Xiaomi sắp “chiếm ngôi” Apple và Samsung vào năm tới?
Điện thoại Xiaomi đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn đang hạn chế bán ra trên toàn cầu, lý do nằm ở đâu và tương lai thì sao?
Đã hơn 4 năm kể từ khi lệnh cấm thương mại của Mỹ buộc Huawei phải ngừng kinh doanh với các công ty có trụ sở tại Mỹ, bao gồm cả Google. Lý do sâu xa được cho là công ty Trung Quốc có thể “do thám” người dùng.
iPhone 13 Pro, Xiaomi 12S Ultra và Galaxy S22 Ultra (từ trái sang).
Gạt vấn đề chính trị sang một bên, lệnh cấm Huawei là điều tồi tệ nhất từng xảy ra với ngành công nghiệp điện thoại thông minh trong những năm gần đây. Động thái này đã ngăn cản một trong những nhà sản xuất điện thoại tiến bộ nhất về mặt kỹ thuật tiếp tục tạo ra những chiếc điện thoại thách thức những “ông lớn” như Samsung và Apple. Và vì cạnh tranh nhiều hơn sẽ mang lại sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng.
Giờ đây, đã có một công ty Trung Quốc khác kế thừa tham vọng và triết lý lớn của Huawei trong việc tạo ra những chiếc điện thoại cao cấp với hệ thống camera siêu tiên tiến! Đó là Xiaomi.
Tuy nhiên, những flagship tập trung vào máy ảnh của Xiaomi không có sẵn trên toàn cầu hoặc bán ra với số lượng siêu hạn chế. Đây là vấn đề mà điện thoại Huawei không gặp phải.
Xiaomi Mi 10 Ultra được ra mắt chỉ hai tháng sau Huawei P40 Pro – chiếc điện thoại P-series (P là viết tắt của Photography) đầu tiên của Huawei sau lệnh cấm vận thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, Mi 10 Ultra chưa bao giờ xuất hiện ở Trung Quốc.
Huawei P30 Pro và Xiaomi 12S Ultra đều có đột phá về nhiếp ảnh.
Sau đó, Xiaomi Mi 11 Ultra thậm chí còn ấn tượng hơn người tiền nhiệm đã được phát hành toàn cầu! Sản phẩm đã đến một số quốc gia châu Âu và Vương quốc Anh vào tháng 5/2021 và ngay lập tức được bán hết. Điều lạ lùng là Xiaomi 12S Ultra siêu cấp camera lại không được bán trên thị trường toàn cầu.
Xiaomi 12S Ultra không được “lên kệ” trên quy mô toàn cầu
Giám đốc điều hành của Xiaomi đã chính thức xác nhận Xiaomi 12S Ultra sẽ không được phát hành trên toàn cầu – tương tự như các flagship Ultra trước đây của công ty. Đây được xem là một thuyết âm mưu.
Rõ ràng, vị thế của Xiaomi trên thị trường điện thoại thông minh (ở phân khúc smartphone cao cấp) đã theo bước đi của Huawei khi cùng tập trung vào camera, sạc nhanh và thiết kế bắt mắt.
Video đang HOT
Huawei và Xiaomi đều hợp tác với Leica.
Nhưng có lẽ bằng chứng lớn nhất cho thấy “Xiaomi là Huawei lột xác” là mối quan hệ hợp tác được công bố gần đây của nhà sản xuất với một đối tác cũ của Huawei, Leica. Nhà sản xuất phần cứng máy ảnh của Đức đã từng tiếp quản máy ảnh điện thoại thông minh của Huawei đã “bắt tay” với Xiaomi.
Kết quả là, Xiaomi Mi 10 Ultra và Mi 11 Ultra được coi là một trong những điện thoại chụp ảnh tốt nhất. Câu chuyện với Xiaomi 12S Ultra không có gì khác biệt vì cảm biến Sony 989 1 inch trong chiếc flagship mới nhất của Xiaomi có thể đi trước một vài năm so với các đối thủ.
Tại sao Xiaomi không bị cấm vận như Huawei?
Trước đó, ngoài thị phần smartphone từng “vượt mặt” Samsung và Apple, Huawei còn thâm nhập vào mọi thứ từ Điện tử tiêu dùng, Thiết bị viễn thông, Thiết bị mạng và Chất bán dẫn đến Trí tuệ nhân tạo, Tự động hóa, Điện toán đám mây và Internet vạn vật. Mặt khác, Xiaomi là một công ty điện tử tiêu dùng nên có ít nguy cơ hơn Huawei.
Rút kinh nghiệm từ Huawei, những tiến bộ phần cứng của Xiaomi có phần tích cực và khôn ngoan hơn.
Thông thường, các nhà sản xuất điện thoại đã lên kế hoạch trước cho sản phẩm của mình vài năm. Ví dụ, Apple đã có kế hoạch cho dòng iPhone 15 và iPhone 16 ngay từ bây giờ. Các công ty như Apple và Samsung cũng đã có ý tưởng về tất cả những mẫu điện thoại 2025-2027 sắp tới.
iPhone 14 Pro mới chỉ có camera 48MP tin đồn.
Trong khi Xiaomi đang tạo ra bước đột phá mới với máy ảnh Sony IMX 989 1 inch tùy chỉnh, Apple chỉ sắp “khám phá” camera độ phân giải cao 48MP trên iPhone 14 Pro trong khi Samsung đã chọn tập trung vào camera 200MP megapixel cho Galaxy S23 Ultra.
Ngược lại, Huawei có phần mềm và phần cứng (camera, sạc nhanh, máy quét dấu vân tay dưới màn hình), luôn đi trước không chỉ iPhone mà thậm chí cả các flagship của Samsung nhiều năm. Việc Huawei đi nhanh hơn đã thách thức Apple và các nhà sản xuất điện thoại Android khác và giúp hãng chiếm vị trí số một trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong một thời gian ngắn vào năm 2020.
Xiaomi 12S Ultra giá xách tay chưa tới 23 triệu đồng.
Giờ đây, Xiaomi đang dần khẳng định mình là thương hiệu khác và Xiaomi 12S Ultra chủ yếu dành cho thị trường trong nước.
Xiaomi liệu có bán được nhiều flagship như Apple?
Trên lý thuyết, Xiaomi 12S Ultra “quá tốt” để cạnh tranh với Galaxy S22 Ultra và iPhone 13 Pro, đặc biệt là về camera. Tuy nhiên, Xiaomi vẫn có một số lý do khác khi phải hạn chế các flagship của mình tung ra toàn cầu:
● Sự thống trị gần như hoàn toàn của Apple về doanh số bán điện thoại cao cấp trên toàn thế giới
● Chi phí cao khi đưa điện thoại ra khỏi Trung Quốc và ra toàn cầu
● Những smartphone Xiaomi tấn công ở châu Âu, Anh và Ấn Độ là những điện thoại giá rẻ và tầm trung
Xiaomi 13S Ultra quốc tế sẽ đe doạ Apple và Samsung vào năm tới?
Vì vậy, có thể khẳng định là thị trường Trung Quốc sẽ nhận được những điện thoại sáng tạo nhất trong khi các khu vực khác thì không.
Theo xác nhận của CEO của Xiaomi, Lei Jun, Xiaomi 12S Ultra chỉ được bán ở Trung Quốc, và thế hệ tiếp theo – Xiaomi 13 Ultra sẽ được bán trên toàn cầu!
Xiaomi 12S Ultra cạnh tranh với camera 200MP của Galaxy S22 Ultra năm tới.
Xiaomi không ngần ngại mang đến những nâng cấp táo bạo cho những chiếc flagship cao cấp mới của mình, vì vậy Xiaomi 13 Ultra sẽ còn xịn hơn Xiaomi 12S Ultra. Theo các tin đồn, Xiaomi đang thử nghiệm một ống kính zoom tiềm vọng 10x, có thể giúp Xiaomi 13 Ultra và đứng đầu về khả năng chụp ảnh zoom.
Những điều này khiến giới công nghệ tiếp tục liên tưởng tới Huawei khi cạnh tranh với Samsung và Apple vào năm 2023. Phần cứng và camera đã từng là lợi thế của Huawei trong giai đoạn 2018-2020 và Xiaomi đang tiếp nối con đường này!
Samsung có thể giảm sản lượng smartphone
Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc phải cắt giảm sản xuất smartphone vì lo ngại nhu cầu thị trường đang giảm.
Trong thời gian gần đây, thị trường smartphone đang có dấu hiệu chững lại. Báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu Canalys chỉ ra lượng điện thoại xuất xưởng trong quý II/2022 đã giảm 9%. Tình hình này sẽ còn biến tệ trong tương lai tới.
Trong đó, Samsung cũng không phải ngoại lệ. Thị trường bấp bênh đã buộc Samsung thay đổi chiến lược bán hàng của mình. Tập đoàn sẽ giảm số lượng đặt hàng smartphone từ 300 triệu chiếc xuống còn 260 triệu chiếc.
Theo The Elec, trước đó, mục tiêu sản xuất của hãng là 334 triệu thiết bị. Trong đó, 284 triệu chiếc sẽ được sản xuất tại xưởng của hãng, 50 triệu chiếc còn lại sẽ đến từ các đối tác gia công ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện Samsung đã thay đổi kế hoạch và cắt giảm sản xuất vì lo ngại nhu cầu mua giảm.
Samsung mất tự tin giữa thị trường smartphone đang xuống dốc. Ảnh: Bloomberg.
Samsung cũng dự tính sẽ tự sản xuất 34 triệu smartphone trong tháng 10 và tháng 11. Con số này giảm mạnh so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái.
The Elec cho biết mặc dù 2020 là một năm đầy thách thức với Samsung vì diễn biến căng thẳng của đại dịch Covid-19, hãng vẫn bán được 250 triệu thiết bị trong năm.
Đến năm 2021, khi tình hình dịch bệnh ổn định, tập đoàn quay trở lại đường đua smartphone một cách mạnh mẽ khi sản xuất 300 triệu thiết bị và xuất xưởng 270 triệu chiếc chỉ trong một năm. Song, năm nay, mục tiêu của hãng đã bị hạ thấp đáng kể.
Nguyên nhân của tình trạng này đến từ tình trạng tỷ lệ lạm phát tăng cao, làm giảm sức mua của người dùng cùng với những hạn chế trong chuỗi cung ứng. Không chỉ Samsung, nhiều OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) khác cũng gặp phải tình trạng tương tự. Duy chỉ có Apple vẫn "ăn nên làm ra" bất chấp thị trường biến động mạnh.
Nhưng tin tốt cho Samsung là doanh số trong quý II của hãng rất khả quan. Theo báo cáo của Canalys, tập đoàn Hàn Quốc là thương hiệu bán được nhiều smartphone nhất trong quý vừa qua.
Samsung đã xuất xưởng gần 60 triệu thiết bị chỉ trong 3 tháng và chiếm đến 21% thị phần smartphone toàn cầu. Con số này đánh dấu bước tăng trưởng của hãng so với 18% vào cùng kỳ năm ngoái. Theo Sammobile, Samsung có được thành tích tốt như vậy phần lớn là nhờ doanh số ấn tượng của Galaxy S22 Ultra và Galaxy A series.
Lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu giảm 9% so với quý trước. Ảnh: Canalys.
Ngoài ra, trên thị trường toàn cầu, 275 triệu smartphone đã được sản xuất, giảm 9% so với con số 300 triệu thiết bị vào quý I. Xếp sau Samsung, Apple trở thành thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới khi chiếm đến 17% thị phần. Hãng được đánh giá là vượt mặt hầu hết OEM Android nhờ thành công của dòng flagship iPhone 13.
Trong khi đó, Xiaomi, Oppo và Vivo gặp khó khi doanh số ở thị trường Trung Quốc giảm mạnh. Xiaomi đứng thứ 3, chiếm 14% thị phần. Ngay sau đó là Oppo và Vivo lần lượt chiếm 10% và 9% lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu. Tình trạng sụt giảm doanh số của các công ty công nghệ Trung Quốc được cho là sẽ kéo dài và có thể sẽ giảm đến hai con số, theo Canalys.
"Kinh tế bấp bênh, sức mua giảm và lượng tồn kho nhiều đã khiến các công ty thay đổi chiến lược bán hàng trong nửa cuối năm 2022. Phân khúc smartphone tầm trung phải đối diện với tình trạng cung vượt cầu vì người dùng có xu hướng chuyển sang dòng giá rẻ vì cắt giảm chi tiêu", Runar Bjrhovde, nhà phân tích của Canalys, nhận định.
Những "dế" hot nhất tháng 8 tại thị trường Việt Galaxy S22 Ultra, iPhone 11,... đang được người tiêu dùng Việt lựa chọn nhiều nhất. Theo báo cáo mới từ Canalys, trong quý 2/ 2022, lượng smartphone toàn cầu "lên kệ" đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này phản ánh người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng điện thoại của mình lâu hơn và lựa chọn smartphone...