Xin đừng lan truyền clip và thư tuyệt mệnh, người ở lại biết đối diện ra sao với vết thương này?
Những hình ảnh và đoạn clip ghi lại vụ việc nam sinh cấp 3 trèo qua ban công căn hộ ở tầng 28 rồi nhảy xuống tự tử được lan truyền trên MXH khiến nhiều người bàng hoàng.
Không ít người lên tiếng mong mọi người hãy ngưng chia sẻ clip thương tâm bởi nó chỉ khiến cha mẹ và gia đình em thêm đau đớn.
Ngày 1/4, vụ việc một nam sinh cấp 3 trèo qua ban công căn hộ ở tầng 28 tòa V1 – chung cư Văn Phú Victoria (Hà Đông) lao xuống đất dẫn tới tử vong khiến nhiều người bàng hoàng.
Bước đầu, cơ quan công an xác định danh tính nạn nhân là L.N.N.M. (16 tuổi) trú tại một căn hộ tầng 28 tòa V1. Nạn nhân đang học lớp 10 tại một trường THPT chuyên có tiếng ở Hà Nội.
Theo công an, thời gian gần đây, nạn nhân có biểu hiện trầm cảm. Trước khi nhảy lầu tự tử, N.M. có để lại thư tuyệt mệnh.
Công an quận Hà Đông đang làm rõ nguyên nhân khiến nam sinh cấp 3 nhảy lầu chung cư Văn Phú Victoria tự tử (Ảnh: Dân Trí)
Video đang HOT
Ngay sau khi xảy ra vụ việc thương tâm, trong tối 1/4 hàng loạt hình ảnh, đoạn clip ghi lại khoảnh khắc nam sinh nhảy qua ban công tự tử đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Kèm theo đoạn clip, hình ảnh chụp lại nội dung bức thư tuyệt mệnh của nam sinh này cũng liên tục được lan truyền trên mạng xã hội.
Trong số những dòng bình luận về clip, ta có thể thấy cả nước mắt, nỗi buồn, sự tiếc nuối, đau thương cho sự ra đi của nam sinh, và thậm chí là oán giận và cả dày xéo – trước những gì họ đánh giá về bố mẹ của cậu bé.
Điều đó khiến MXH đã xuất hiện không ít những phản hồi kêu gọi hãy ngừng việc chia sẻ hình ảnh của vụ việc lẫn nội dung bức thư. Nỗi đau trong đoạn clip và bức thư đó là quá lớn. Khi được lan truyền một cách công khai trên MXH, những hình ảnh ấy không chỉ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn nhỏ đồng trang lứa, mà còn như một vết dao cứa thêm vào nỗi đau của gia đình nam sinh. Trước khi quyết định chia sẻ đoạn clip hay bức thư, hãy nghĩ đến việc gia đình họ sẽ phải sống với vết thương này cả đời. Và trước khi quyết định bình luận thêm một lời sát thương về bố mẹ của cậu bé, hãy nghĩ đến việc chính họ mới là những người đang phải chịu nỗi đau thống khổ vì mất con.
“Hơn 50 tuổi trải qua biết bao sóng gió cuộc đời mà xem những hình ảnh này tim tôi như nghẹn lại. Thương em, thương cả bố mẹ em. M ong em yên nghỉ. Mong là qua sự việc này nhiều bậc phụ huynh sẽ thay đổi suy nghĩ về việc ép con em mình học hành, gây áp lực về điểm số, thành tích, sự thành công… và sẽ chịu lắng nghe tiếng lòng của con trẻ hơn để những sự việc như này sẽ không bao giờ xảy ra nữa”, tài khoản D.L chia sẻ.
“Cả tối lướt MXH đều thấy hình ảnh và clip về sự việc đau lòng này. Sự việc đau lòng đã xảy ra rồi mình chỉ mong mọi người đừng chia sẻ thêm hình ảnh nào nữa bởi nó chẳng thể khiến em nam sinh ấy sống lại mà nó chỉ như nhát dao cứa thêm vào vết thương đang rỉ máu cũng như nỗi đau mất con của cha mẹ bé. Chưa kể đến các em học sinh khác thấy được sẽ gây ám ảnh, tâm lý học theo mỗi khi bế tắc, bất mãn cha mẹ. Mong em yên nghỉ, mong bố mẹ em sẽ sớm vượt qua nỗi đau và thôi dằn vặt”, bạn D.L chia sẻ.
Bên cạnh đó, không ít người cũng cho rằng chính bản thân cũng từng có khoảng thời gian rơi vào bế tắc như nam sinh bởi những áp lực vô hình và không được chia sẻ trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, may mắn hơn họ đã tìm được cách giải phóng những suy nghĩ tiêu cực và không tìm đến những hành động dại dột, đáng tiếc.
Bạn S.L hồi tưởng lại, “Thực sự nhìn thấy đâu đó bóng dáng mình trong quá khứ. Nhiều lần cũng từng suy nghĩ tiêu cực nhưng may mắn không đủ dũng khí để thực hiện. Cùng từng trách bố mẹ, từng không muốn tiếp tục cuộc sống này… nhưng mình vẫn vượt qua được những áp lực vô hình. Thương em khi chọn kết thúc mọi thứ khi cuộc đời mới bắt đầu mở ra… chỉ tiếc là, em đã không cho bố mẹ mình thêm một cơ hội nào nữa. Mong mọi người đừng chia sẻ clip đau thương này nữa, mong em kiếp sau 1 đời an yên”.
Hơn thế nữa, nhiều người càng mong mỏi việc ngưng chia sẻ video sự việc và nếu có thể cư dân mạng hãy gỡ hết những clip, hình ảnh đau lòng về vụ việc trên các nền tảng MXH. Bởi chừng nào 1 hình ảnh trích ra từ clip ấy còn xuất hiện thì khi ấy nỗi đau còn hiện hữu, như nhắc nhở người ở lại về mất mát và nỗi đau.
Chị K.T.N chia sẻ, “Hôm nay, rất nhiều rất nhiều tài khoản trên mạng xã hội lan truyền một bức thư, một đoạn clip hoặc hình ảnh trích ra từ clip đau lòng của nam sinh trường chuyên. Nước mắt. Phẫn nộ. Cảm thương. Đay nghiến. Đều có cả. Có ai nghĩ những tài nguyên ấy sẽ không bao giờ mất đi. Người ở lại sẽ đối diện thế nào với vết thương đó. Đăng lên, để ai đó nhìn vào, để thay đổi cách giáo dục, thì có nên không. Hay nó chỉ khoét sâu hơn vào nỗi đau của gia đình cậu nam sinh xấu số?. Mong mọi người dừng chia sẻ, ngưng bình luận và nếu có thể xin gỡ bỏ những hình ảnh ấy. Nếu không, đó sẽ là tài nguyên còn mãi trên mạng”.
“Xem video lúc bạn ý nhảy mà bật khóc theo bố mẹ bạn ấy luôn, làm ơn đừng chia sẻ video tiêu cực này nữa. Làm ơn đừng xát muối vào lòng cha mẹ em ấy nữa. Mất con là một nỗi đau quá lớn rồi, chứng kiến con trai mình nhảy xuống từ tầng 28 chắc chắn sẽ là sự dằn vặt và ám ảnh đến hết đời đối với bố mẹ em ấy rồi. Làm ơn đừng để những chuyện đáng tiếc như thế này xảy ra nữa. Làm ơn lắng nghe tiếng con trẻ nói đừng để đến lúc mất đi rồi hối hận cả đời. Hẳn là em đã phải trải qua thời gian khó khăn một mình, nếu có kiếp sau mong em được sống một cuộc sống bình an hạnh phúc. Thương em“, một bạn khác bày tỏ sự thương cảm.
Với nhiều bạn trẻ suy nghĩ chưa chín chắn thì có lẽ việc tự tử, kết thúc cuộc sống này chính là cách để giải toả bế tắc, thoát khỏi những áp lực của cuộc sống, của thi cử, học hành và buông bỏ cả những sự kì vọng của các bậc phụ huynh. Thế nhưng, các em lại chẳng lường trước được những nỗi đau, mất mát mà cha mẹ, người thân yêu sẽ phải mang theo suốt những ngày tháng còn lại của cuộc đời.
Những vấn đề tưởng chừng như rất nhỏ nhưng nếu cứ chất chứa, không được giải tỏa cộng thêm những nội dung tiêu cực mà các em tiếp nhận nó như chất xúc tác dẫn đến những hành động dại dột và những sự việc đáng tiếc. Qua đây, chỉ mong rằng những sự việc tương tự sẽ không xảy ra. Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc, khi gặp khó khăn, thay vì cố chịu đựng, các bạn trẻ hãy mạnh dạn chia sẻ, tâm sự với những người mà mình tin tưởng. Đặc biệt, các bậc phụ huynh hay cố gắng cởi mở, chia sẻ và đồng cảm, thường xuyên trò chuyện, lắng nghe, tôn trọng suy nghĩ của con trẻ. Đặc biệt, không nên đặt kỳ vọng quá lớn, vô tình sẽ trở thành áp lực đè nặng lên con trẻ.
Đắk Lắk: 3 chị em ruột đuối nước tử vong thương tâm
Ba chị em ruột ở Đắk Lắk tắm ở hồ gần nhà không may bị đuối nước và tử vong thương tâm.
Ngày 28.3, một lãnh đạo UBND xã Cư Pơng (H.Krông Búk, Đắk Lắk) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 3 chị em ruột trong một gia đình tử vong.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 14 giờ ngày 27.2, chị N.T.A (28 tuổi, trú buôn Ea Dho, xã Cư Pơng) không thấy các con ở nhà nên đi tìm.
Khi ra đến hồ Ea Dhung Tiêng cách nhà khoảng 200 m, chị A. phát hiện có áo quần các con trên bờ nhưng không thấy người đâu, gọi cũng không được. Nghi các con đã gặp nạn, chị A. liền hô hoán nhờ láng giềng hỗ trợ tìm kiếm.
Gia đình chị A. đau đớn bên thi thể các con vừa bị đuối nước. Ảnh NGƯỜI DÂN CUNG CẤP
Đến khoảng 14 giờ 30 cùng ngày, người dân vớt được thi thể 3 người con của chị A. từ dưới hồ nước lên bờ.
Theo lãnh đạo UBND xã Cư Pơng, các cháu tử vong do đuối nước gồm: C.T.Q.M. (9 tuổi), C.T.B.T. (7 tuổi) và C.Đ.M. (5 tuổi). "Đây là vụ việc hết sức thương tâm. Sau khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo UBND xã cùng các đoàn thể địa phương đã đến thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình chị A.", lãnh đạo UBND xã Cư Pơng cho biết.
Trước đó, ngày 23.3, tại địa bàn TT.Ea Súp (H.Ea Súp, Đắk Lắk) cũng xảy ra một vụ đuối nước khiến 2 bé gái 11 tuổi tử vong.
Quảng Ngãi: Hai học sinh trượt chân ngã xuống sông Gò Mã chết đuối Hai học sinh ở xã Hành Đức, H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đi chơi bị trượt chân xuống sông Gò Mã chết đuối thương tâm. Tối 9.3, ông Nguyễn Sĩ Hải, Chủ tịch UBND xã Hành Đức, H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) cho biết, trên địa bàn đã xảy ra vụ 2 em học sinh (HS) bị trượt chân ngã xuống sông Gò Mã chết...