“Xiết” tín dụng đen, cần có chính sách cho vay dưới chuẩn
Trong khi tín dụng đen luôn tìm mọi cách để “xiết” con nợ thì các cơ quan chức năng cũng cần thiết phải có giải pháp xiết loại tín dụng này. Ở đây có 3 nhóm vẫn đề cần giải quyết: Hoàn thiện thể chế và cơ sở pháp lý; phát triển các dịch vụ cho vay của các tổ chức tín dụng cho phép khả năng tiếp cận vốn của người dân nghèo; thiết lập sự phối hợp đồng bộ của chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại các địa phương.
Toàn cảnh hội thảo
Tín dụng đen hiện chiếm 30 – 35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương 6 – 8% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong giai đoạn 2015 – 2018, toàn quốc xảy ra trên 7.600 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, theo số liệu tại hội thảo khoa học quốc gia “Hạn chế tín dụng đen tại Việt Nam” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức ngày 20/12/2019 tại Hà Nội.
Ý kiến tại hội thảo cho biết, trong những năm qua, khu vực tài chính chính thức tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả phát triển ấn tượng. Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách tăng tiếp cận tín dụng chính thức cho các thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, tình trạng tín dụng đen vẫn hoành hành tại Việt Nam trong suốt thời gian dài, và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính phủ cũng đã nhận định rất rõ: tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” xảy ra tại nhiều địa phương, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự với thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp.
Để “tuyên chiến” với tín dụng đen, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Ngay sau đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai Chỉ thị 12.
“Tuy việc thực hiện các quy định trên đã có những kết quả nhất định, cuộc khủng hoảng tín dụng đen vẫn chưa được phòng ngừa và xử lý triệt để. Tín dụng đen có thể coi là “quốc nạn”, cần có các “quốc sách” để xử lý”, ông Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân nói.
“Bẫy” tín dụng đen vẫn giăng khắp nơi
Video đang HOT
Đại tá Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự ( Bộ Công an) cho rằng: Nguyên nhân tín dụng đen vẫn “bùng phát” là do người dân không đáp ứng được điều kiện của các tổ chức vay vốn hợp pháp; người vay tiền tham gia các hoạt động tệ nạn; nhiều người sử dụng tiền nhàn rỗi để cho vay hoặc trung gian dẫn đến tình trạng vỡ nợ, hụi họ… Tại Điêu 246 Luât Dân sư có quy định trân lai suât cao nhât 20%, nhưng lai suât tin dung đen co khi lên đên 300 – 700%/năm.
Lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự cũng nhìn nhận tín dụng đen có rất nhiều hình thức đòi nợ với nhiều thủ đoạn vi phạm pháp luật như: Đe dọa, bắt người trái pháp luật, cố ý gây thương tích và thường gắn với những băng nhóm tội phạm. Tuy nhiên, việc xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng đen rất khó; từ khâu phát hiện, thu thập, củng cố chứng cứ.
Cùng với việc xử lý hoạt động tín dụng đen gây mất ổn định, trật tự xã hội thì một hướng tiếp cận khác rất cơ bản trong việc xử lý là cần có chương trình Quốc gia để giải quyết với những giải pháp đồng bộ, sự phối hợp của nhiều chủ thể liên quan. Điều này rất cần sự chung tay của năm “nhà” là: Các cơ quan quản lý, các tổ chức tín dụng, người dân, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương, cùng với đó là các cơ quan an ninh, truyền thông, tổ chức hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ – theo ý kiến của ông Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính.
Dưới góc độ tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ( LienVietPostBank) đề nghị: Cần có chính sách để hỗ trợ các ngân hàng thương mại cho vay dưới chuẩn. Bởi hiện các đối tượng tìm đến tín dụng đen thường là một bộ phận người dân nghèo, không có tài sản bảo đảm, không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, nên để hỗ trợ người dân tránh xa tín dụng đen thì nên đưa ra quy định cho vay dưới chuẩn. “Các ngân hàng sẽ cân đối, đưa ra sản phẩm nằm trong ngưỡng an toàn”, ông Thắng nói.
Quang Lộc
Theo congthuong.vn
Đề nghị 'tấn công' nhanh, mạnh vào tín dụng đen
Nợ xấu của hệ thống ngân hàng là từ các đại gia, chứ không phải do mấy khoản nợ "bèo" của những người nghèo, công nhân, nông dân mà ra.
"Làm chính sách cần có trái tim biết rung động vì người nghèo" - đó là khẳng định của ông Trương Văn Phước, thành viên của Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng, đưa ra tại tọa đàm khoa học với chủ đề "Thực trạng và tác động của tín dụng đối với công nhân tại các tỉnh phía nam" do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Ngân hàng LienVietPostBank và ĐH KHXH&NV phối hợp tổ chức vào chiều 1-11.
Khốn khổ vì thấp cổ bé họng
Theo ThS Phạm Thanh Thôi, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, thu thập phiếu khảo sát của khoảng gần 200 công nhân tại bảy tỉnh phía nam gồm: TP.HCM, Hậu Giang, An Giang, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy nhu cầu về tín dụng của họ là rất cao. Cụ thể, có đến 98,7% công nhân được hỏi cho rằng các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội trong đời sống của công nhân đang có xu hướng gia tăng mức phụ thuộc vào các hợp đồng vay nợ. Do thu nhập 5-10 triệu/tháng chiếm tới 95% số người tham gia điều tra khảo sát. Trong khi số lượng người có tài sản thế chấp là nhà, đất chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Mỗi khi gia đình có nhu cầu gấp về tiền mặt để giải quyết cho mục đích chi tiêu gia đình, giáo dục, sửa chữa nhà ở thì thường tìm đến vay "nóng" từ hội bạn cùng nghề, nhóm hụi với lãi suất cho vay ở mức chấp nhận được".
Cũng theo ông Thôi, trong năm năm qua mỗi khi cần tiền gấp người công nhân chọn hình thức vay tín chấp từ công ty tài chính chiếm 71,3%, vay từ cá nhân trong cộng đồng là 88,7%, vay thế chấp từ ngân hàng chỉ có 8,7%.
Đối với quy mô hợp đồng vay và lãi suất vay tín chấp cho thấy trong vòng năm năm qua số tiền vay nhiều nhất trong một lần với công ty tài chính từ 10-50 chiếm khoảng hơn 70%, từ 50-80 triệu đồng là 27%.
"Đáng chú ý là cách tính lãi của các công ty tài chính gồm dư nợ đầu kỳ, phí bảo hiểm khoản vay với lãi suất 3%-5%/tháng, tương đương 36%-60%/năm. Còn khi vay tại tín dụng đen thì lãi suất "thân quen" cũng đã là 50.000/1 triệu/ngày. Những nơi "chặt chém", lãi suất có thể lên tới 80.000-100.000 thậm chí 150.000/1 triệu đồng/ngày" - ông Thôi cho biết.
Tương tự, ông Trương Văn Phước, chia sẻ: "Từng có nhân viên công ty tài chính đã "chào" cho tôi mức lãi suất 40%/năm".
Lãi suất cho vay tín dụng đen cao "cắt cổ".
Cho vay người nghèo là cho vay an toàn nhất
Dù dễ thở hơn so với lãi suất tín dụng đen nhưng không phải người công nhân nào cũng tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng hay công ty tài chính. Bằng chứng là có tới 89% số công nhân than phiền thủ tục nhiều quá, cần tài sản thế chấp, chậm giải ngân và đặc biệt là có tới 90,2% số người được hỏi kêu than rằng họ không thể có thời gian chạy đi đến các ngân hàng để cung cấp đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đề tài cho rằng các đơn vị tham gia xây dựng chính sách cần tạo ra các giải pháp nhằm giúp thị trường tài chính năng động hơn, hệ thống tín dụng vi mô đáp ứng được nhu cầu vay nợ chính đáng và hợp pháp của người công nhân để sinh tồn và tạo dựng cuộc sống ổn định.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostbank, cho biết: Đây mới chỉ là khảo sát đối với công nhân, vậy còn với những người nông dân ở các khu vực vùng sâu, vùng xa còn khó khăn thì sao? Để giải quyết được vấn đề này thì cần có sự chung tay của nhiều ban, ngành, chứ không chỉ riêng ngành ngân hàng.
Bên cạnh đó, ông Thắng cho rằng đối với vay tiêu dùng thì quan trọng nhất là phải đánh giá được nhân thân của người đi vay , xác định xem họ có cờ bạc, có tiền án, tiền sự không, có sử dụng, buôn bán m-a túy không... Khi những yếu tố tiêu cực đó được loại trừ thì rủi ro đối với ngân hàng cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, chính sách nhà nước thì nên xem xét cái nào có thể xóa được, cái nào có thể sử dụng bằng quỹ dữ phòng... đồng thời đưa nợ xấu gây ra từ những khoản cho vay của người nghèo ra ngoài nhóm nợ xấu nói chung của ngân hàng. Bởi hỗ trợ cho người nghèo, đẩy lùi tín dụng đen mà lại bị cộng dồn với rủi ro chung của TCTC để đánh giá hạ hạn mức tín dụng thì nhiều ngân hàng sẽ chùn tay".
Ông Trương Văn Phước nhấn mạnh: Để tối đa hóa lợi nhuận, ngân hàng phải ưu tiên các hợp đồng mấy trăm tỉ, rồi mới tới hợp đồng vài triệu hay vài chục triệu. Hơn nữa cũng phải thẳng thắn với nhau là nợ xấu của hệ thống ngân hàng không phải là do mấy người nghèo, người công nhân, nông dân vay tiền, mà là do các đại gia gây nên. Cho nên chúng ta có thực lòng giúp đỡ những người yếu thế hay không? Chúng ta cần "tấn công" nhanh vào tín dụng đen, bởi nó đã xâm thực người yếu thế trong xã hội. Có những cái giúp căn cơ song có những cái phải giúp bằng thực tiễn. Đó chính là thiết lập trần lãi suất cho vay đối với các công ty tài chính và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thành lập nên các công ty tài chính. Đồng thời, cơ quan nhà nước đảm bảo rằng nếu họ làm ăn đàng hoàng, không móc ngoặc để trục lợi thì không hình sự hóa khi phát sinh nợ xấu. Sự mất mát trong trường hợp này sẽ được bù đắp bằng các quỹ của tổ chức tín dụng".
"Để xử lý ở tầm quốc gia thì cần phải có chính sách tương thích với nó, có độ bao quát lớn mới có thể giải quyết được vấn đề. Cần xem quy mô tín dụng đen là bao nhiêu để từ đó có cái nhìn rõ ràng hơn về mặt chính sách" - ông Phước nhấn mạnh.
Theo Thùy Linh
Theo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Lãi suất 'cắt cổ', khó xóa triệt để ại tá Phạm Văn Tám - Phó Cục trưởng Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) nhận định, tín dụng đen ngày càng phức tạp, len lỏi từ thành phố tới các vùng quê nghèo. Các băng nhóm núp bóng doanh nghiệp, công ty dịch vụ tài chính cho vay với lãi suất "cắt cổ" từ 100-700%/năm dẫn đến những hành vi phạm...