Xin con mắc ung thư về điều trị thuốc nam, 5 năm sau nguy kịch
Cậu bé được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp nhưng sợ dao kéo nên gia đình xin về điều trị thuốc nam. 5 năm sau, bệnh nhi nguy kịch do ung thư di căn phổi.
5 năm trước, ở tuổi lên 10, bé Nguyễn T. A. ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội phát hiện hạch ở cổ, khi đi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp, có chỉ định phẫu thuật.
Tuy nhiên gia đình sợ ung thư đụng dao kéo làm bệnh nặng lên nên xin không điều trị, cho về uống thuốc nam.
Qua mỗi năm, bệnh tình của T.A. ngày càng xấu, khối u ở cổ ngày càng to. Gần đây, khối u lớn nhanh, chèn ép khiến em không thể thở, không thể nằm ngửa. Khi chuyển vào Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cấp cứu, bệnh nhi phải dùng đến máy trợ thở.
Qua hình ảnh chụp chiếu, bác sĩ xác định khối u thùy giáp trái đã di căn phổi đa ổ, lan xuống hõm ức, kích thước 8×9cm đè ép khí quản lệch hẳn sang phải gây hẹp lòng khí quản, đường kính khí quản chỗ hẹp nhất còn 4mm, nhỏ bằng 1/3 người bình thường, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhi khó thở nghiêm trọng. Ngoài ra, khối u còn khiến giọng nói của A. bị khàn, ăn uống khó khăn.
Khối u lớn chèn ép khiến T.A. khó thở
TS Phan Lê Thắng, Phụ trách Khoa Ngoại theo yêu cầu nhận định, nếu không điều trị, khối u tiếp tục phát triển sẽ chèn ép và bịt kín đường khí quản, cộng thêm ung thư đã di căn phổi khiến tính mạng bệnh nhân bị đe dọa.
Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật với ca bệnh này là một quyết định vô cùng mạo hiểm. BS Hà Kim Hảo, Trưởng khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức chia sẻ, khi phẫu thuật, bắt buộc phải đặt ống nội khí quản gây mê nhưng bệnh nhi A. có thể bị tắc đường thở do khối u lớn chèn ép, xâm lấn khí quản và phù nề thanh khí quản.
Đặc biệt với bệnh nhi nhỏ tuổi, khối u lớn, tăng sinh mạch máu nhiều lại nằm dưới trung thất là vị trí khó, quá trình bóc tách dễ gây ra máu ồ ạt.
Những nguy cơ trên khiến bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn phẫu thuật bất cứ lúc nào.
Khí quản bị chít hẹp
Không chỉ vậy, khi kết thúc ca mổ và rút ống nội khí quản cũng rất nguy hiểm vì bị chèn ép lâu ngày, khí quản có nguy cơ bị mềm, xẹp (hay còn gọi là nhuyễn khí quản) gây suy hô hấp.
Video đang HOT
Tuy nhiên nếu không phẫu thuật, bệnh nhân chắn chắn tử vong. Vì vậy, sau khi hội chẩn nhiều lần, các bác sĩ quyết định thực hiện ca mổ “cân não”.
Ekip phẫu thuật gồm các bác sĩ khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức và Khoa Ngoại Theo yêu cầu phối hợp cùng chuyên gia gây mê hàng đầu là GS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm bộ môn Gây mê hồi sức, Trường Đại học Y Hà Nội.
Sau 2 tiếng căng thẳng trong phòng mổ, ca mổ thành công. Bác sĩ đã cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, vét hạch cổ. Bệnh nhân không cần truyền thêm máu.
Sau mổ, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thở máy, được theo dõi sát sao trong phòng hậu phẫu trong 20 giờ trước khi rút khí quản.
Hiện sau 7 ngày phẫu thuật, bệnh nhi đã tự thở được, ăn uống và đi lại bình thường. Thời gian tới, bệnh nhi sẽ tiếp tục uống I-ốt phóng xạ 131 để điều trị các ổ di căn trong phổi.
Bệnh nhi 15 tuổi đang dần hồi phục sau ca phẫu thuật, chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ
Bà L., mẹ bệnh nhi cho biết, khi thấy khối u ở cổ con to lên, gia đình đã đưa A. tới một số bệnh viện nhưng đều bị từ chối phẫu thuật.
“Bác sĩ nói phẫu thuật quá nguy hiểm, mổ có thể chết. Khi ấy tôi cảm thấy tất cả như rơi vào đường cùng. Khi được các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội giải thích, dù biết hy vọng mong manh nhưng tôi cũng phải cứu lấy con mình. Đến giờ, tôi không biết phải cảm ơn các bác sĩ thế nào vì đã cứu con tôi thoát khỏi cửa tử một cách kỳ diệu”, bà L. xúc động nói.
TS Phan Lê Thắng cho biết, ung thư tuyến giáp có tiên lượng điều trị khá tốt, tỉ lệ sống sau 5 năm cao nếu được phát hiện và điều trị.
Trường hợp u to, chèn ép và di căn như bệnh nhân A. là rất hiếm do bệnh đã tiến triển thời gian quá dài.
Phát hiện sưng to 'chỗ ấy', người đàn ông sốc khi biết bệnh
Sau hai tháng phát hiện với 3 đợt uống kháng sinh nhưng bìu trái "chỗ ấy" của bệnh nhân ngày càng sưng to. Khám chuyên sâu, bệnh nhân sốc khi mắc K tinh hoàn di căn gan.
Hai tháng phát hiện sưng to "chỗ ấy", người đàn ông sốc khi biết bệnh (Ảnh miinh họa)
Uống 3 đợt thuốc kháng sinh mà bìu trái "chỗ ấy" ngày càng to dần lên
Khoa Nam học và Y học giới tính, BV ĐH Y Hà Nội vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân từ Phú Thọ được chuyển tiếp từ khoa Ngoại tiết niệu với bìu trái "của quý" sưng phồng, tấy đỏ.
Bệnh nhân cho biết 2 tháng nay bị sưng và đau tức bìu trái, đã được khám, siêu âm và được chẩn đoán là viêm tinh hoàn trái. Bệnh nhân được chỉ định điều trị 3 đợt thuốc kháng sinh, tinh hoàn bớt đau tức, nhưng ngày càng to dần lên.
Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ khoa Nam học và Y học giới tính đã nghi ngờ bệnh nhân bị u tinh hoàn và chỉ định làm các xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm chuyên sâu tầm soát đã cho kết quả bệnh nhân u tinh hoàn.
Để khẳng định chắc chắn, các bác sĩ cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính ổ bụng để đánh giá tổn thương phối hợp.
"Thật buồn khi phát hiện ra thêm các khối u di căn ở gan bệnh nhân. Trường hợp này được chẩn đoán: theo dõi K tinh hoàn di căn gan, và chuyển chuyên Khoa U bướu điều trị tiếp", TS. BS Nguyễn Hoài Bắc, trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính cho hay.
Kết luận này khiến cho bệnh nhân sốc. Theo TS. BS Hoài Bắc, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sưng bìu: U tinh hoàn, viêm tinh hoàn- mào tinh; tràn dịch màng tinh hoàn và giãn tĩnh mạch tinh hoặc thoát vị bẹn.
"Việc đánh giá sưng bìu không nên dừng lại ở mỗi kĩ thuật siêu âm tinh hoàn mà còn cần làm đầy đủ bilan tầm soát các nguyên nhân khác. Đôi khi lười khám tại những cơ sở uy tín vì sợ chờ lâu, mà người bệnh lại chậm trễ mất thời gian chữa bệnh tốt nhất. Do vậy, nếu có dấu hiệu bìu bị sưng, các quý ông đừng chủ quan", TS. BS Nguyễn Hoài Bắc nhấn mạnh.
Có thể chữa khỏi 90% nếu phát hiện sớm
Nói thêm về căn bệnh ung thư tinh hoàn, BS Nguyễn Duy Khoa, BV Ung bướu Hà Nội cho biết, ung thư tinh hoàn (UTTH) là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Tuy nhiên đây lại là một trong những bệnh ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 15 đến 35.
Nguyên nhân ung thư tinh hoàn hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát - những tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn mà bệnh nhân thường tự sờ thấy trên lâm sàng.
Theo BS Nguyễn Duy Khoa, người có tinh hoàn ẩn, gia đình từng có người mắc ung thư tinh hoàn, người bị nhiễm HIV ... có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
"Bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh "tinh hoàn ẩn".
Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường", BS Nguyễn Duy Khoa cho hay.
Ngoài ra, với những nam giới có cha mẹ hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn thì theo BS Duy Khoa cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm nam giới khác. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
"Một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Và khoảng 3% đến 4% bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại", BS Duy Khoa cho hay.
Theo vị bác sĩ chuyên khoa ung bướu, dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là bệnh nhân tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng như: đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới; bìu cảm giác nặng, căng tức ở một bên bìu; có thể nổi hạch vùng bẹn; có thể đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát triển trong ổ bụng); có thể sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở... (do ung thư di căn)...
Để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, BS Duy Khoa cho rằng nam giới nên loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Trong đó, yếu tố chủng tộc, tiền sử gia đình, ung thư tinh hoàn là không thể thay đổi. Còn với yếu tố nguy cơ tinh hoàn ẩn, cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm tinh hoàn ẩn cho trẻ.
"Với đàn ông, cần biết cách tự khám tinh hoàn cho mình để phát hiện tinh hoàn ẩn và thực hiện phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu tránh nguy cơ ung thư tinh hoàn. Bên cạnh đó, cần có cuộc sống "chăn gối" lành mạnh tránh lây nhiễm HIV. Ngoài ra, mọi người nên có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để nâng cao sức khỏe", BS Duy Khoa nhấn mạnh.
Mặc dù ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất nhiều đến nam giới, tuy nhiên theo các chuyên gia đây là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tính chung cho các giai đoạn có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%.
Do vậy, BS Nguyễn Duy Khoa khuyến cáo, ngoài việc thay đổi lối sống, mọi người nên được kiểm tra sàng lọc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn để có thể điều trị kịp thời.
Các bước tự thăm khám tinh hoàn:
Bước 1: Đứng trước gương. Nam giới sẽ tự kiểm tra da bìu để tìm dấu hiệu da bìu phù nề.
Bước 2: Dùng tay khám từng bên tinh hoàn. Dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới tinh hoàn, ngón cái để trên tinh hoàn. Lăn các ngón tay nhẹ nhàng để tìm các u cục bất thường.
Bước 3: Tìm mào tinh hoàn và kiểm tra, đó là phần mềm mại nằm phía sau tinh hoàn, đây là nơi giúp tinh trùng trưởng thành.
Bệnh ung thư có chữa khỏi được không? Điều khó khăn là các bệnh ung thư không diễn biến giống nhau và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh, do đó không thể có chiến dịch thống nhất để phòng bệnh và điều trị. Ung thư là gì? Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào trong cơ thể. Cơ thể con người do hàng tỷ tế...