Xì xụp bên nồi lẩu mực khổng lồ cay cay hay lẩu hải sản chua ngọt ngon nức nở?
Thêm một lựa chọn tuyệt cú cho những ngày Sài Gòn trời trở lạnh: Lẩu. Lẩu hải sản tươi roi rói và lẩu Hàn Quốc mực khổng lồ.
Lẩu Hàn Quốc Mực Khổng Lồ giá “hạt dẻ”
Một nồi lẩu mực khổng lồ trung tầm 4 người ăn no mà còn được tặng kèm dĩa bò nhúng lẩu 49K hấp dẫn liệu có “hời” quá không?
Đặc sản của lẩu dĩ nhiên là một bé mực to đùng, thịt dày cui nhai đã đã, ăn kèm có mì gói, tokbokki, cá viên, nấm kim chi… với vị lẩu cay vừa đủ. Trong lúc đợi lẩu lên, bạn có thể tranh thủ gọi thêm các món phô mai từ bò, gà hay bạch tuộc cay ăn khá ổn áp. Thích nhất là nguyên miếng phô mai to kéo sợi dễ ghiền.
Ăn lẩu vào buổi chiều tối là hợp lý. Khuyến mãi mua lẩu tặng đĩa bò nhúng chỉ kéo dài tới hết 20/11 này thôi nha!
Video đang HOT
Google map: Trà Đào Momo – Số 401B Trần Phú, Phường 7, Quận 5 hoặc 510 Phan Xích Long, Phường 3, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Giá từ 39K/ món. Tiệm mở cửa từ 11 giờ trưa tới 11 giờ tối.
Lẩu hải sản tươi rói, chua cay mặn ngọt
Hải sản ở đây rất tươi, gồm rất nhiều loại cá, bạch tuộc, mực, tôm… Bạn có thể gọi riêng lẩu cá, lẩu bạch tuộc… Đừng quên gọi món cá bớp đặc sản của tiệm nha, và cũng đừng ngạc nhiên khi thấy những em bạch tuộc “béo phì” nằm chễm chệ trong nồi lẩu nghi ngút khói.
Nếu bạn muốn ăn “thập cẩm”, nhớ gọi lẩu Thái nha! Vị chua cay mặn ngọt vừa vặn, nêm nếm đậm đà, rất hợp khẩu vị của teen Việt. Lẩu cá tươi chỉ từ 89K, lẩu bạch tuộc chỉ từ 49K (tùy ). Mỗi phần lẩu đều có đầy đủ rau sống và bún tươi. Nước lẩu đậm đà dậy vị. Nước chấm cũng khá ấn tượng đó!
Ngoài lẩu, bạn có thể gọi thêm đồ nướng để ăn chơi. Tôm nướng chắc và ngọt thịt. Thịt nướng mềm và dậy mùi thơm.
Google map: Quán lẩu – nướng Cô Cô – số 252 đường số 8, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Giá tầm 80K/ người ăn no xỉu. Cô Cô mở cửa từ 4 giờ 30 chiều đến 11 giờ tối. Tha hồ xì xụp nha!
Chọn rau an toàn và hợp vị cho món lẩu
Lẩu là món ăn thông dụng, dễ ăn với các thực đơn phong phú nên được nhiều gia đình lựa chọn đưa vào thực đơn.
Tuy nhiên, nguyên liệu ăn lẩu thường là các loại thịt, hải sản, rau đều còn sống nên dễ gây ra nhiễm ký sinh trùng và ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, để tránh ngộ độc khi ăn lẩu, chúng ta nên cẩn trọng từ khâu chọn nguyên liệu, đặc biệt phải sơ chế kỹ để loại bỏ các chất độc hại còn tồn dư trong thực phẩm.
Với các món lẩu, việc chọn rau và các nguyên liệu đi kèm vừa ngon vừa an toàn và hợp vị là điều rất cần thiết. Người tiêu dùng thực sự lo ngại khi nhận được những thông tin về rau "ngậm" hóa chất kích phọt, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Bạn cần chọn lựa kỹ những loại rau và thực phẩm đi kèm để phù hợp với từng món lẩu khác nhau.
Theo kinh nghiệm của những người trồng rau, khi mua rau cần chú ý phần gốc rau và phần ngọn. Nếu gốc nhỏ thon, nhưng ngọn mập và vót lên xanh mướt thì rau có chất kích thích tăng trưởng. Với các loại rau có ngọn và lá bẹ, có nách lá, ta cần quan sát phía trong nách lá. Nếu có màu trắng bạc thì nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu rất cao bởi khi phun thuốc, những giọt nước thường đọng lại ở phần bẹ, nách lá.
Hiện nay, các loại rau thường tồn đọng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu... Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu, bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau. Đặc biệt, bạn cần lưu ý rửa thật sạch các loại rau, ngâm trong nước muối hoặc dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại. Khi ăn, cần nhúng rau chín kỹ, tránh ăn sống, đề phòng ngộ độc thực phẩm.
Chọn các loại rau an toàn cho món lẩu rất quan trọng. Các loại rau có lợi cho sức khỏe, tốt cho dạ dày như: Rau muống, cải thảo, cải xoong, ngó sen, cải ngọt, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt... Chúng ta nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí. Cần phân biệt rõ giữa rau dại và rau ăn được. Ví dụ, dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ bị dị ứng, ngứa vùng miệng, họng...
Bạn cần chọn lựa kỹ những loại rau và thực phẩm đi kèm để phù hợp với từng món lẩu khác nhau.
Lẩu riêu cua: Có thể ăn kèm với các loại rau như mùng tơi, rau muống, rau sống. Đặc biệt, nên có thêm hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối để nhúng vào nồi lẩu.
Lẩu vịt: Món lẩu vịt thường được kết hợp với vị chua thanh của sấu, vị bùi của khoai sọ và béo ngậy của cốt dừa. Rau chủ đạo ăn kèm với lẩu vịt thường là rau muống bỏ bớt lá. Bạn nhớ cho cho thêm rau ngổ thái nhỏ để nồi lẩu được dậy vị hơn.
Lẩu gà: Món lẩu gà không thể thiếu rau ngải cứu. Loại rau này không chỉ tốt cho sức khỏe, giải được nhiều độc tố mà khi dùng chung với lẩu gà rất thơm. Ngoài ra, các nguyên liệu đi kèm với món lẩu gà còn có rau cải xanh, nấm các loại, rau muống, bắp chuối...
Lẩu bò: Bò nhúng dấm là món ăn kết hợp giữa lẩu và món cuốn. Trong món lẩu bò nhúng dấm thường có vị dấm chua, mùi thơm của xả và vị ngậy của cốt dừa. Đặc biệt, thịt bò sau khi được chần trong nồi lẩu sẽ được cuốn với bánh đa, dứa, chuối xanh cắt chỉ cùng các loại rau thơm. Rau ăn kèm với món lẩu bò nhúng dấm hợp nhất là cải thảo, cải ngọt, cải thìa...
Lẩu hải sản: Đây là món lẩu được nhiều gia đình yêu thích vì giàu dinh dưỡng, lại dễ chế biến. Lẩu hải sản cần có các loại rau như: Hành tươi, cà chua, dứa, các loại rau thơm, rau muống, rau cần, cải ngồng...
Xuân Thanh
Bí quyết làm lẩu bò và nước chấm chuẩn vị Trung Quốc Thay vì ra ngoài hàng, công thức chi tiết dưới đây sẽ giúp người nội trợ chế biến thành công món lẩu thơm ngon, thích hợp thưởng thức vào tiết trời mát mẻ ngay tại nhà.