Xin đi tu để trốn truy nã
Khi Sơn đến liên hệ để xin xuất gia, cán bộ xã nhận ra người này đang mang lệnh truy nã về tội Cố ý gây thương tích.
Phòng cảnh sát truy nã tội phạm (công an tỉnh Quảng Nam) đang làm thủ tục để bàn giao Phan Như Sơn (21 tuổi, ở thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, Đắk Lắk) cho công an địa phương nơi thanh niên này cư trú để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Phan Như Sơn.
Theo hồ sơ của cơ quan công an, Sơn quê gốc tại xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nhưng gia đình lại sinh sống tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Vào 19h30 ngày 20/5/2013, Sơn cùng em trai rủ nhau đi chơi. Khi đến ngã ba Jốc Linh (thuộc thị trấn Đắk Mâm), hai anh em Sơn xảy ra xô xát với một nhóm trai làng.
Trong lúc đánh nhau, Sơn dùng con dao rựa chém trọng thương một người trong nhóm thanh niên này. Sau khi gây án, Sơn bỏ trốn khỏi địa phương và bị công an huyện Krông Nô ra quyết định truy nã tội Cố ý gây thương tích.
Video đang HOT
Ngày 30/5 vừa qua, UBND xã Tam Mỹ Đông (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đón một phật tử có pháp danh là Đông Lâm, hiện đang tu tại chùa Bửu Phước (xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Nam) tới liên hệ làm việc để xin xuất gia. Khi xem xét hồ sơ của vị phật tử này, cán bộ xã Tam Mỹ Đông nhận ra đó là Phan Như Sơn nên báo công an tỉnh Quảng Nam tới bắt.
Tại cơ quan công an, Sơn đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình
Theo Giao thông Vận tải
Mong cháu vào tù... kiếm người yêu!
Hồi nhỏ thằng bé ấy trèo cây bị té, nên chắc có ảnh hưởng đến não. Sau này vì uống rượu nhiều, nên thường bị ảo giác.
Ông lão lụ khụ chống gậy bước vào phòng xử án. Đưa đôi mắt đục ngầu nhìn lên vành móng ngựa, khuôn mặt già nua nhăn nheo có vẻ đăm chiêu. Đoạn ông hỏi nhỏ người ngồi cạnh: "Tòa xử đứa mô rứa bây". Có tiếng trả lời khe khẽ: "Dạ tòa xử thằng cu Thu". Ông lão giãy nảy: "Thằng nớ hiền lành, lâu chừ có ăn trộm ăn cướp của ai cái chi. Răng lại bị bắt rứa?". Những người ngồi cạnh ông hoảng hốt ra dấu "xùy xùy", bảo ông yên lặng. Nhưng ông lão vẫn nhấp nhổm không yên. Ông cố nhoài người lên để nhìn cho rõ mặt kẻ ngồi sau vành móng ngựa có phải đích xác là thằng cu Thu hiền lành ở cạnh nhà mình.
Xót xa câu nói: 'Mong cháu vào tù... kiếm người yêu' của người nhà gã bảo vệ quán karaoke lĩnh án
Ông bà ngoại cưu mang, bảo bọc. Cuộc sống khốn khó, Khanh chẳng được đến trường, một chữ bẻ đôi cũng không biết. Không chữ nghĩa, không nghề nghiệp, đứa trẻ sống vất va vất vưởng. Từ ngày ông bà ngoại mất, cuộc đời Khanh càng thêm bệ rạc. Bao nhiêu tiền kiếm được, Khanh ném hết vào rượu.
Ngày trước, vì tội gây rối trật tự, Khanh từng bị đưa đi giáo dục ở cơ sở Hoàn Cát (Quảng Trị) 24 tháng. "Mẹ nó lấy chồng ở Quảng Trị, nhưng nghèo khổ, một nách 5 đứa con, sống bằng nghề mua ve chai, nên cũng chẳng có tiền thăm nuôi nó. Ngày thằng Khanh trở về từ trại giáo dưỡng, thấy nó mập mạp, khỏe mạnh, ai cũng mừng. Hàng xóm láng giềng, người sang cho tấm áo, kẻ cho manh quần, động viên nó lo chí thú làm ăn, làm lại cuộc đời", người dì kể bằng giọng bùi ngùi.
Ở trong trại giáo dưỡng, Khanh học được nghề thợ xây, nên khi trở về với gia đình, Khanh cũng có một nghề đàng hoàng để "kiếm cơm". Nhưng rồi làm được bao nhiêu tiền, Khanh lại chè chén hết. Đám bạn Khanh giao du, toàn là những kẻ "trời ơi đất hỡi", nên chàng trai ngày càng thêm bê bết. Cũng vì rượu, nên dăm ba hôm, Khanh lại đánh lộn, sứt đầu mẻ trán. "Vài bữa lại thấy nó gọi điện xin ít tiền để đi bác sĩ. Khi thì rách đầu chảy máu, khi thì gãy chân. Chung quy cũng tại rượu. Mấy cậu, dì nó ai cũng thương. Nhưng khuyên mãi không được đành thả tay bỏ rơi. Thây kệ, nó thích làm gì thì làm. Lần này bị bắt, mấy cậu nó bảo mong tòa kêu án thật nặng, để nó "trắng mắt" tỉnh ngộ, trở về lo chí thú làm ăn", người dì hai hàng nước mắt rưng rưng.
Bà kể từ ngày cháu bị bắt, vì giận nên bà cũng không thèm thăm nom, "viện trợ": "Mấy thằng bạn nó vào trại thăm, mang cho một ít mì gói. Nó nhắn về nhờ tui mang lên cho cái tô, đôi đũa để ăn. Nhưng vì vẫn giận nên tui bảo tụi nó kêu thằng nhỏ bỏ thức ăn trong bịch nilon mà ăn". Khuôn mặt đã nhiều nếp nhăn, đôi mắt đượm buồn, người dì kể về đứa cháu mà mình nặng nợ, giọng đầy chua chát: "Thấy nó không có việc làm, tui mang hàng về cho làm. Trả trước tiền lương. Đến khi về lấy hàng mới ngã ngửa. Nó bán luôn hàng của tui để nhậu. Thấy nó khéo tay, tui lại bỏ tiền ra để nó đúc chậu trồng cây cảnh. Mới bán được vài chậu, say lên, nó đập bể cả chậu lẫn cây. Không phải mọi người không thương nó, nhưng nó phá quá, khuyên mãi không được, nên người thân cũng thả tay".
Bà Đoàn Thị Đông, một người hàng xóm của Khanh cho biết: "Thằng nhỏ ngó vậy chứ hiền lắm, hiền đến ngu ngơ, lại rất thảo. Nghèo nghèo vậy chứ ai xin gì nó cũng cho. Nếu nó không có thì sẽ đi ăn trộm, mang về cho". Một người khác lại kể: "Hồi nhỏ thằng bé ấy trèo cây bị té, nên chắc có ảnh hưởng đến não. Sau này vì uống rượu nhiều, nên thường bị ảo giác".
"Dù không gây chuyện với ai, cũng không phá làng phá xóm, chỉ có điều hễ say lên là nó quậy tưng, có khi lùa cả bàn thờ trong nhà".
Mong cháu vào tù... kiếm người yêu
Tòa tuyên phạt bị cáo bản án 3 năm tù giam. Nhiều người tỏ vẻ thương hại: "Không cha không mẹ, mới ra nông nỗi thế này". Ai đó trong đám đông phàn nàn "khối gì kẻ không cha không mẹ. Không lẽ họ đều hư hết. Nên hay hư là do chính mình mà ra. Thằng cu Thu chỉ cần bỏ được rượu là "ngon" ngay".
Phiên tòa kết thúc, trời trưa, nắng gay gắt, nhưng nhiều người vẫn còn nấn ná đứng lại. Vài người khuyên bà dì của Khánh nhờ "cô kia" làm cho cái đơn kháng cáo để xin giảm án. Người dì lúc này mới tất tả đi tìm "cô kia", nhưng họ đã mất hút trong đám đông. "Thế không phải hai cô ấy cũng đi tù với thằng cháu tui à? Hóa ra mỗi thằng cu Thu đi tù à? Tui cứ tưởng...", bà ngạc nhiên đến ngơ ngẩn.
Dì của Khánh trải lòng: "Hồi Tết năm ngoái, một lần thằng bé về nhà bảo cưới vợ. Nghe thế cả nhà ai cũng mừng. Cứ hy vọng khi yên bề gia thất, nó sẽ lo làm lo ăn. Nó bảo mồng Năm Tết đi dạm ngõ, mồng 6 Tết đi hỏi, mồng Bảy Tết tổ chức đám cưới. Ông cậu nó cười, cưới gấp vậy "đến không kịp giặt áo quần để đi ăn cưới". Vậy mà bẵng đi một thời gian, chẳng thấy nó đả động gì đến vợ con, nay đã vội lâm cảnh tù tội".
Bà kể, hồi bố bà còn sống, cũng mong mỏi cháu ngoại yên bề gia thất. Nhưng thấy cháu say xỉn tối ngày, biết chẳng có cô nào dám "rớ", nên ông ngoại Khanh cũng không trông mong gì nhiều. Tuổi già sức yếu, chẳng thể ở mãi với cháu, nhiều khi ông ao ước Khánh "lượm lặt" đâu đó một cô, "đầu đường xó chợ" cũng được, miễn có cô chịu lấy. Tuy nhiên, chưa kịp thấy cháu yên bề gia thất, ông ngoại Khánh đã nhắm mắt xuôi tay. "Có lần bố tôi bảo, nếu thằng bé mang về một cô "cave" làm vợ, ông cũng chấp thuận", người dì chua xót. Rồi bà nói lên niềm ao ước: "Ở trong trại cải tạo, giá nó cũng gặp được một cô, rồi ra tù, cả hai nên nghĩa vợ chồng thì hay biết mấy. Cái thằng này, chỉ có lấy vợ, rồi sinh con, mới thay đổi tính nết".
Trưa ngả bóng. Ngôi nhà của Khanh nằm ngay bên cạnh nhà văn hóa cộng đồng (nơi diễn ra buổi xét xử), cửa đóng im ỉm. Sau khi ông bà ngoại mất, ngôi nhà trở nên vắng vẻ, hiu hắt. Nay chủ nhân còn lại cũng đi tù, vẻ nhà càng thêm cô quạnh, như chính cuộc đời hẩm hiu của bị cáo. Hi vọng mai này ra tù, cuộc đời của chàng trai mồ côi lầm lỗi sẽ tươi sáng hơn.
Theo Xa lộ Pháp luật
Án tù cho nhóm 'cướp' 1 triệu đồng của cán bộ thị trấn Ngày 28.3, TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm vụ án cướp tài sản đối với các bị cáo Dao Văn Được (23 tuổi), Đào Văn Nam (24 tuổi), Bùi Tuấn Anh (19 tuổi, cùng ngụ xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) và Vũ Văn Hiệp (34 tuổi, ngụ huyện Đa Hoai, Lâm Đồng). Các bị cáo hầu tòa -...