách nhiệm, lại phải lên tiếng kêu cứu.
Các bác đã hiểu được tâm sự của em rồi, thì làm ơn, có cách nào, giải quyết cái vấn đề “áo ngực bẩn” này tận gốc cái, cho nhà em, thằng cu Tí nhà em, con vợ Thị Mít nhà em được yên tâm cái nào. Chân thành cảm ơn các bác.
Theo Eva
Vinacontrol và hải quan đều kết luận hàng Trung Quốc
Chiều 4.12, PV Thanh Niên đã có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV4 (Cảng ICD Phước Long) ở Q.9, TP.HCM, nhằm tìm hiểu thêm vụ việc container hàng hiệu nhập khẩu gian lận xuất xứ.
Theo thông tin từ cơ quan này, khoảng 9 giờ 7 phút ngày 26.11, nhân viên của Công ty TNHH TM-DV Nam Đế (trụ sở trên đường Lê Văn Sĩ, P.13, Q.3) chính thức mở tờ khai hải quan điện tử cho lô hàng. Chiều 27.11, Phạm Văn Hoàn (nhân viên của Công ty Nam Đế) mang giấy giới thiệu của Công ty Nam Đế do Nguyễn Thanh Bình (Giám đốc công ty) ký tên, đóng dấu đến cảng tiến hành làm thủ tục thông quan. Trong phiếu ghi kết quả kiểm hóa, 2 nhân viên hải quan trực tiếp kiểm hóa ghi rõ: đối chiếu số container, số niêm đúng với vận đơn, mở container còn nguyên seal gốc, kiểm tra thủ công 11/114 kiện nằm ở vị trí đầu container. Số hàng này có xuất xứ từ China (Trung Quốc) trên bao bì sản phẩm, hàng mới 100%. Tuy nhiên, trong phiếu này, người đại diện của Công ty Nam Đế xuất hàng cho hải quan kiểm hóa là Phạm Văn Hoàn khai báo không ghi năm sinh địa chỉ cư ngụ số CMND, ngày cấp.
Mặt khác, theo quy định của Bộ Công thương, đối với hàng hóa nhập khẩu là thời trang thì phải được kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Do vậy trước thời điểm tiến hành thủ tục thông quan, phía Vinacontrol đã kiểm tra lô hàng quần áo, váy, đầm, khăn các loại (tổng số kiểm tra 526 cái) và kết luận đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Thông báo kết quả kiểm tra của Vinacontrol cũng cho biết các loại quần áo, váy, đầm, khăn các loại có xuất xứ từ Trung Quốc, thời gian nhập khẩu 22.11.2012. Đơn vị xuất khẩu là China National Aero Zhuhai Import Export Co., Ltd đơn vị nhập khẩu là Công ty Nam Đế.
Đáng chú ý, theo Chi cục Hải quan KV4 thì Vinacontrol có thể kết hợp kiểm tra cùng lúc hoặc sau lực lượng hải quan vì chỉ có hải quan mới có chức năng kiểm tra seal gốc (còn nguyên vẹn hay không). Tuy nhiên, trong khi phiếu kết quả kiểm tra hàng hóa của hải quan ghi ngày kiểm tra là 27.11.2012 thì thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa của Vinacontrol cũng thể hiện thời gian giám định từ ngày 26 và 27.11.2012. Rõ ràng có điều gì bất thường trong quy trình này.
Theo ông Vũ Hoàng Đồng, Trưởng chi cục Hải quan KV4, ngay sau khi công an bắt giữ các xe tải đưa hàng về kho ở khách sạn Sheraton Sài Gòn, lãnh đạo chi cục đã yêu cầu 2 nhân viên hải quan kiểm hóa làm bản tường trình toàn bộ vụ việc. Nội dung tường trình, 2 nhân viên này cơ bản làm đúng theo quy trình kiểm tra hàng hóa của hải quan. Hiện chi cục đang phối hợp chặt chẽ với Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Chi cục Hải quan KV4 cũng cho biết, cách đây 1 tháng, Công ty Nam Đế đã nhập khẩu 1 container hàng thời trang về cảng này và được thông quan.
Do công ty vận chuyển "làm việc tắc trách" ?
Trong khi đó, trả lời Báo Thanh Niên ngày 2.12, ông Nguyễn Hữu Thi (Tổng giám đốc Công ty Milano - Gucci) khẳng định: "Lô hàng bị bắt giữ vừa rồi 100% là hàng thật, của chính hãng ở Ý. Sự cố vừa qua là do công ty vận chuyển làm việc tắc trách, không tuân thủ quy trình cũng như tín nhiệm của nhà phân phối và nhà sản xuất. Vụ việc này sẽ được cơ quan công an làm rõ. Nếu khách hàng nào có hoài nghi về chất lượng có thể mang sản phẩm đó đi các nước khác thẩm định hoặc đến trung tâm thẩm định của công ty dưới sự giám sát trực tiếp của chuyên gia Ý để biết đó thật hay giả".
Theo TNO
Hàng Trung Quốc 'made in Việt Nam' Cứ sau mỗi thông tin về hàng hóa Trung Quốc không đảm bảo, người tiêu dùng quay lưng, những tưởng doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm lấy cơ hội mở rộng thị phần. Song trên thực tế, mỗi lần như vậy lại có thêm một loại hàng hóa Trung Quốc đội lốt "made in Vietnam". Mùa Trung thu năm nay, khi những...